'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong quý III/2022, Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 515 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ) và 50 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ).
Theo Công ty Chứng khoán SSI, kết quả này thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của công ty chứng khoán này do quý III/2021 đã hình thành mức nền so sánh thấp khi STK chịu ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội do Covid-19. Với việc đạt lần lượt 65% và 66% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng cả năm 2022 tính đến cuối quý III, kết quả này hơi chậm so với mục tiêu nội bộ của công ty. Biên lợi nhuận gộp giảm 120 điểm cơ bản so với quý III năm 2021 và giảm 220 điểm cơ bản so với quý II/2022.
Ban lãnh đạo STK dự kiến nhu cầu về sợi nguyên sinh vẫn sẽ yếu, trong khi nhu cầu về sợi tái chế sẽ ổn định trong quý IV/2022. Ngoài triển vọng ngành đầy thách thức, STK còn phải đối mặt với việc tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm trong quý IV/2022, điều này sẽ gây bất lợi lớn cho lợi nhuận của công ty.
Riêng tỷ giá USD/VND đã mất giá 4% trong ngày 22/10. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, STK sẽ tập trung vào các đơn hàng có giá trị gia tăng cao hơn. Mặc dù cách tiếp cận như vậy có thể dẫn đến các đơn đặt hàng có khối lượng nhỏ hơn, nhưng những đơn đặt hàng này cũng đi kèm với tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nhiều.
Triển vọng nhu cầu cho năm 2023 phụ thuộc nhiều vào lượng hàng bán ra đạt được con số nào trong kỳ nghỉ lễ sắp tới. STK tin rằng các đơn đặt hàng sẽ tăng so với tháng trước trong tháng 12/2022, mặc dù dự báo rằng lượng đặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2023 sẽ chưa trở lại mức đặt hàng trong nửa đầu năm 2022.
Trong nửa cuối năm 2023, STK kỳ vọng khối lượng đơn hàng sẽ phục hồi do các thương hiệu cần đặt hàng mới để chuẩn bị cho mùa Thu Đông.
SSI điều chỉnh ước tính cho năm 2022, trong đó dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ) và 250 tỷ đồng (giảm 10% so với cùng kỳ). Con số này thấp hơn lần lượt 5% và 16% so với dự báo trước đây của chúng tôi. Điều này dẫn đến lợi nhuận ròng trong quý IV/2022 dự báo giảm 31% so với cùng kỳ.
SSI tăng dự báo chi phí tài chính thuần và giả định tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn để phản ánh sự sụt giảm hơn nữa của tỷ giá USD/VND (các khoản vay và chi phí mua nguyên liệu thô của STK được tính bằng USD). Trong năm 2023, SSI kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (tăng 10,3% so với cùng kỳ) và 273 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ), với giả định rằng các đơn hàng sẽ quay trở lại trong 6 tháng cuối năm 2023.
SSI giả định tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ chỉ thấp hơn 40 điểm cơ bản vào năm 2023 so với năm 2022. Công ty chứng khoán này dự báo chi phí nguyên liệu thô giảm (do cả chi phí chip và giá dầu giảm) sẽ bù đắp cho sự sụt giảm trong giá bán trung bình của sợi nguyên sinh, do nhu cầu yếu trong nửa đầu năm 2023. Chi phí chip trung bình cho cả sợi nguyên sinh và sợi tái chế đã đạt đỉnh vào quý II/2022 và hiện quay trở lại mức thiết lập trong quý IV/2021.
Với mức giá hiện tại là 27.800 đồng/cổ phiếu, STK đang giao dịch với P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 9,1 lần và 8,4 lần. SSI hạ P/E mục tiêu từ 12 lần xuống 9 lần để phản ánh tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn dự kiến do nhu cầu dự kiến sẽ chậm lại cho đến 6 tháng cuối năm 2023, dẫn đến giá mục tiêu 1 năm được điều chỉnh là 29.700 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 6,6%). Khuyến nghị hiện tại của SSI đối với cổ phiếu STK là trung lập.
Trong quý III/2022, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) ghi nhận thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất 4.626 tỷ đồng (tăng 50,2% so với cùng kỳ), trong đó thu nhập lãi thuần (NII) và thu nhập thuần ngoài lãi (NOI) đạt lần lượt 3.836 tỷ đồng (tăng 43,2% so với cùng kỳ) và 790 tỷ đồng (tăng 96,7% so với cùng kỳ) nhờ hoạt động kinh doanh thẻ và bảo hiểm cùng với xử lý nợ được đẩy mạnh trong bối cảnh room tín dụng không còn nhiều.
Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụngđạt 166 tỷ đồng (giảm 37.9% so với cùng kỳ). Tỷ lệ CIR ở mức 36.1%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2,791 tỷ đồng (tăng 101.6% so với cùng kỳ).
Luỹ kế 9 tháng năm 2022, VIB ghi nhận TOI hợp nhất 13.371 tỷ đồng (tăng 28,7% so với cùng kỳ). NII và NOI tăng trưởng lần lượt tăng 31,3% so với cùng kỳ và tăng 17,6% so với cùng kỳ. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụngđạt 926 tỷ đồng (tăng 1,2% so với cùng kỳ) nhờ việc trích lập dự phòng rất chủ động trong năm 2021.
Tỷ lệ CIR hợp nhất ở mức 34,6%, giảm 520 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm 2021 giúp lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VIB đạt mức 7.814 tỷ đồng (tăng 46,4% so với cùng kỳ). Mức lợi nhuận trước thuế này hoàn thành 74,4% kế hoạch cả năm 2022.
Mảng cho vay mua nhà và cho vay mua xe vẫn tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng của VIB trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, mảng kinh doanh thẻ cũng đóng góp đáng kể vào danh mục cho vay bán lẻ của ngân hàng này.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng hiện tại NHNN đang khá thận trọng trong việc nới room tín dụng cho các NHTM trong nửa cuối năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát. Do đó, khả năng cao ngân hàng sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% cho cả năm 2022 dù các mảng cho vay chủ lực của ngân hàng này đang là những mảng cho vay được chú trọng và là thị trường mà hầu hết các NHTM khác đang hướng tới.
Trong năm 2022, MBS kỳ vọng mảng cho vay bán lẻ của VIB sẽ đạt mức tăng trưởng 15% và tăng lên mức 20% trong năm 2023 với kỳ vọng lạm phát được kiểm soát.
Trong 9 tháng năm 2022, tăng trưởng tín dụng có phần chậm lại so với cùng kỳ đó do bị hạn chế bởi room tín dụng hiện tại nhưng NIM hợp nhất của VIB vẫn gia tăng nhẹ so với cùng kỳ và cả năm 2021. Chi phí vốn tăng lên mức 3.9% trong 9 tháng năm 2022 nhưng nhờ lãi suất cho vay có sự tăng trưởng mạnh hơn giúp NIM được cải thiện.
Trong năm 2022, MBS vẫn kỳ vọng NIM của VIB sẽ đạt khoảng 4,8% và có xu hướng giảm dần trong năm 2023 khi các mức lãi suất huy động cao bắt đầu phản ánh vào kết quả kinh doanh của các ngân hàng. NIM trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ giảm về mức 4,7%.
MBS cho rằng, trong bối cảnh room tín dụng không còn quá “nới lỏng” thì các hoạt động ngoài lãi sẽ là mũi nhọn giúp VIB tiếp tục duy trì tỷ lệ ROE ấn tượng của mình. Bên cạnh các hoạt động kể trên, xử lý nợ cũng là một trong những hoạt động cần đẩy mạnh vừa đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng từ các khoản lãi dự thu vừa có thể giúp ngân hàng cải thiện chất lượng tài sản.
Ngoài việc nâng cao ROE, việc tập trung vào các hoạt động như xử lý nợ hay chuyển đổi số cũng giúp ngân hàng cải thiện tỷ lệ CIR, chỉ số hiện đang khá cạnh tranh trong toàn ngành.
MBS dự phóng TOI của của VIB trong năm 2022 sẽ đạt 18.107 tỷ đồng (tăng 21,6%), lợi nhuận trước thuế đạt 10.451 tỷ đồng (tăng 30,5%), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 1.319 tỷ đồng (giảm 17,4%). Thu nhập từ lãi chiếm 77,5% TOI. Chi phí hoạt động đạt 6.337 tỷ đồng (tăng 20%), tỷ lệ CIR đạt mức 35%.
Tăng trưởng tín dụng năm 2022 của VIB dự kiến đạt mức 13,5%, tương đương với room hiện tại. NIM của VIB trong năm 2022 sẽ đạt 4,8%. ROE và ROA lần lượt đạt mức 29,5% và 2,5%. § NPL và LLR lần lượt đạt 2,35% và 57,9%.
MBS duy trì khuyến nghị mua đối với VIB cùng mức giá mục tiêu 27.700 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Thế Giới Số (HoSE: DGW) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022. Trong đó, doanh thu thuần hồi phục mạnh mẽ 23,5% so với quý trước, đạt 6.065,2 tỷ (tăng 58,6% so với cùng kỳ; sát với dự báo của chúng tôi là 6.040 tỷ) và lợi nhuận ròng tăng 31,7% so với quý trước lên 180,3 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của DGW đạt 18,0 nghìn tỷ (tăng 37,8% so với cùng kỳ) và 528 tỷ (tăng 59,8% so với cùng kỳ).
DGW đặt kế hoạch lợi nhuận ròng quý IV tăng 66,4% so với quý trước lên 300 tỷ (giảm 8,3% so với cùng kỳ từ nền cao kỷ lục quý IV/2021) với mục tiêu doanh thu thuần ở mức 7.500 tỷ (tăng 23,7% so với quý trước; giảm 5,3% so với cùng kỳ).
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), kế hoạch trên của DGW có vẻ tham vọng tại thời điểm hiện nay, khi triển vọng quý IV có vẻ ảm đạm do nhu cầu suy giảm; và vấn đề nguồn cung.
Doanh thu chủ yếu được hỗ trợ bởi doanh thu điện thoại di động, gồm Xiaomi và iPhone 14 series; và đóng góp lần đầu từ TV Xiaomi, và Whirlpool.
BVSC lưu ý rằng việc khan hiếm nguồn cung iPhone 14 pro và promax là do chính sách zero-Covid của Trung Quốc đã tác động lên các hoạt động sản xuất. Theo BVSC, việc hạn hẹp nguồn cung chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng tiêu thụ. Ngoài ra, chênh lệch cung-cầu làm tăng giá bán và mở rộng biên lợi nhuận, phần nào hỗ trợ lợi nhuận ròng dù tác động thuần vẫn tiêu cực, ít nhất là trong ngắn hạn.
Với các mục tiêu cho quý IV, BVSC cho rằng rằng DGW đang giả định biên lợi nhuận ròng quý IV mở rộng lên 4%, nhờ iPhone 14 có biên lợi nhuận cao ở đầu chu kỳ; tối ưu OpEx; và một số khoản hoàn nhập dự phòng.
Do triển vọng kém lạc quan, BVSC điều chỉnh giảm dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng cho 2022 xuống 22.984 tỷ đồng (tăng 9,6% so với cùng kỳ) và 728 tỷ đồng (tăng 10,8% so với cùng kỳ). Công ty chứng khoán này dự báo doanh thu thuần năm 2023 giảm 5% so với cùng kỳ xuống 21.941 tỷ, trong khi lợi nhuận ròng dự kiến giảm 13% so với cùng kỳ xuống 638,3 tỷ.
BVSC kỳ vọng Xiaomi và Apple tiếp tục đạt hiệu quả vượt trội thị trường nhờ lợi thế cạnh tranh sẵn có, duy trì là động lực chính cho DGW. Theo BVSC, triển vọng 2023 của DGW là thách thức hơn, trong bối cảnh vĩ mô khó khăn hơn (áp lực lạm phát, biến động tỷ giá và môi trường lãi suất tăng) và vấn đề nguồn cung gần đây, tác động kém tích cực lên sức mua của người tiêu dùng.
BVSC khuyến nghị trung lập đối với DGW, giảm giá mục tiêu xuống 45.948 đồng/cổ phiếu do: triển vọng kết quả kinh doanh giảm tốc trong bối cảnh vĩ mô thách thức hơn; và sử dụng số liệu đầu vào định giá thận trọng hơn.
BVSC ưa thích DGW với danh mục sản phẩm riêng biệt (sản phẩm có chất lượng vượt trội so với giá của Xiaomi và sản phẩm cao cấp của Apple định vị để vượt trội so với thị trường chung) cũng như những nỗ lực mở rộng mô hình kinh doanh theo cả chiều dọc và chiều ngang.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.