Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Luỹ kế 3 tháng đầu năm 2022, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) ghi nhận doanh thu 625 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, chủ yếu đóng góp từ phân khu 4 (khu cao tầng) của khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thế đạt 353 tỷ đồng, tăng 12% cùng kỳ.
Năm 2022, PDR đặt chỉ tiêu doanh thu 10.700 tỷ đồng, gấp 3 lần thực hiện năm 2021; lợi nhuận trước thuế đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 56% cùng kỳ. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 10% kế hoạch lợi nhuận sau quý I, nhưng còn cách rất xa kế hoạch doanh thu.
PDR dự kiến phần lớn doanh thu vẫn đến từ bán buôn và bàn giao dự án, nhưng không bao gồm doanh thu chuyển nhượng của dự án The EverRich 2 và phần còn lại của dự án The EverRich 3 (khoảng 4.200 tỷ đồng). Các dự án trọng điểm như Astral City, khu phức hợp cao tầng Thuận An, Nhơn Hội và Serenity Phước Hải sẽ là trụ cột kinh doanh cho năm nay.
Bên cạnh đó, PDR dùng chiến lược bán buôn để đạt kế hoạch kinh doanh. PDR đặt mục tiêu hợp tác với các đối tác như Danh Khôi, một trong những doanh nghiệp môi giới bất động sản lớn để hoàn thành mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Thông thường, PDR sẽ chuyển trực tiếp một số lượng lớn sản phẩm cho một doanh nghiệp môi giới và nhận tiền ứng trước, các căn hộ này sau đó được phân phối trên thị trường thứ cấp thông qua doanh nghiệp môi giới bất động sản.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) lưu ý rằng, đối với dự án trọng điểm là Astral City, mới đây PDR đã thông qua nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ dự án và thu 3.340 tỷ đồng tiền mặt. Vì vậy, MBS cho rằng dù chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế sẽ không thay đổi, tuy nhiên kế hoạch doanh thu sẽ cần điều chỉnh phù hợp.
Cũng trong quý I, PDR có 1 đợt phát hành trái phiếu với giá trị phát hành đạt 300 tỷ đồng nhằm tài trợ vốn thực hiện các dự án của PDR. Đặc biệt, ACA đầu tư bước đầu 30 triệu USD vào PDR thông qua hình thức khoản vay không tài sản đảm bảo, có quyền chuyển đổi thành cổ phần phổ thông, theo phương thức chuyển đổi phát hành riêng lẻ cho đối tác nhà đầu tư.
Khoản vay chuyển đổi có thời hạn 3 năm với mức lãi suất ưu đãi 8%/năm, với mức giá chuyển đổi 120.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức vốn hoá 60.000 tỷ đồng. Bên cạnh mối quan hệ hợp tác với ACA, PDR cũng đạt kết quả xếp hạng tín nhiệm ‘B’ triển vọng ổn định từ Fitch Ratings.
Mặt khác, PDR đang sở hữu nhiều quỹ đất cho chiến lược phát triển dài hạn và bền vững tại những thị trường tiềm năng, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và kết nối giao thông tốt. Hiện PDR có tổng quỹ đất đang phát triển trên 5.804ha và nếu tính cả quỹ đất bất động sản khu công nghiệp, tổng quỹ đất của PDR trên 7.404ha và dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn tới sau khi hoàn thành thủ tục pháp lý.
Trong kế hoạch giai đoạn 2019–2023, PDR dự kiến tổng lũy kế lợi nhuận trước thuế đạt 14.270 tỷ đồng. Lũy kế 2019-2021, PDR đã đạt gần 5.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. MBS dự phóng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2019-2023 của PDR đạt xấp xỉ 23.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). Đặc biệt, biên lợi nhuận dự kiến thuộc top đầu ngành do dòng sản phẩm là premium nên bán giá tốt, và quan trọng hơn giá vốn đất đang rất thấp.
Sử dụng phương pháp định giá RNAV, MBS cho rằng định giá hợp lý của PDR là 68.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 31,8% so với thị giá, tương đương P/E năm 2022 ở mức khá hấp dẫn 8,1 lần do triển vọng tăng trưởng EPS cao và đều đặn từ các dự án trụ cột.
Kết thúc quý I, Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) ghi nhận doanh thu đạt 18.189 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.596 tỷ đồng (tăng 752%). Doanh thu giảm chủ yếu do tách kết quả kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi của Masan Meatlife (MML) sau khi MSN bán mảng này cho De Heus vào cuối năm ngoái.
Nếu không tính kết quả mảng này, doanh thu MSN vẫn tăng trưởng 12% trong quý I, nhờ Masan Consumer (MCH) và Masan High-tech (MHT) đều tăng trưởng hai chữ số. Tăng trưởng của MCH đến từ các mảng kinh doanh lõi còn MHT hưởng lợi từ việc giá thị trường hàng hóa tăng mạnh.
Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán KB (KBSV), MCH có lợi thế cạnh tranh đặc biệt so với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành khi tận dụng được chuỗi bán lẻ WinCommerce (WCM) từ tập đoàn. Cho giai đoạn 2022-2024, công ty chứng khoán này dự phóng lợi nhuận sau thuế của MCH tăng trưởng 2 chữ số lần lượt 10%, 12,21% và 11%.
Trong khi đó, WCM sẽ tiếp tục cải thiện doanh thu cũng như biên lợi nhuận trong giai đoạn tới. Biên EBITDA ở thời điểm đầu MSN bắt đầu nắm giữ chỉ đạt âm 5,1% trong quý I/2020, nay đã cải thiện đáng kể lên 2,2% trong quý I/2022. KBSV cho rằng biên EBITDA sẽ tiếp tục cải thiện nhờ tận dụng được công nghệ AI và ML từ đối tác chiến lược Trusting Social sẽ giúp WCM tối ưu việc mở thêm cửa hàng; năng lực đàm phán tốt với các nhà cung cấp tiếp tục đem lại tín hiệu khả quan; kế hoạch mở rộng loại hình cửa hàng mini-mall, loại hình tích hợp kiosk nhỏ trong siêu thị WinMart+.
Cho giai đoạn 2022-2026, KBSV dự phóng lợi nhuận ròng của MHT sẽ tăng trưởng với 13,5% CAGR nhờ vào các điểm tích cực như giá bán của các sản phẩm chính như Tungsten, Flourspar tiếp tục ở mức tốt; nhu cầu ngày càng cao đối với hai sản phẩm này nhờ tính áp dụng tốt ở nhiều lĩnh vực như: quốc phòng, năng lượng và hoá dầu.
Do đó, KBSV ra báo cáo lần đầu MSN với khuyến nghị mua và giá mục tiêu là 165.900 đồng/cổ phiếu, cao hơn 47% so với giá đóng cửa ngày 30/6. Trong năm 2022, công ty chứng khoán này dự phóng doanh thu thuần MSN đạt 88.274 tỷ đồng (giảm nhẹ 0,4% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 6.107 tỷ đồng (giảm 40% cùng kỳ, do loại trừ mảng thức ăn chăn nuôi của MML).
Sang năm 2023, mức doanh thu thuần kỳ vọng đạt 97.425 tỷ đồng (tăng 10,4% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế ở mức 7.755 tỷ đồng (tăng 27%).
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) vừa thông qua phương án bán toàn bộ hơn 28 triệu cổ phiếu quỹ. Số lượng cổ phiếu này chiếm 10,05% tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành của công ty. Tạm tính theo thị giá, KDC có thể thu về hơn 1.800 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu quỹ, nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Được biết, lần mua vào cổ phiếu gần đây nhất của KDC này là vào cuối năm 2015. Khi đó, doanh nghiệp đã mua vào hơn 29,5 triệu cổ phiếu với mức giá trung bình là 27.300 đồng/cổ phiếu. Hiện thị giá của KDC đã tăng gấp 2,4 lần so với mức giá mua vào khi đó.
Cuối năm 2021, KDC đã sử dụng hơn 22,8 triệu cổ phiếu để chia thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10%, cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới.
Cập nhật kết quả kinh doanh, KDC tạo ra được 2.880 tỷ đồng doanh thu trong quý I, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 121 tỷ đồng, giảm 10% cùng kỳ. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện 20% chỉ tiêu doanh thu và 17% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022.
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) đánh giá mức stock rating của KDC đang ở mức 92 điểm, cho thấy kỳ vọng xếp hạng tăng trưởng là tích cực. Đồ thị giá của KDC đóng cửa tăng 1,5% với khối lượng giao dịch vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá cũng xác lập mức cao nhất 52 tuần và có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục hướng về các mức cao hơn trong ngắn hạn.
Xu hướng ngắn hạn của KDC cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và có thể tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 22,56% nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường được nâng lên mức tăng. Mức giá mục tiêu Yuanta đưa ra là 80.030 đồng/cổ phiếu cho KDC.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.