'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) mới đây đã tham dự đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) và cập nhật một số nội dung chính, bao gồm việc lần đầu tiên đại hội QNS bầu ra thành viên HĐQT là người ngoài công ty (trước đó tất cả thành viên đều thuộc QNS).
Theo đó, thành viên HĐQT mới của QNS là đại diện cho nhà đầu tư liên quan đến Nutifood (top ba công ty sữa trong nước - chưa niêm yết). SSI cho rằng có thêm nhân tố bên ngoài sẽ tốt cho QNS trong dài hạn.
Mặt khác, ban lãnh đạo cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý I, trong đó doanh thu và lợi nhuận ròng tăng lần lượt 5% và 20% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng có được nhờ mảng đường (doanh thu tăng 80% với tăng trưởng sản lượng 47%), trong khi doanh thu từ sữa đậu nành đi ngang. Mảng sữa đậu nành đã bắt đầu phục hồi, với doanh thu tháng 3 tăng 10,6% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh quý I đã củng cố kì vọng của SSI khi cho rằng mảng đường sẽ dẫn dắt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2021. SSI ước tính QNS đạt 9.100 tỷ đồng doanh thu (tăng trưởng 40%) và 1.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng trưởng 24% so với cùng kỳ).
Một nội dung đáng chú ý khác, đó là QNS đã ký hợp đồng 3 năm cung cấp đường (cả đường RS và RE) cho các khách hàng doanh nghiệp lớn (Masan Group và Dutch Lady) và đang tiến hành đàm phán với các khách hàng doanh nghiệp khác.
Dự kiến Vinasoy sẽ ra mắt sản phẩm mới vào tháng 4 và tháng 8 năm nay, trong khi công ty đã có sản phẩm giới thiệu và xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và dự kiến ra mắt tại thị trường Mỹ vào cuối năm nay.
Nhà máy bia của công ty cũng sẽ sản xuất rượu vang (gia công cho một đối tác Nhật Bản). Sản phẩm của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu hơn nhờ các hiệp định FTA mới theo ban lãnh đạo và công ty cũng sẽ nắm bắt cơ hội này.
Hiện SSI duy trì khuyến nghị khả quan đối với QNS, với giá mục tiêu 1 năm là 50.600 đồng/ cổ phiếu, tương ứng tăng 17,6% so với giá hiện tại. Đợt trả cổ tức tiền mặt lần 3 cho năm 2020 tỷ lệ 15% (trên tổng số 25%) sẽ thực hiện vào ngày 29/4/2021.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (UPCoM: VTP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I sơ bộ với doanh thu đạt 5.100 tỷ đồng (tăng trưởng 106% so với cùng kỳ và giảm 9% so với quý liền trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 134 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ và tăng 38% so với quý trước).
Theo thông báo, sản lượng chuyển phát của VTP đã tăng 16% cùng kỳ trong quý I/2021. Bối cảnh doanh thu tăng mạnh hơn so với lợi nhuận trước thuế một phần do đóng góp từ doanh thu bán thẻ điện thoại vốn có biên lợi nhuận thấp từ 300.000 điểm bán hàng mà VTP nhận từ Viettel Telecom vào cuối quý I/2020.
Trong khi đó, VTP cho biết việc tăng trưởng lợi nhuận tăng tốc và biên lợi nhuận trước thuế cải thiện so với quý IV/2020 đến từ các sáng kiến tự động hóa và hiệu quả chi phí.
Cho cả năm 2021, VTP đặt kế hoạch doanh thu đạt 21.400 tỷ đồng (tăng 24% cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 620 tỷ đồng (tăng 29%). Ban lãnh đạo cho biết mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của công ty dựa trên tăng trưởng sản lượng chuyển phát và ở mức độ thấp hơn, đóng góp gia tăng từ các mảng ngoài chuyển phát như e-fulfillment.
Kế hoạch lợi nhuận trước thuế cao hơn 23% so với dự báo hiện tại của VCSC, có thể do giả định biên lợi nhuận thấp hơn. Nhìn chung, kết quả kinh doanh quý I/2021 cao hơn kỳ vọng của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Công ty chứng khoán này lưu ý rằng quý I/2020 là mức cơ sở so sánh cao vì dịch Covid-19 chỉ bắt đầu ảnh hưởng hoạt động giao hàng của VTP từ tháng 3/2020 và bảng giá thấp hơn hiện tại của VTP chỉ mới có hiệu lực từ tháng 8/2020.
VCSC hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho VTP với giá mục tiêu 102.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 20,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,7%.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, hiện nay mức stock rating của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HoSE: TCB) đạt 91 điểm cho nên công ty chứng khoán này duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Cùng với đó, đồ thị giá của TCB hồi phục về gần mức đỉnh cũ và đồ thị giá có dấu hiệu sớm bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên Yuanta đánh giá cao khả năng vượt mức đỉnh cũ ngắn hạn.
Đồng thời, dòng tiền ngắn hạn có dấu hiệu cải thiện trong vài phiên gần đây và duy trì ở mức dương.
Xu hướng ngắn hạn của TCB cũng được nâng từ mức giảm lên tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
Năm vừa qua, TCB ghi nhận kết quả kinh doanh khá tích cực với lợi nhuận sau thuế đạt 12.582 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Tăng trưởng cho vay năm 2020 cũng tăng 20,2% cùng kỳ và tăng trưởng tín dụng tăng 24% cùng kỳ.
Mặt khác, NIM tăng mạnh lên mức 4,88% so với năm 2019 do chi phí huy động giảm mạnh nhờ tỷ lệ CASA ở mức cao (đạt mức 46% vào cuối năm 2020) và môi trường lãi suất thấp. Tăng trưởng tín dụng mạnh và NIM cải thiện thúc đẩy tăng trưởng thu nhập lãi thuần đạt 32% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ nợ xấu của TCB giảm xuống còn 0,47% và tỷ lệ LLR đạt 117%, chi phí dự phòng tăng mạnh trong năm 2020 do mức cơ sở thấp của năm 2019.
Yuanta kỳ vọng lợi nhuận của TCB sẽ tiếp tục tăng trưởng 25% trong năm 2021 nhờ NIM tiếp tục cải thiện nhờ môi trường lãi suất thấp được duy trì và hệ số CAR ở mức cao (16,1%) giúp duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức cao.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.