'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết, thời gian qua giá dầu tiếp tục tăng mạnh và gần đạt mức cao nhất trong hơn 5 năm trở lại nhờ vào triển vọng nhu cầu tăng lên. Chiến dịch Vaccine đang đem lại hiệu quả tốt tại nhiều khu vực trên thế giới, đã thúc đẩy sự hồi phục kinh tế cũng như nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng tại các quốc gia tiêu thụ lớn như Mỹ và Trung Quốc, cùng với đó là nguồn cung được kiểm soát khi nhóm OPEC+ và Mỹ khó có thể tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm.
Theo đó, OPEC+ vẫn giữ nguyên các chính sách sản lượng (mỗi tháng tăng thêm 400.000 thùng/ngày) dù giá dầu đã tăng thêm hơn 22% kể từ thời điểm chính sách được đưa ra từ giữa tháng 7, đồng thời nguồn cung tại Mỹ đang phục hồi chậm hơn nhiều so với đà tăng của giá dầu.
Cập nhật kết quả kinh doanh, kết thúc 9 tháng đầu năm 2021, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) ghi nhận doanh thu 9.651 tỷ đồng, giảm 34% so cùng kỳ. Trong đó cung cấp dịch vụ chiếm 4.916 tỷ đồng, hợp đồng xây dựng chiếm 4.694 tỷ đồng, còn lại là doanh thu bán hàng.
Nhờ tiết giảm chi phí và các công ty liên doanh, liên kết có lãi tốt hơn, PVS thu về 518 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ giảm 10% so với cùng giai đoạn năm trước. Như vậy, doanh nghiệp đã thực hiện được 97% kế hoạch doanh thu và vượt 3% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
PSI dự báo, năm 2021, doanh thu của PVS có thể đạt mức 16.042 tỷ đồng với giả định công việc giai đoạn cuối năm của mảng doanh thu chính – mảng M&C sẽ được duy trì khi đã có các gói thầu ký mới cùng các dự án đang tiếp tục thực hiện (dự án LNG Gallaf và Thị Vải), đặc biệt trong bối cảnh giá dầu tăng tích cực và ở nền giá cao, góp phần thúc đẩy lại nhu cầu với các dự án dầu khí.
Mảng FSO/FPSO là động lực tích cực chính trong thời gian cuối năm khi FSO/FPSO là một trong những mảng hoạt động tăng trưởng tốt về lợi nhuận gộp của PVS khi nhu cầu tàu chứa sẽ tiếp tục tăng, do nguồn cung khai thác đang tăng trở lại tại các khu vực. Bên cạnh đó, FSO Sao Vàng hoạt động ổn định cả năm cùng với MV12 đã khắc phục sự cố và PVS có thể đàm phán lại giá phi cước hợp đồng, khi giá dầu trung bình năm tiếp tục neo cao.
Do đó, PSI khuyến nghị nắm giữ PVS với giá mục tiêu 12 tháng là 32.200 đồng/cổ phiếu (tỷ lệ sinh lời 10%), tương ứng P/E dự phóng 2021 đạt 23,46 lần với triển vọng từ các dự án dầu khí và nhu cầu sử dụng kho chứa dầu FPO/FPSO khá cao trong thời gian cuối năm.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với doanh thu thuần đạt 1.811 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ chi phí giá vốn giảm mạnh, DCM thu về 583 tỷ đồng lợi nhuận gộp trong quý, tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ. Biên lãi gộp quý này tăng từ 12,7% lên 32%.
DCM ghi nhận lãi sau thuế lên tới 373,8 tỷ đồng trong quý III, cao gấp 3,6 lần kết quả cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận "khủng" nhất kể từ khi lên sàn của DCM. Doanh nghiệp cho biết, trong quý vừa qua, mặc dù sản lượng tiêu thụ giảm song giá bán các sản phẩm phân bón lại tăng cao hơn quý III/2020 (ví dụ như giá bán bình quân sản phẩm Ure đã tăng 64%), giúp cho lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ.
Lũy kế 3 quý năm 2021, doanh thu thuần của DCM ở mức 6.048 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 822 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 78% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Với kết quả này, DCM đã hoàn thành 78% kế hoạch doanh thu và vượt 316% kế hoạch lợi nhuận đề ra cả năm.
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu DCM, do mức stock rating của DCM đang ở mức 93 điểm. Bên cạnh đó, đồ thị giá của DCM tăng 5% với khối lượng giao dịch giảm 38% so với phiên trước đó.
Đồng thời, đồ thị giá cũng xác lập mức cao nhất 52 tuần và xuất hiện khoảng trống tăng giá, đặc biệt đồ thị giá cũng đã thoát khỏi giai đoạn đi ngang trong hai tuần giao dịch gần đây cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn có thể sẽ tiếp tục mở rộng về các mức cao mới.
Chính vì vậy, công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ đối với cổ phiếu DCM.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, giá cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã tăng 44% kể từ báo cáo gần nhất (ngày 26/5/2021) cùng với việc pha loãng cổ phiếu từ đợt phát hành riêng lẻ gần đây, cho nên SSI điều chỉnh khuyến nghị đối với KBC từ mua xuống trung lập.
Mặt khác, quý III, Kinh Bắc (KBC) chịu lỗ sau thuế gần 60 tỷ đồng trong khi doanh thu thuần vẫn tăng trưởng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay "đội" lên gần 180 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần.
Lũy kế 9 tháng, nhờ giai đoạn bán niên khởi sắc, KBC vẫn ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.076 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 733 tỷ đồng, lần lượt tăng 3,3 lần và 7,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do đặt kế hoạch kinh doanh khá cao, KBC mới chỉ hoàn thành 48% chỉ tiêu doanh thu và 36% chỉ tiêu lợi nhuận trong khi chỉ còn 1 quý nữa là kết thúc năm.
Do đó, SSI cũng điều chỉnh giảm ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2021 của KBC về còn 4.800 tỷ đồng (giảm 16%) và 1.200 tỷ đồng (giảm 35%), tương ứng tăng 125% và 332% so với thực hiện năm 2020. Năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng ước tính đạt 10.600 tỷ đồng (tăng 124% cùng kỳ) và 3.800 tỷ đồng (tăng 205,4% cùng kỳ), phản ánh sự bắt đầu đóng góp của dự án khu đô thị Tràng Cát và nguồn doanh thu ổn định từ các khu công nghiệp đang hoạt động.
Ở mức giá 49.100 đồng/cổ phiếu (đóng cửa phiên giao dịch 8/11), KBC đang giao dịch tại P/E và P/B dự phóng là 26,2 lần và 1,8 lần trong năm 2021 và 10,1 lần và 1,6 lần trong năm 2022, đã tính đến 100 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ trong tháng 10 (tương ứng 21,3% số lượng cổ phiếu đang lưu hành). Mặc dù giảm khuyến nghị, song công ty chứng khoán này vẫn tăng 13% giá mục tiêu 1 năm của KBC lên 50.000 đồng/cổ phiếu để phản ánh giá đất tăng tại Hải Phòng và Bắc Ninh.
Định giá hiện tại chưa bao gồm các dự án mới trong giai đoạn đầu như các khu công nghiệp tại Long An hay dự án nhà ở tại Vũng Tàu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.