Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) đã thông kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu hợp nhất mục tiêu 186.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế mục tiêu 3.060 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và giảm 19% so với thực hiện năm ngoái.
Cổ đông cũng phê duyệt phương án chia cổ tức ở mức 12% bằng tiền, cho cả năm 2021 và 2022.
Ban lãnh đạo Petrolimex nhận định hoạt động kinh doanh năm 2022 sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức khi mà đại dịch vẫn diễn biến phức tạp. Cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra cũng đặt thế giới ở tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, từ đó kéo giá dầu lên mức cao.
Bên cạnh đó, các nhà máy lọc dầu trong nước hoạt động chưa ổn định cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tạo nguồn, tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng xăng dầu của Petrolimex.
Tại đại hội, Phó tổng giám đốc Trần Ngọc Năm cho biết, dự kiến 5 tháng đầu năm, sản lượng kinh doanh đạt gần 5,9 triệu m3, vượt chỉ tiêu đề ra và hoàn thành được 48% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn này ước đạt 1.340 tỷ đồng, thực hiện 44% kế hoạch năm.
Trước đó, Petrolimex đã công bố mức lợi nhuận trước thuế quý I là 570 tỷ đồng (giảm 43,5% cùng kỳ). Như vậy, doanh nghiệp đã thu về khoản lợi nhuận 770 tỷ đồng trong tháng 4 và 5 vừa qua, cho thấy dấu hiệu cải thiện đáng kể so với các tháng trước.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, mặc dù nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn vẫn chưa hoạt động hoàn toàn ổn định, song PLX đã tăng sản lượng nhập khẩu từ 30% trước năm 2022 lên 54% trong 6 tháng đầu năm 2022 để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung trong nước. SSI nhận định, do sản lượng nhập khẩu tăng lên trong quý II đã được kế hoạch trước, giá nhập khẩu sẽ cạnh tranh hơn so với giá giao ngay và giúp cải thiện biên lợi nhuận của mảng xăng dầu so với quý I.
Mặt khác, giá xăng dầu tăng trong hai tháng qua có thể giúp PLX hưởng lợi từ hàng tồn kho giá thấp và hoàn nhập một phần trích lập hàng tồn kho (ở mức 523 tỷ đồng cuối quý I).
Với giả định lợi nhuận các tháng kế tiếp sẽ tiếp tục phục hồi nhờ nguồn cung đầu vào dự kiến ổn định, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 của PLX ở mức 4.400 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước.
Theo đó, sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước năm 2022 ước tính phục hồi về mức 9,06 triệu m3 (tăng 8,5% so với cùng kỳ), gần tương đương với năm 2020, mặc dù thấp hơn 5% so với mức đỉnh năm 2019.
Sang năm 2023, ước tính lợi nhuận trước thuế sẽ tăng 15% cùng kỳ lên 5.100 tỷ đồng, trong điều kiện nhu cầu về nhiên liệu phục hồi, đặc biệt là nhiên liệu bay khi hoạt động du lịch quốc tế mở cửa trở lại.
PLX đang giao dịch với hệ số P/E dự phóng năm 2022 và 2023 lần lượt là 19,5 lần và 17 lần. SSI lặp lại khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PLX và giá mục tiêu 1 năm là 55.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên P/E mục tiêu 1 năm là 21 lần. Lợi nhuận của PLX phục hồi trong những quý sắp tới có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành (HoSE: GDT) công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận đạt 25,4 tỷ đồng (tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái) và doanh thu 108 tỷ đồng (tăng 8% cùng kỳ), chủ yếu nhờ tăng trưởng từ thị trường xuất khẩu, biên lợi nhuận tiếp tục duy trì ở mức cao đạt 32,4%.
Ban lãnh đạo cũng vừa chia sẻ về kết quả kinh doanh sơ bộ 5 tháng đầu năm, trong đó doanh thu ước đạt 200 tỷ đồng (tăng 15,5% cùng kỳ) với biên lợi nhuận cải thiện đáng kể, nhờ việc nâng cấp máy móc thiết bị và hiện các đơn hàng đã ký đạt 60% so với kế hoạch kinh doanh năm 2022. Bên cạnh đó, giá gỗ nguyên liệu gần đây có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên doanh nghiệp có thể chuyển một phần sang giá bán và hiện đã dự trữ đủ cho các đơn hàng đã ký.
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, dự kiến trong tháng 7 tới, GDT sẽ hoàn tất mua lại 100% vốn Công ty TNHH Chế biến gỗ Xuất khẩu Đức Tâm tại Đồng Nai với vốn đầu tư 3 triệu USD. Công ty trên hiện có quy mô doanh thu khoảng 5 triệu USD/năm chuyên sản xuất đồ nội thất như giường, tủ bàn ghế, xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và Canada.
Năm 2022, GDT đặt kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận đạt 94.3 tỷ đồng (tăng 55% cùng kỳ) và doanh thu 500 tỷ đồng (tăng 48%) và dự kiến tiếp tục chi trả cổ tức ở mức cao ở mức 40%, tương ứng với tỷ suất cổ tức ở mức hấp dẫn 9%.
KBSV dự phóng kết quả kinh doanh năm 2022 của GDT thận trọng hơn với lợi nhuận đạt 87,5 tỷ đồng (tăng 44% cùng kỳ) và doanh thu đạt 467 tỷ đồng (tăng 38% cùng kỳ). Công ty chứng khoán này khuyến nghị mua tích lũy cho cổ phiếu GDT với giá mục tiêu trung và dài hạn là 61.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 26% thị giá hiện tại.
Gần đây, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) đã tham dự chuyến thăm thực tế nhà máy tại nhà máy chế biến gỗ số 2 của Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (UPCoM: ACG) tại khu công nghiệp Đất Cuốc, Bình Dương và An Cường One-Stop Shopping Center tại TP. HCM.
Theo VND, An Cường One-Stop Shopping Center được thiết kế theo phong cách châu Âu và mang lại trải nghiệm chân thực nhất cho khách hàng. Một cửa hàng thông thường sẽ gồm có phòng trưng bày các mẫu ván với tổng cộng hơn 1.500 màu gỗ (so với các đối thủ khác trên thị trường chỉ có khoảng 10-15 màu).
Đặc biệt tại showroom An Cường sẽ có các thiết kế căn hộ mẫu với đạ dạng từ 1 phòng ngủ đến 3 phòng ngủ. Khách hàng có thể lựa chọn thiết kế theo tương tự hoặc điều chỉnh tủy theo yêu cầu. Các căn hộ mẫu sẽ được thay đôi thiết 5-6 tháng/lần để phù hợp với thị yếu của khách hàng.
Bên cạnh đó, ACG cũng là nhà phân phối tất các thiết bị đồ dùng khác cho căn hộ của khách hàng như thiết bị nhà bếp, sofa, bàn ăn, các thiết bị vệ sinh được nhập khẩu từ Đức và Tây Ban Nha. Cũng theo VND, hiện tại ACG đang triển khai công nghê Cabinet Pro tại các showroom giúp khách hàng có thể tự thiết kế và điều chỉnh nội thất theo ý thích của mình.
Đối với nhà máy chế biến gỗ An Cường tại Bình Dương, đây là nhà máy có tỷ lệ tự động hóa cao với toàn bộ trang thiết bị tại nhà máy số 2 của ACG đều được nhập khẩu từ châu Âu và được quản trị thông qua phần mềm SAP – ERP.
Nhà máy số 2 sẽ chủ yếu sản xuất ván gỗ cho các chủ đầu tư dư án bất động sản và thị trường xuất khẩu. Nhà máy số 2 đạt tỷ lệ tự động hóa trên 80% và hiện tại đang chạy với 60% công suất. Tổng công suất xuất ván gỗ và cửa gỗ đang lần lượt đạt 800.000 tấm/năm và 800 cửa/ngày.
Theo ban lãnh đạo, nhà máy dự kiến sẽ chạy 100% công suất trong 2024 khi các showroom ACG sẽ được phủ sóng trên 53 tỉnh thành cả nước. Điểm khác biệt của ACG so với các đối thủ khác là công nghệ dán và phủ laminate, veneer, acrylic lên tấm ván. Với 1.500 màu gỗ và chỉ gỗ đều được nhập khẩu từ Đức, các sản phẩm của ACG đếu có màu gỗ và chỉ gỗ giống nhau tạo ra thiết kế bắt mắt hơn so với sản phẩm khác trên thị trường.
Ngoài ra, VND cho rằng chất lượng chống cháy từ các sản phẩm của ACG cũng vượt trội so với các các đối thủ khi đểu vượt 20% so với thời gian yêu cầu từ Cục phòng cháy chữa cháy. Các sản phẩm ván và lớp dán đều được ACG sản xuất trước vào lưu trữ trong kho lạnh.
Khi có đơn hàng đến ACG chỉ thực hiện công đoạn dán miếng dán lên lớp gỗ giúp tiết kiệm thời gian giao hàng đến khách hàng. ACG cũng sở hữu kho phu kiện nội thất Hetich và phụ kiện cửa Inmundex từ Đức với khoảng 800 mặt hàng và tồn kho trung bình khoảng 3 triệu USD.
Mới đây, ACG vừa công bố doanh thu 4 tháng đầu năm là 1.187 tỷ đồng, lợi nhuận ròng là 168 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và 22% so với cùng giai đoạn năm trước, hoàn thành 26% và 29% dự phóng của VND.
Trên thị trường, VND khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu ACG kèm mức giá mục tiêu 88.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng sinh lời là 23%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.