'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quý I/2023, Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3, HoSE: PGV) ghi nhận doanh thu thuần đạt 11.449 tỷ đồng (tăng 5,0% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 621 tỷ đồng (giảm 26,4% so với cùng kỳ). Sản lượng điện chỉ đạt 6.608 tỷ kWh (giảm 7,0%) nhưng do giá than vẫn duy trì ở mức cao và được chuyển tiếp vào giá bán điện nên có sự tăng trưởng về doanh thu.
Quý này, biên lợi nhuận gộp của công ty chỉ đạt 10,8% so với 12,0% do giá than đầu vào tăng cao, 02 nhà máy điện than là Vĩnh Tân và Mông Dương phải sử dụng than trộn nên giá thành sản xuất sẽ cao hơn giá bán trên thị trường điện, khi không được phân bổ sản lượng hợp đồng cao sẽ bị lỗ chi phí khấu hao.
Quý này, PGV ghi nhận hơn 182 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá do tỷ giá hạ nhiệt từ đầu năm nhưng chi phí lãi vay tăng mạnh ở mức 585 tỷ đồng (tăng 105% so với cùng kỳ năm 2022) khi PGV còn hơn 31.836 tỷ đồng nợ vay bằng USD với lãi suất thả nổi Libor.
Đánh giá về triển vọng cho hoạt động kinh doanh của PGV, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho hay El Nino sẽ tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho PGV. Nhiệt điện chiếm gần 90% tổng sản lượng điện của PGV, công ty chứng khoán này kỳ vọng kết quả kinh doanh của PGV sẽ có sự tăng trưởng tốt trong năm nay do các nhà máy đều đóng vai trò chạy nền và thường được vận hành ở công suất cao.
Các nhà máy Phú Mỹ nằm ngay trung tâm phụ tải ở khu vực phía Nam và hiện mực nước hồ thủy điện ở mức rất thấp nên sẽ gây thiếu hụt sản lượng trong mùa khô. Đặc biệt, Nhiệt điện Mông Dương tại miền Bắc cũng sẽ được hưởng lợi khi hàng loạt các dự án chậm tiến độ và miền Bắc đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong mùa khô sắp tới.
Do đó, VCBS dự phóng tổng sản lượng của PGV sẽ đạt mức 30.532 triệu kWh (tăng 6,3%) trong năm 2023.
Theo báo cáo phân tích của VCBS, giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh có tác động tích cực đến các nhà máy điện than của PGV (Vĩnh Tân và Mông Dương) khi các nhà máy trên phải sử dụng than trộn.
"Chúng tôi kỳ vọng giá than sẽ khó có thể lấy lại đà tăng mạnh trước đó khi nhu cầu giảm mạnh từ EU. Giá thành sản xuất của PGV giảm mạnh nên có thể được phân bổ sản lượng cao hơn. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được ưu tiên cung cấp khí ổn định hơn so với các nhà máy khác như NT1 và NT2 giúp nhà máy được vận hành liên tục và ổn định hơn", báo cáo của VCBS nêu.
Cũng theo VCBS, PGV còn 35.397 tỷ đồng dư nợ vay bằng USD với lãi suất thả nổi Libor chủ yếu để phục vụ đầu tư các nhà máy điện. Trong năm 2022, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại dư nợ cuối kỳ hơn 900 tỷ đồng đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận sau thuế của PGV dù EBIT vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương gần 30%.
Trong điều kiện thuận lợi, VCBS cho rằng PGV sẽ có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt do không còn phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá lớn trong năm nay. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của PGV sẽ bị tác động bởi chi phí lãi vay tăng cao, toàn bộ các khoản vay của PGV đều có lãi suất thả nổi trong bối cảnh lãi suất Libor đã tăng mạnh lên hơn 5% so với mức 2% cùng kỳ.
Theo đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị mua đối với mã cổ phiếu PGV, với giá mục tiêu là 37.500 đồng/cổ phiếu.
Thu nhập lãi thuần trong quý I/2023 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) tăng 22% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng 13% so với cùng kỳ và NIM tăng 10 điểm cơ bản. Thu nhập ngoài lãi giảm 48% so với cùng kỳ do thu nhập từ phí dịch vụ giảm 38% do hoạt động môi giới chứng khoán/bảo hiểm kém tích cực, thu nhập từ mua bán chứng khoán giảm 85% và thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 21%.
Chi phí dự phòng và chi phí hoạt động được kiểm soát tốt và giảm lần lượt 13% và 1% so với cùng kỳ. Nhìn chung, tổng thu nhập hoạt động tăng 3% so với cùng kỳ và LN ròng tăng 11% so với cùng kỳ, vượt dự báo của Công ty Chứng khoán VNDirect.
Quý này, lợi suất tài sản của MBB tăng 190 điểm cơ bản so với cùng kỳ trong khi chi phí vốn tăng 210 điểm cơ bản trong quý I/2023. NIM tăng thêm 10 điểm cơ bản so với cùng kỳ lên 5,7% (giảm 10 điểm cơ bản so với quý trước), tiếp tục ở top đầu ngành và vượt xa kỳ vọng của VNDirect.
Bên cạnh đó, tỷ lệ CASA của MBB, mặc dù giảm trong quý như hầu hết các ngân hàng khác, nhưng vẫn đầu ngành ở mức 35,5% (giảm 5,1% so với quý trước) và góp phần duy trì NIM. MBB đạt mức tăng trưởng tín dụng 3,8%% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn hệ thống là 2,1%. Tăng trưởng tiền gửi ổn định ở mức 2,0% so với đầu năm với tiền gửi cá nhân tăng 10,5% và tiền gửi doanh nghiệp giảm 8,4%.
Trong báo cáo phân tích của mình, VNDirect cho biết tỷ lệ nợ xấu của MBB đã tăng 75 điểm cơ bản so với cùng kỳ và 65 điểm cơ bản so với quý trước lên 1,8% vào cuối quý I/2023. Tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng tăng mạnh 230 điểm cơ bản so với cùng kỳ và 180 điểm cơ bản so với quý trước lên 3,5%. Khả năng cao chất lượng tài sản suy giảm chủ yếu ở mảng bất động sản (BĐS), bao gồm cả cho vay các doanh nghiệp phát triển BĐS và cho vay mua nhà.
Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của MBB đã giảm từ 238% cuối 2022 xuống còn 138% cuối quý I/2023 do nợ xấu tăng đột biến. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu/ nợ nhóm 2 gia tăng là đáng quan ngại, công ty chứng khoán này vẫn tin rằng MBB vẫn sẽ có thể kiểm soát tốt nợ xấu/dự phòng trong năm nay khi xét đến khả năng hưởng lợi từ Thông tư 02/23 và những diễn biến tích cực gần đây trong lĩnh vực BĐS và năng lượng tái tạo (NLTT), hai ngành MBB có mức dư nợ tín dụng đáng kể.
Với kết quả quý I/2023 tốt hơn kỳ vọng, VNDirect điều chỉnh giảm dự phóng chi phí dự phòng và nâng dự báo lợi nhuận ròng giai đoạn 2023-2024 tăng nhẹ 2,2%/3,0% lên 19,6/22,9 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu không đổi là 29.300 đồng/cổ phiếu. Rủi ro giảm giá bao gồm nợ xấu cao hơn và tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với dự kiến.
Quý I/2023, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) có thu nhập lãi thuần đạt 13.936 tỷ đồn (tăng 8,7% so với cùng kỳ); TOI đạt 17.278 tỷ VND (tăng 6,5%). Chi phí trích lập dự phòng đạt 5.527 tỷ VND (giảm 25,2%) khiến LNTT đạt 6.920 tỷ VND (tăng 53,3%).
Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) kì vọng tăng trưởng tín dụng của BID đạt 11-12% dựa trên: các động thái giảm lãi suất điều hành để kéo nền lãi suất cho vay xuống thấp, qua đó cải thiện nhu cầu tín dụng; thanh khoản được đảm bảo dù tăng trưởng huy động khách hàng vẫn ở mức thấp nhờ các động thái bơm ròng của NHNN qua kênh OMO.
KBSV kì vọng NIM của BID sẽ có sự cải thiện nhẹ trong quý II/2023 dựa trên động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN giúp giảm chi phí đầu vào bình quân trong khi biến động lãi suất đầu ra sẽ có độ trễ hơn cũng như lãi suất cho vay cần được điều chỉnh phù hợp với mức độ rủi ro của từng khoản vay.
Ban lãnh đạo BID đề ra kế hoạch trích lập dự phòng trong khoảng 20-21 nghìn tỷ VND, giảm 13% so với năm trước. Đây là thử thách lớn tuy nhiên có cơ sở nhờ bộ đệm dự phòng của BID đã tích lũy trong các năm trước với tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính đến thời điểm hiện tại đạt 171,3%, cao thứ 3 toàn ngành.
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 46.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 5,2% so với giá tại ngày 31/05/2023.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.