Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HAH của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An và nâng giá mục tiêu 12 tháng lên 110.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E mục tiêu là 8 lần, tiềm năng tăng giá là 25,1%. SSI cho rằng, HAH có thể vượt qua chu kỳ đi xuống của ngành vận tải biển và duy trì mức lợi nhuận cao.
Trong ngắn hạn, công ty chứng khoán này kỳ vọng HAH sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ mở rộng công suất. Với việc tính thêm đóng góp của liên doanh ZIM – Hải An, SSI điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 855 tỷ đồng (tăng 92% cùng kỳ) và 1.127 tỷ đồng (tăng 32% cùng kỳ).
Trên thị trường vận tải biển thế giới, giá cước vận tải container đã giảm mạnh kể từ tháng 2, chủ yếu do các thành phố của Trung Quốc chịu phong tỏa với chính sách “Không Covid”. Tuy nhiên, SSI cho rằng đây chỉ là hiện tượng tạm thời và giá cước sẽ dần hồi phục với việc Thượng Hải mở cửa trở lại trong tháng này và mùa cao điểm sẽ gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng vốn đã tắc nghẽn.
Do đó, SSI dự báo tình trạng tắc nghẽn sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2023 đến khi lượng hàng tồn đọng được giải phóng, theo đó giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao.
Với việc thành lập Công ty Liên doanh Vận tải Container ZIM – Hải An cùng với ZIM Integrated Shipping Services Ltd. (hãng vận tải container lớn thứ 10 trên thế giới), HAH đặt mục tiêu đầy tham vọng là tăng cường sự hiện diện của mình tại thị trường Nội Á, sau đó mở rộng dần sang các nước Nam Á, Trung Đông, Châu Đại Dương...
Với vốn điều lệ 2 triệu USD, Liên doanh ZIM – Hải An sẽ không tự đầu tư đội tàu, thay vào đó sẽ thuê tàu từ HAH và ZIM. Liên doanh này sẽ mang lại 2 nguồn thu nhập cho HAH, bao gồm doanh thu cho thuê tàu và lợi nhuận được chia từ việc vận hành đội tàu. Thêm vào đó, tình trạng thiếu tàu và container rỗng như hiện nay sẽ tạo cơ hội cho Liên doanh ZIM – Hải An xây dựng tệp khách hàng nhanh hơn.
Mặc dù cần thời gian để đạt kết quả nhất định, tuy nhiên, SSI tin rằng HAH sẽ thành công với sự trợ giúp của ZIM và nhu cầu mạnh mẽ từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.
Hết quý I, HAH ghi nhận 652 tỷ đồng doanh thu, tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 263 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 200 tỷ đồng, cao gấp 3 lần.
HAH cho biết, lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu do đội tàu đem lại. Cụ thể, doanh nghiệp đã đầu tư thêm tàu HA East và HA West vào tháng 4 và tháng 5/2021 dẫn đến số lượng tàu quý I năm nay nhiều hơn quý I năm trước. Thêm vào đó, giá cước vận tải nội địa tăng, giá cho thuê tàu tăng mạnh và số tàu cho thuê kỳ này cũng nhiều hơn. Hơn nữa, lợi nhuận ghi nhận từ các công ty liên kết cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Gần đây, Chính phủ đã ra quy định kiểm soát dòng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát thận trọng hơn về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Quy định về thị trường TPDN (Nghị định 153) đang được sửa đổi một cách chặt chẽ hơn để đảm bảo tính bền vững của thị trường vốn Việt Nam. Theo VBMA, lượng phát hành TPDN tăng mạnh 42% so với cùng kỳ, nhưng chủ yếu đến từ phát hành riêng lẻ (chiếm 95% tổng lượng phát hành).
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) nhìn nhận, do có tỷ lệ cho vay lĩnh vực bất động sản cao và nắm giữ lượng TPDN lớn trong danh mục tín dụng, nhà đầu tư đã có những góc nhìn tiêu cực đối với một số ngân hàng, tiêu biểu là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) dẫn đến sự sụt giảm mạnh 27% về giá cổ phiếu từ đầu tháng 4/2022.
Tuy nhiên, việc thị trường điều chỉnh mạnh vừa qua đã đẩy định giá của TCB về vùng rất hấp dẫn. TCB đang giao dịch ở mức P/BV dự phóng 2022 chỉ 1,1 lần, thấp hơn 23% so với trung bình ngành là 1,46 lần dù TCB là một ngân hàng sở hữu nền tảng vững chắc, khả năng sinh lời mạnh mẽ và bảng cân đối kế toán lành mạnh.
VND cho rằng TCB sẽ ít chịu ảnh hưởng liên quan đến việc thắt chặt quy định nói trên nhờ vào tỷ lệ an toàn vốn cao nhất toàn ngành, qua đó giúp giảm thiểu mọi rủi ro ngay cả khi ngân hàng tích cực đẩy mạnh cho vay bất động sản (chiếm 32% tổng tín dụng và 68% tổng cho vay khách hàng doanh nghiệp) và TPDN (17% tổng tín dụng).
Hơn nữa, dù sự giám sát thị trường vốn đã gây ra một số rào cản ngắn hạn, điều này là rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của một thị trường vốn non trẻ như Việt Nam; với vị thế lớn trên thị trường TPDN, TCB sẽ tận dụng được tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ này trong tương lai.
VND duy trì dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng cho TCB (tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái), tuy nhiên hạ P/BV mục tiêu từ 2,1 lần xuống 2 lần để phản ánh những khó khăn của thị trường hiện tại.
Kết hợp phương pháp P/BV và phương pháp định giá thu nhập thặng dư, VND đưa ra giá mục tiêu là 66.400 đồng/cổ phiếu cho TCB (giảm 5% so với trước đó), cao hơn 79% so với giá đóng cửa phiên 8/6. Từ đó khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu này.
Kết thúc quý I vừa qua, TCB ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 8.111 tỷ đồng (tăng 12% so với quý liền kề và tăng 32,4% so với cùng kỳ), thu nhập ngoài lãi đạt 2.000 tỷ đồng (giảm 31,4% quý liền kề và giảm 28,8% cùng kỳ).
Chi phí dự phòng trong quý chỉ khoảng 218 tỷ đồng, giảm mạnh 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế đạt 6.785 tỷ đồng, tăng gần 23% so với quý I/2021 và tăng 10,5% so với quý IV/2021.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) tiếp tục duy trì khuyến nghị theo dõi cho mã cổ phiếu LTG của Tập đoàn Lộc Trời với giá mục tiêu 45.300 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng giá 8,5% so với mức giá ngày 8/6, theo phương pháp DCF.
BSC cho rằng, LTG đang đứng trước cơ hội từ ngành lượng thực, trong bối cảnh cần đảm bảo an ninh lương thực thế giới và tái mở cửa của nhiều quốc gia trên thế giới, vị thế gạo Việt Nam gia tăng trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới, có thể hỗ trợ tăng giá bán giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp.
Ngoài ra, Bộ tài chính thông qua dự thảo tăng thuế xuất khẩu phân bón từ 0% lên 5%, giúp tăng nguồn cung nội địa, duy trì giá đầu vào ổn định cho sản xuất lúa gạo.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp hiện sở hữu chuỗi giá trị và mô hình hợp tác hiệu quả với người nông dân. LTG cũng tối ưu hoá hoạt động quản lý và tiết giảm chi phí hiệu quả nhờ áp dụng ERP vận hành giai đoạn 1 vào quý I/2021 và giai đoạn 2 vào năm 2022. Tỷ suất cổ tức cũng khá hấp dẫn và ổn định với khoảng 6%.
Nhin lại quý đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của LTG đạt 2.345 tỷ đồng và 184 tỷ đồng, biến động không quá mạnh so với quý I/2021.
Tuy nhiên, thực tế cơ cấu doanh thu có sự dịch chuyển khá rõ nét, khi doanh thu thuốc bảo vệ thực vật giảm 38% cùng kỳ. Nguyên nhân là vì nhà cung cấp Syngenta sẽ chính thức ngưng hợp tác với LTG trong việc cung cấp thuốc bảo vệ thực vật do hợp đồng hợp tác đã hết hạn vào tháng 2/2022.
Ngược lại, doanh thu nông sản chứng kiến mức tăng 98% so với quý I/2021, bù đắp phần suy giảm của mảnh thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu đến từ việc đơn đặt hàng trong năm 2021, tiêu biểu là đầu năm 2022, Công ty Cổ phần Nông Sản Lộc Trời – thành viên của LTG đã giao đơn hàng xuất khẩu hơn 4.500 tấn gạo với đơn giá khoảng 15.133 triệu đồng, cao hơn 37% so với trung bình giá gạo xuất khẩu quý I/2022.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.