'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã thông qua kế hoạch doanh thu 160.000 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2021. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận ròng khá an toàn ở mức 25.000 - 30.000 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 13 - 28% so với mức đỉnh thiết lập vào năm trước.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo vẫn đánh giá đây là kế hoạch lợi nhuận khá thách thức do triển vọng ngành thép kém thuận lợi trong vài quý tới. Các yếu tố như xung đột Nga - Ukraine sẽ dẫn đến chi phí nguyên liệu cao, đặc biệt là giá than cốc; trong khi đó, nhu cầu toàn cầu sụt giảm sau khi Trung Quốc tạm ngừng hoạt động cùng với suy thoái kinh tế có thể xảy ra ở Mỹ.
Doanh nghiệp phê duyệt phương án chia cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 35%, bao gồm 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. HPG cho biết, tỷ lệ cổ tức tiền mặt chỉ ở mức khiêm tốn do kế hoạch đầu tư lớn trong những năm tới và nhu cầu duy trì ít nhất 20.000 tỷ đồng tiền lỏng để tài trợ vốn lưu động và trả nợ.
Chi tiết về kế hoạch đầu tư, trong 2 năm tới, HPG sẽ tập trung vào khu liên hợp Dung Quất - Giai đoạn II với công suất 5,6 triệu tấn/năm. Chi phí của dự án ước tính khoảng 78.000 - 80.000 tỷ đồng, trong đó gần 35.000 tỷ đồng được tài trợ từ vốn vay ngân hàng và phần còn lại từ vốn chủ sở hữu.
Dự án trên hướng tới thị trường trong nước, với nhu cầu hiện khoảng 12 triệu tấn/năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10% so với nguồn cung khoảng 10 triệu tấn. (Chi phí sản xuất HRC cao hơn thép xây dựng khoảng 400.000 - 500.000/tấn, nhưng lợi nhuận từ HRC cao gấp đôi so với thép xây dựng trong năm 2021 nhờ giá bán cao hơn).
Về dài hạn, HPG có thể xem xét đầu tư vào Giai đoạn III với công suất 6 triệu tấn, dự kiến sản xuất HRC và các sản phẩm thép khác. Ban lãnh đạo vẫn đánh giá lạc quan về nhu cầu thép trong dài hạn do mức tiêu thụ thấp hiện nay khoảng 240kg/người. Doanh nghiệp cũng sẽ xem xét đầu tư vào một nhà máy thép xanh, sử dụng khí làm nguyên liệu thay cho than, ở nước ngoài có giá khí rẻ hơn.
Đối với các sản phẩm thép dẹt thành phẩm, HPG dự kiến sẽ khởi công dự án mới tại Long An trong quý III tới với công suất 500.000 thép ống/năm cùng với tôn mạ.
Ở mảng bất động sản, doanh nghiệp đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho dự án ở Hưng Yên nhưng chưa thể có thời gian triển khai cụ thể. Dự án nhôm ở Đắk Nông cũng đang ở giai đoạn nghiên cứu ban đầu, dự kiến sẽ chưa được triển khai trong vòng 3 - 4 năm tới.
Bên cạnh đó, HPG dự kiến doanh thu từ mảng nông nghiệp trong 5 năm tới sẽ tăng gấp đôi so với mức 8.000 tỷ đồng trong năm 2021. Số lượng bò Úc và heo dự kiến sẽ tăng lần lượt từ 50.000 và 480.000 con trong năm 2021 lên 200.000 và 750.000 con.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) duy trì khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu HPG, giá mục tiêu 1 năm là 50.600 đồng/cổ phiếu, dựa trên ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 lần lượt là 177.000 tỷ đồng (tăng 17,9% so với cùng kỳ) và 31.000 tỷ đồng (giảm 10% so với cùng kỳ).
P/E dự phóng năm 2022 là 5,2 lần, SSI cho rằng đó là mức khá hấp dẫn so với mức trung bình lịch sử 5 năm là 8 lần. Các yếu tố hỗ trợ tăng giá cổ phiếu trong ngắn hạn có thể đến từ sự phục hồi của giá thép trong khu vực sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa, và giá than cốc hạ nhiệt trong trung hạn từ mức cao bất thường hiện tại.
Tuy nhiên, SSI lưu ý rằng định giá của các cổ phiếu thép thường thấp hơn trong chu kỳ giảm và giá cổ phiếu có thể tiếp tục biến động mạnh cùng với sự biến động của giá thép và triển vọng lợi nhuận.
Hết quý I, Fecon (HoSE: FCN) ghi nhận doanh thu thuần đạt 500 tỷ đồng giảm 13,53% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp cho biết, doanh thu bị ảnh hưởng xấu là vì tiến độ triển khai một số dự án lớn trong quý bị chậm so với dự kiến, khiến sản lượng thi công đạt mức thấp. Điểm sáng là biên lợi nhuận gộp vẫn ở mức khá tốt so với nhiều quý trở lại đây, đạt 17.5%, dù chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng trong quý vừa qua.
Dù vậy, dưới sức ép từ chi phí lãi vay, FCN báo lỗ sau thuế gần 7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 18 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên doanh nghiệp chịu lỗ sau khi lên sàn.
Bù lại, FCN công bố đã liên tiếp trúng các gói thầu mới trong quý I, như các gói thầu tại “siêu dự án” nhà máy Hoà Phát Dung Quất - Giai đoạn II, gói thầu mới tại dự án Grand Mercure... Tổng giá trị của các gói thầu mà FCN đã trúng thầu trong quý ước tính đạt gần 500 tỷ đồng.
Hiện FCN đang nghiên cứu và phát triển một số dự án bất động sản và khu công nghiệp lớn tại Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Tháp với tổng quỹ đất lên đến gần 1.380ha. Tiêu biểu là dự án Mỹ Hào Garden City tại Hưng Yên, khu công nghiệp Yên Phong 2 tại Bắc Ninh.
Về kết quả kinh doanh năm 2022 của FCN, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) kỳ vọng doanh thu các quý tiếp theo sẽ cải thiện rõ rệt khi tiến độ thi công các dự án được đẩy mạnh. Giá vật liệu xây dựng được dự báo sẽ điều chỉnh trong thời gian tới sau quãng thời gian tăng nóng đầu năm, giúp cho biên lợi nhuận của FCN nhiều khả năng được mở rộng.
PSI dự báo doanh thu thuần năm 2022 của FCN đạt 4.866 tỷ đồng (tăng 39,65% cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt 195 tỷ đồng (tăng 175%). Công ty chứng khoán này giữ nguyên khuyến nghị đối với cổ phiếu FCN ở mức tích cực, giá mục tiêu 12 tháng là 23.900 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng giá 37% so với thị giá.
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, HoSE: DPM) đánh giá việc liên quan đến đề xuất áp dụng thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong phân bón, là không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo quy định hiện tại phân bón có giá trị tài nguyên và khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm thì có thuế xuất khẩu 0%. Ngoài ra phân bón có giá trị tài nguyên và khoáng sản cộng chi phí năng lượng từ 51% giá thành sản phẩm trở lên có thuế xuất khẩu là 5%. Sản phẩm urea của DPM thuộc nhóm 2 và đã đóng thuế 5% mỗi khi xuất khẩu từ nhiều năm nay.
Kết thúc quý I, các nhà máy của DPM đạt tổng sản lượng sản xuất khoảng 282.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, NPK Phú Mỹ có sản lượng trên 41.000 tấn, đạt 119% kế hoạch quý I, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2021.
Doanh nghiệp cũng thu xếp logistic, điều độ và tận dụng tốt các cơ hội thị trường, đưa sản lượng kinh doanh đạt khoảng 346.000 tấn phân bón, hóa chất các loại, trong đó sản phẩm chủ lực đạm Phú Mỹ tiêu thụ được gần 246.000 tấn, đạt 134% kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ.
Về kết quả kinh doanh, DPM công bố doanh thu 5.830 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ 2021; biên lợi nhuận gộp cải thiện, giúp lợi nhuận sau thuế đạt 2.130 tỷ đồng, gấp gần 12 lần.
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết mức stock rating của DPM ở mức 97 điểm, cho thấy đánh giá mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực. Đồ thị giá của DPM đóng cửa tăng 3,7% với khối lượng giao dịch tăng dần, đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và đồ thị giá hình thành mô hình đảo chiều ngắn hạn Bullish Bat cho thấy rủi ro ngắn hạn đã có dấu hiệu giảm dần.
Xu hướng ngắn hạn của DPM cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng lên mức 11,28% nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường được đánh giá triển vọng tích cực hơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.