'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HoSE: HDB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 4.193 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tốc độ tăng trưởng cao ghi nhận ở hoạt động thu nhập phí dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư.
Quy mô tín dụng của HDB đạt 199.163 tỷ đồng cuối quý II với tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 5,8%, trong đó ngân hàng mẹ ghi nhận tăng trưởng 6,2% và HD-Saison ghi nhận mức tăng trưởng 1,1%.
Bên cạnh đó, HDB được nới room tăng trưởng tín dụng 2021 lên 10% trong quý III và đang tiếp tục thực hiện yêu cầu nới room tăng trưởng và chờ chấp thuận từ phía Ngân hàng Nhà nước khi ngân hàng đã sử dụng gần hết mức room tăng trưởng được cấp mới ngay từ giữa quý III.
HDB thuộc nhóm các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao với tốc độ tăng trưởng CAGR 3 năm 2018 – 2020 đạt 20% và là yếu tố đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng nhanh của thu nhập lãi thuần.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết tăng trưởng tín dụng của HDB duy trì tích cực trong quý III, tăng hơn 9% so với hồi đầu năm (tính đến giữa tháng 9) và gần chạm mức trần tín dụng là 10%. Mới đây, HDB đã xin tăng hạn mức tín dụng trong quý IV lên mức hơn 25%.
Nhận định về triển vọng giai đoạn 2021 - 2022, VDSC cho rằng không đánh giá cao bộ đệm dự phòng của ngân hàng mẹ do duy trì ở mức thấp hơn tỷ lệ hình thành nợ xấu. Có thể sẽ có độ trễ nhất định trong việc hình thành nợ xấu, vốn được ước tính sẽ tăng trong quý IV/2021.
Cùng với việc cơ sở tín dụng dự kiến sẽ mở rộng mạnh ở quý cuối cùng của năm 2021 trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, VDSC tin rằng nợ tái cơ cấu và chi phí tín dụng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, VDSC không cho rằng mức trích lập dự phòng sẽ cao hơn đáng kể so với tỷ lệ hình thành nợ xấu ròng nhằm tăng cường bộ đệm, khi xét đến chính sách trích lập dự phòng trước đây và khẩu vị rủi ro của ngân hàng.
Do đó, VDSC duy trì quan điểm thận trọng đối với HDB, với mức độ phơi nhiễm cao với các phân khúc trung bình và thấp, bộ đệm dự phòng và chất lượng tài sản vừa phải. Với mức lợi nhuận dự phóng được điều chỉnh xuống 7.843 tỷ đồng (tăng 35% cùng kỳ) và 9.692 tỷ đồng (tăng 24%) trong năm 2021 và 2022, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của HDB lần lượt ước đạt 14.290 đồng và 16.070 đồng.
Kết hợp với động lượng tăng trưởng toàn ngành suy giảm, VDSC đưa ra mức giá mục tiêu 28.800 đồng/cổ phiếu dành cho HDB, tương ứng tỷ suất sinh lời 12% so với giá đóng cửa ngày 11/10. Từ đó, VDSC khuyến nghị tích lũy mã cổ phiếu này.
Nhìn lại giai đoạn 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (HoSE: NTL) ghi nhận doanh thu thuần sau soát xét đạt 159 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 64,6 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này chủ yếu đến từ việc bàn giao các hộ tại dự án Bắc quốc lộ 32.
Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 20% kế hoạch doanh thu và 23% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Được biết, năm nay NTL dự kiến tập trung triển khai 2 dự án chính là Bắc quốc lộ 32 và dự án Bãi Muối, đồng thời triển khai giải phóng mặt bằng các dự án như Dịch Vọng và Núi Hạm.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) dự báo, năm 2021, NTL có thể đạt 598 tỷ đồng doanh thu và đạt 252 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 8,5% và 14,5% mức thực hiện của năm trước.
Tuy nhiên, PHS vẫn khá kỳ vọng vào triển vọng trung và dài hạn của NTL, dựa trên các yếu tố thuận lợi như sở hữu 2 dự án có vị trí đắc địa tại Hà Nội (Bắc quốc lộ 32, quy mô 38,9 ha) và TP. Hạ Long (Bãi Muối, quy mô 23 ha). Công ty chứng khoán này cho rằng năm 2022 sẽ là điểm rơi lợi nhuận của dự án Bãi Muối.
Bên cạnh đó, các dự án Dịch Vọng (23 ha), Núi Hạm (68 ha) sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp. Một điểm đáng lưu tâm đó là NTL có cấu trúc tài chính an toàn, cùng tỷ suất cổ tức hấp dẫn.
Sử dụng phương pháp RNAV để xác định giá trị hợp lý của NTL với tổng tài sản sau khi trừ nợ và lợi nhuận cổ đông thiểu số là 2.600 tỷ đồng, PHS giả định số lượng cổ phiếu nắm giữ vào năm 2021 của NTL là 61 triệu cổ phiếu, do đó giá trị hợp lý là 42.600 đồng/cổ phiếu, tăng 17% so với thị giá hiện tại.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cho biết, Tập đoàn Pan (HoSE: PAN) là tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm hàng đầu Việt Nam, nắm cổ phần chi phối tại một loạt các doanh nghiệp trọng yếu trong chuỗi giá trị cây trồng, thủy sản như NSC, VFG, FMC, ABT, BBC, LAF... với 3 mảng kinh doanh chính là giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, thủy sản xuất khẩu (tôm, cá tra, nghiêu) và thực phẩm tiêu dùng (bánh kẹo, trái cây sấy, hạt dinh dưỡng).
Giai đoạn nửa đầu năm, kết quả kinh doanh của PAN tăng trưởng khá ấn tượng, với doanh thu hợp nhất đạt 3.960 tỷ đồng, tăng gần 27% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng đứng ở mức 83 tỷ đồng, tăng 65%.
Diễn biến mới đây, PAN dự kiến chuyển nhượng 5 triệu cổ phiếu FMC cho đối tác trong tháng 10. MASVN ước tính giao dịch này sẽ đem về cho doanh nghiệp khoảng 100 tỷ đồng lợi nhuận tài chính sau khi hoàn tất. Lưu ý rằng, dù bán bớt cổ phần, song PAN vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu 55,7% tại FMC.
Ngược lại, trước đó PAN đã nâng sở hữu tại VFG từ 48% lên mức 50% và sẽ hợp nhất kết quả kinh doanh của VFG từ quý III.
Năm 2021, MASVN dự phóng tổng doanh thu của PAN đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm ngoái nhờ đa số các mảng kinh doanh đều có kết quả tăng trưởng tốt và hợp nhất doanh thu của VFG.
Tuy biên lợi nhuận hoạt động dự phóng giảm nhẹ 0,2 điểm phần trăm do các chi phí chống dịch Covid-19 trong quý III, nhưng lợi nhuận ròng vẫn được dự phóng tăng đột biến 60% so cùng kỳ, lên mức 301 tỷ đồng, nhờ doanh thu tăng mạnh và khoản lợi nhuận tài chính từ việc thoái vốn tại FMC.
Theo đó, EPS dự phóng năm 2021 là 1.389 đồng. Bằng phương pháp P/E với hệ số 29 lần (mức trung bình lịch sử 1 năm) áp dụng trên EPS dự phóng 2021, MASVN cho rằng mức giá mục tiêu 12 tháng đối với PAN là 40.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 33% so với giá chốt phiên 11/10.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.