'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Contructions, HoSE: CTR) vừa công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022, với doanh thu 2.717 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 152 tỷ đồng, tăng 25% cùng kỳ.
Trước đó, CTR đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 là 8.586 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ở mức 517 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 32% chỉ tiêu doanh thu và 30% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, CTR hoàn thành 364/2.500 trạm viễn thông, đạt 14,6% kế hoạch năm 2022. Tính đến thời điểm hiện tại, CTR sở hữu 2.785 trạm viễn thông.
Với các mảng kinh doanh khác, CTR cũng có nhiều kết quả đáng ghi nhận như ký kết hợp đồng xây dựng dự án Golden Hill City, mở rộng mạng lưới kinh doanh thiết bị gia đình và thiết bị thông minh, hoàn thành lắp Camera AI cho Công ty M1 và M3 của Tập đoàn Viettel, lắp đặt điều hoà, máy lọc nước, tăng trưởng doanh thu kênh đại lý...
Năm 2022, CTR định hướng sẽ trở thành đơn vị hạ tầng cho thuê (TowerCo) số 1 tại Việt Nam với 4.487 trạm viễn thông, tỷ lệ dùng chung đạt 1,05; tiếp tục nâng cao công tác quản trị, hình ảnh thương hiệu và trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đặt mục tiêu chuyển đổi số đạt 3,8 điểm (theo DDM của TMForum).
Nhờ hệ sinh thái của Viettel, CTR kỳ vọng sẽ cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng hơn, bao gồm xây dựng, M&E, thiết bị smarthome, sửa chữa & bảo trì thiết bị điện, dịch vụ internet và dịch vụ phủ sóng tòa nhà - DAS.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTR, cùng giá mục tiêu 94.500 đồng/cổ phiếu, tăng 16% so với mức giá ngày 27/5 dựa trên hai phương pháp FCFE và P/E với tỷ trọng 50-50.
SC dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2022 của CTR lần lượt ước đạt 8.578 tỷ đồng (tăng 15,2% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 462 tỷ đồng (tăng 23,2%). Theo đó, EPS dự phóng ở mức 4.875 đồng, tương ứng P/E là 15,8 lần.
BSC cho rằng, nhóm hoạt động kinh doanh thuộc ngành viễn thông của CTR, như xây dựng viễn thông sẽ suy giảm do nhu cầu mới thấp; vận hành khai thác và ứng cứu thông tin tăng trưởng từ thị trường nước ngoài; hạ tầng cho thuê (TowerCo) tăng trưởng cao khi doanh nghiệp tăng số lượng trạm và cải thiện tỷ lệ dùng chung.
Trong khi đó, nhóm hoạt động kinh doanh ngoài ngành viễn thông, ví dụ xây dựng dân dụng kỳ vọng đi ngang khi giá vật liệu xây dựng neo cao; giải pháp tích hợp chưa được hưởng lợi từ các dự án năng lượng.
Kết thúc quý I, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) công bố doanh thu đạt 142 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái; nhờ lợi nhuận khác tăng đột biến, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt mức 300 tỷ đồng, tăng 45% cùng kỳ.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận xét, với tiềm lực tài chính dồi dào, KDH vẫn đẩy mạnh hoạt động xây dựng dự án Classia trong quý I, dự án cơ bản sẽ hoàn thiện trong quý II này. Về bán hàng, KDH vẫn chưa có động thái vội vã trong triển khai kinh doanh, tuy nhiên, giá bán dự kiến đã tăng dần từ 110 triệu đồng/m2 (quý IV/2021) lên mức 140 triệu đồng/m2, thậm chí theo một số thông tin chưa chính thức thì giá bán đã lên đến 160 triệu đồng/m2.
BVSC dự kiến hoạt động bán hàng sẽ rơi vào cuối quý II hoặc đầu quý III tới. BVSC ước tính doanh thu của Classia khoảng 2.600 tỷ đồng, tương ứng giá trung bình 130 triệu đồng/m2 (chưa VAT).
Căn cứ tiến độ các dự án, BVSC dự phóng doanh thu năm 2022 của KDH là 2.797 tỷ đồng, giảm 25% so với thực hiện năm 2021. Với giả định biên lãi gộp cải thiện và lợi nhuận khác từ mua rẻ tài sản có được trong quý I, lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 1.376 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước.
Sang năm 2023, công ty chứng khoán tiếp tục dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng của KDH tăng trưởng lạc quan, với lần lượt 3.883 tỷ đồng (tăng 39% cùng kỳ) và 1.762 tỷ đồng (tăng 28%). Dự án đóng góp chính là khu dân cư Bình Trưng (The Clarita) và có thể một phần nhỏ từ chung cư An Dương Vương. Hiện tại, KDH đang hoàn thiện pháp lý cho The Clarita trong 2022. Với thời gian xây dựng khoảng 6 tháng, dự án nhiều khả năng ghi nhận trong năm 2023...
Điểm rủi ro với KDH là quỹ đất để sẵn sàng triển khai đang giảm dần. Các dự án lớn ở khu Nam dù triển vọng hấp dẫn với chi phí vốn thấp nhưng còn vướng giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục giao đất, xác định tiền sử dụng đất. Do đó, áp lực duy trì lợi nhuận tăng trưởng sau 2024 là hiện hữu nếu các dự án như khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Corona 11A chưa thể triển khai bán hàng.
Đây là nguyên nhân có thể lý giải vì sao KDH chấp nhận mua lại dự án Đoàn Nguyên để có sản phẩm gối đầu cho 2024. Nếu việc mua lại quỹ đất giá cao thực hiện nhiều hơn, hiệu quả hoạt động của KDH từ 2024 có thể kém hấp dẫn hơn, áp lực tài chính cũng sẽ gia tăng dần.
BVSC cho rằng triển vọng của KDH nhìn chung không có thay đổi lớn dù thị trường bất động sản được các cơ quan quản lý theo dõi chặt chẽ hơn. Điểm tích cực có thể thấy là giá cổ phiếu có sự điều chỉnh đáng kể mở ra cơ hội cho nhà đầu tư trung hạn. Với giá thị trường ngày 27/5, định giá hợp lý theo NAV của KDH đang cao hơn 33,5%, tương đương 55.333 đồng/cổ phiếu
Do đó, BVSC duy trì khuyến nghị khả quan cho mục tiêu đầu tư trung hạn. BVSC cho rằng câu chuyện lợi nhuận tăng trưởng nhanh hơn trong 2023, thông tin mới các dự án lớn KDC 11A Corona, khu công nghiệp Lê Minh Xuân sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong nửa sau 2022. Dù vậy, rủi ro thông tin về kiểm soát thị trường bất động sản có thể ảnh hưởng đến KDH trong ngắn hạn.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) đạt 1.146 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ đóng góp của giàn khoan TAD; ghi nhận doanh thu từ 1 giàn khoan thuê ngoài và sự phục hồi của mảng dịch vụ giếng khoan (tăng 83,6% cùng kỳ).
Tuy nhiên, sự phục hồi chậm của hiệu suất sử dụng giàn tự nâng (chỉ 60%) và giá thuê giàn (tăng 4% cùng kỳ) không đủ bù đắp cho chi phí cố định của đội giàn tự nâng, dẫn đến khoản lỗ gộp 13,2 tỷ đồng của mảng khoan. Bên cạnh đó, PVD ghi nhận thu nhập từ công ty liên kết giảm trong khi chi phí ngoài hoạt động kinh doanh đến từ hoạt động tài chính và hoạt động khác trong quý I tăng. Kết quả, PVD lỗ ròng 56,2 tỷ đồng, trong khi quý I/2021 lỗ ròng 104 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho rằng, mặc dù thị trường khoan trong khu vực đang trên đà phục hồi, giá thuê ngày giàn tự nâng của PVD vẫn phục hồi khá khiêm tốn trong quý I với mức tăng 4% cùng kỳ. Điều này có thể là do một số hợp đồng khoan đã được ký kết khi mặt bằng giá thuê vẫn ở mức thấp (giàn PVD I và III).
Do đó, VND giảm giả định giá thuê ngày trung bình giàn tự nâng xuống 10%/2,9% cho giai đoạn 2022-2023, dẫn đến điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận ròng 2022-2023 xuống 32,6%/9,3%. Về cơ bản, VND vẫn tin tưởng vào sự phục hồi hoạt động kinh doanh của PVD trong các quý tới, động lực từ việc tất cả giàn khoan của PVD đều đã có việc cho phần còn lại của năm nay và cả sau đó; thị trường khoan dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ giá dầu tăng đột biến, có thể kéo theo giá thuê giàn tự nâng cao hơn cho PVD; giàn TAD đã chính thức hoạt động từ tháng 1/2022.
Công ty chứng khoán này ước tính PVD sẽ ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong lợi nhuận ròng năm 2022 so với mức thấp của năm 2021 (tăng 17,4 lần svck), sau đó đạt tăng trưởng kép lợi nhuận ròng là 45,1% trong 2023-2024. Ngoài ra, PVD dự kiến sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% cho năm 2021.
VND duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu là 30.500 đồng/cổ phiếu dành cho PVD. Giá mục tiêu vẫn dựa trên P/B mục tiêu 2022 là 1,15 lần. Động lực tăng giá là giá dầu cao hơn và thị trường khoan phục hồi mạnh mẽ hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá là sự sụt giảm của giá dầu và hiệu suất sử dụng và giá thuê ngày giàn khoan tự nâng thấp hơn kỳ vọng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.