Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong quý IV/2022 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) ghi nhận kết quả lợi nhuận trước thuế bất ngờ ở mức 12 nghìn tỷ đồng (tăng 54% so với cùng kỳ và tăng 64% so với quý trước). Lợi nhuận cả năm 2022, do đó, đạt 37 nghìn tỷ đồng (tăng 36,5% so với cùng kỳ) - cao hơn so với mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân các ngân hàng trong nước (tăng 31,6% so với cùng kỳ).
Theo Công ty Chứng khoán SSI, động lực chính cho kết quả này là việc NIM duy trì tốt và dự phòng rủi ro cho vay khách hàng có một khoản hoàn nhập lớn trong quý IV/2022. Các nguồn doanh thu tăng tốt với tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. SSI đánh giá các chỉ tiêu của VCB phản ánh chất lượng tài sản vẫn ở trạng thái tốt.
SSI cho rằng VCB ít bị ảnh hưởng bởi những thách thức trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp nói chung. Do quan điểm cho vay chặt chẽ hơn, các khoản cho vay đối với ngành bất động sản thấp (4% chủ đầu tư và 25% cho vay mua nhà) có thể có mức độ rủi ro thấp hơn tương đối so với các ngân hàng TMCP tư nhân.
Bên cạnh đó, bộ đệm tín dụng tốt và khả năng hoàn nhập dự phòng là những động lực chính giúp lợi nhuận của VCB có thể vượt trội hơn. Tuy nhiên, sức khỏe tài chính của tệp khách hàng mà ngân hàng đang quản lý, bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, đều có thể bị ảnh hưởng gián tiếp bởi những biến động hiện tại của thị trường.
Theo đó, chất lượng tài sản của ngân hàng vẫn cần được theo dõi chặt chẽ trong thời gian tới. SSI dự báo VCB có thể đạt 44,6 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 19,4% so với cùng kỳ) trong năm 2023.
SSI cho rằng VCB sẽ lựa chọn ưu tiên chất lượng hơn tăng trưởng trong năm 2023. Điển hình trong hai tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của VCB đi ngang. SSI giả định tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền gửi năm 2023 tương tự như kế hoạch của ngân hàng.
Lãi suất cho vay tại VCB có tính cạnh tranh và ngân hàng có thể tăng lãi suất cho vay tương ứng với lãi suất huy động. Tuy nhiên, SSI giả định VCB sẽ có các gói ưu đãi dành cho khách hàng. SSI giả định trong nửa cuối 2023, ngân hàng sẽ tiếp tục có các gói ưu đãi lãi suất cho khách hàng với tác động tương tự như gói ưu đãi sẽ kết thúc vào tháng 4/2023. NIM của VCB dự kiến sẽ giảm 17 điểm cơ bản trong năm 2023.
SSI cho rằng rủi ro tín dụng trong ngành sẽ có ảnh hưởng nhất định đến VCB, đặc biệt là ở dư nợ cho vay bán lẻ. Bất chấp vị thế của VCB so với các ngân hàng khác, SSI vẫn cho rằng nợ xấu có thể sẽ tăng mạnh.
Với việc hồi phục của các khoản cho vay tái cấu trúc do Covid, SSI giả định rằng VCB sẽ hoàn nhập một phần chi phí dự phòng đã trích lập trước đó. SSI cũng giả định VCB sẽ không trích thêm khoản dự phòng nào cho rủi ro liên ngân hàng.
SSI giả định rằng kế hoạch phát hành riêng lẻ sẽ có những tiến triển nhất định vào cuối năm 2023/đầu năm 2024. Theo đó, SSI kỳ vọng ngân hàng sẽ có thể tăng vốn thêm khoảng 1 tỷ USD (dựa theo mức giá thị trường hiện tại). SSI áp dụng P/B mục tiêu là 2,6 lần (đây cũng là mức trung bình lịch sử của cổ phiếu) và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 103.750 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá là 13%.
Doanh thu và lợi nhuận ròng Tổng công ty IDICO (HNX: IDC) năm 2022 đạt 8.242 tỷ đồng (tăng 91,6% so với cùng kỳ) và 2.310 tỷ đồng (tăng 408,5% so với cùng kỳ) nhờ hoạt động kinh doanh phục hồi sau ảnh hưởng của dịch và mức nền thấp 2021 với diện tích cho thuê đạt 132ha (tăng 28.5% so với cùng kỳ).
Ngoài ra, việc thay đổi chính sách kế toán ghi nhận doanh thu trong hoạt động cho thuê đất khu công nghiệp (KCN) từ ghi nhận hàng năm sang ghi nhận 1 lần và ước tính điều chỉnh giảm 232 tỷ đồng giá vốn của KCN Phú Mỹ 2 & Phú Mỹ 2 mở rộng sau khi quyết toán chi phí đầu tư một phần đất KCN (theo IDC) cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2022.
Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), diện tích cho thuê mới của IDC dự kiến đạt 90ha trong năm 2023 và ghi nhận 34ha doanh thu ở các hợp đồng MOU đã ký trong năm 2022 (phần lớn ở các KCN ở phía Nam).
Các KCN Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng sẽ vẫn là động lực chính, kết hợp với tiềm năng doanh thu từ KCN Hựu Thạnh (khoảng 28ha – ước tính 870 tỷ đồng trong MOU đã ký vào cuối năm 2022 sẽ được ghi nhận làm doanh thu trong kỳ).
Trong quý IV/2022, hoạt động KCN chỉ mang lại 144 tỷ đồng doanh thu (giảm 3,5% so với cùng kỳ và 86% so quý III/2022). Trong khi đó, IDC ghi nhận hơn 500 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện (DTCTH) tăng thêm trên bảng cân đối kế toán (chủ yếu cho các KCN Phú Mỹ 2 mở rộng và KCN Hựu Thạnh).
MASVN cho rằng đây là khoản dự trữ lợi nhuận của IDC cho 6 tháng đầu năm 2023 do điều kiện thị trường trì trệ, cũng như những khó khăn chung của cả ngành. Các lĩnh vực khác, như năng lượng và dịch vụ KCN hoạt động tốt với dòng tiền ổn định.
Về mảng năng lượng, sự gia tăng tỷ lệ lấp đầy của KCN Hựu Thạnh sẽ là động lực thúc đẩy doanh số bán điện của IDC. Trạm biến áp (TBA) Hựu Thạnh – giai đoạn 1 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2023, từ đó sẽ giúp cải thiện biên lãi gộp lên 6% thay vì khoảng 3% mua từ lưới điện Quốc gia của Điện lực huyện Đức Hòa, theo IDC.
Ngoài ra, nhà máy thủy điện Đak Mi 3 cũng đã vận hành ổn định sau khi tạm đóng cửa để bảo trì. Do đó, mảng năng lượng dựphóng đạttăng trưởng kép 7%/năm trong giai đoạn 2023-2026. MASVN cho rằng các phân khúc còn lại sẽ không có biến động lớn và mang lại dòng tiền ổn định cho IDC.
Theo MASVN, so với mặt bằng chung, IDC vẫn duy trì cơ cấu vốn an toàn hơn với tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản vào khoảng 0,21 lần (thấp hơn mức trung bình của ngành là 0,26 lần), nhờ dòng tiền ổn định từ các nguồn hoạt động kinh doanh bổ trợ.
Tiền ròng (trừ nợ vay ngắn hạn) đạt 1.380 tỷ đồng vào cuối năm 2022, điều này sẽ giúp IDC chủ động hơn trong việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng khi các dự án mới được phê duyệt và duy trì tỷ suất cổ tức tiền mặt cao 10% trong tương lai.
MASVN khuyến nghị mua với IDC với giá mục tiêu là 48.400 đồng (tăng 24,1%) dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE.
Năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước đạt của IDC sẽ giảm đáng kể xuống lần lượt là 6.413 tỷ đồng (giảm 22,2% so với cùng kỳ) và 1.055 tỷ đồng (giảm 54,3% so với cùng kỳ) dựa trên diện tích cho thuê KCN mới là 90ha (năm 2022 là 131,8ha) và loại trừ doanh thu từ việc thay đổi phương pháp hạch toán đối với các KCN đã lấp đầy.
Quý IV/2022, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) có thu nhập lãi thuần đạt 12.848 tỷ đồng (giảm 0,6% so với quý trước, tăng 23,6% so với cùng kỳ); lợi nhuận trước thuế đạt 5,349 tỷ đồng (tăng 28,7% so với quý trước, tăng 45,4% so với cùng kỳ).
Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế đạt 19.972 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ với tăng trưởng tín dụng đạt 12,1%. Chi phí đầu vào bình quân 2022 đạt 3,71% (tăng 23 điểm cơ bản so với quý trước, tăng 65 điểm cơ bản so với cùng kỳ) chủ yếu do lãi suất huy động thị trường 1 và 2 đều tăng mạnh trong nửa cuối năm 2022 được bù đắp bằng lãi suất đầu ra tăng tốt giúp NIM đạt 2,98%, chỉ giảm 3 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối quý IV/2022 đạt 1,24%, giảm 18 điểm cơ bản so với quý trước có sự đóng góp không nhỏ từ việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu 15.018 tỷ đồng trong quý IV/2022. Trong khi đó nợ nhóm 2 tăng 55 điểm cơ bản so với quý trước cho thấy các áp lực từ diễn biến vĩ mô tiêu cực bắt đầu có tác động đến chất lượng tài sản của CTG.
CTG công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 dự kiến với tổng tài sản tăng 5-10%; tăng trưởng tín dụng kì vọng 10-12%; NIM kì vọng đi ngang với kì vọng chi phí vốn có xu hướng hạ trong năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến nhỏ hơn 1,8%, trích lập dự phòng dự kiến đạt 12.000 – 15.000 tỷ đồng trong năm 2023.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đưa ra dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2023 của CTG đạt 11%. NIM năm 2023 ước tính giảm 11 điểm cơ bản, đạt 2,88% do ảnh hưởng của lãi suất tăng cao trong nửa cuối năm 2022 phản ánh vào chi phí vốn trong nửa đầu năm 2023.
KBSV dự phóng NPL của CTG đạt 1,6% trong năm 2023, tăng 36 điểm cơ bản với tỷ lệ nợ xấu phát sinh mới đạt 1,61%, tăng 9 điểm cơ bản phản ánh quan điểm thận trọng về chất lượng tài sản trong giai đoạn kinh tế vĩ mô có nhiều biến động kém tích cực. Chi phí trích lập dự phòng đạt 26.918 tỷ đồng, tăng 11,4%. KBSV dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2023 của CTG đạt 17.892 tỷ đồng, tăng 5,4%.
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu CTG. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 32.600 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.