Cổ phiếu tăng giá mạnh: IMP tăng mạnh nhất HoSE, CTP vững ngôi đầu HNX

Hoàng Anh - 08/09/2024 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhờ game tăng vốn 1:1 cũng như kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu IMP của Imexpharm tiếp tục xác lập đỉnh mới trong tuần vừa qua. Ngoài IMP, VHM cũng để lại dấu ấn khi thu hút được lượng lớn dòng tiền.

Trong tuần đầu tiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ, dòng tiền tiếp tục thể hiện xu hướng thận trọng. Theo đó, chỉ số VN-Index giảm khoảng 8 điểm, từ 1.281 xuống còn 1.273 điểm.

Mặc dù thị trường chỉ được giao dịch trong 3 phiên, tuy nhiên nhiều cổ phiếu vẫn vượt đỉnh với mức thanh khoản tương đối lớn.

IMP vượt đỉnh, tăng mạnh nhất sàn HoSE

Với đà tăng hơn 10%, IMP là cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất trong tuần vừa qua. Đáng chú ý, cổ phiếu này đã có 2 phiên “lộ trần” cùng mức thanh khoản vượt trung bình 20 phiên.

Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất sàn HoSE tuần qua

Chốt phiên giao dịch 6/9, cổ phiếu IMP đóng cửa tại mức 97.000 đồng/cp, qua đó xác lập đỉnh mới. Vốn hóa của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm vượt 7.400 tỷ đồng.

Đà tăng tích cực của cổ phiếu IMP được cổ vũ bởi tình hình kinh doanh tươi sáng của Imexpharm. Kết thúc 7 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 1.167 tỷ đồng. Lãi trước thuế ước đạt 185 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoài ra, liên quan tới kế hoạch tăng vốn, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo đã nhận được tài liệu về việc phát hành của dược phẩm Imexpharm. UBCKNN yêu cầu công ty công bố thông tin và thực hiện phát hành cổ phiếu theo quy định hiện hành.

Xếp ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu PMG của Công ty CP Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung với đà tăng 7,87%. Tính theo giá đóng cửa của phiên 6/9, vốn hóa của doanh nghiệp ước đạt hơn 340 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản cổ phiếu tương đối thấp. Nguyên nhân chủ yếu do lượng lớn cổ phần đều nằm trong tay cổ đông lớn.

Sau PMG, cổ phiếu TCO xếp ở vị trí thứ 3 với đà tăng 7,35%, chính thức vượt đỉnh năm 2023. Diễn biến tích cực của giá cổ phiếu đã đưa vốn hóa của Công ty CP TCO Holdings vượt 270 tỷ đồng.

Xếp ở vị trí thứ 4 là cổ phiếu KPF của Công ty CP Đầu tư Tài sản Koji với đà tăng gần 6,98%. Đà tăng của cổ phiếu KPF diễn ra ngay sau chuỗi ngày giảm mạnh liên tục. Kết phiên 6/9, cổ phiếu tăng kịch biên độ lên 2.300 đồng/cp và duy trì trạng thái “trắng bán” tới cuối phiên. Tính theo mức giá trên, vốn hóa của Koji đạt hơn 140 tỷ đồng.

Xếp ở vị trí thứ 5 là cổ phiếu PHC của Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings với đà tăng 6,96%. Với hơn 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa của doanh nghiệp vượt ngưỡng 310 tỷ đồng.

Các vị trí còn lại của top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần bao gồm: BTT (+6,77%), DSE (+6,65%), SFC (+6,22%), QCG (+5,81%), VHM (+5,78%). Trong nhóm này, cổ phiếu VHM tiếp tục thu hút được dòng tiền lớn, qua đó đưa vốn hóa của Vinhomes vượt 191.000 tỷ đồng,

Ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HOSE bao gồm: DTT (-13,10%), SRF (-9,42%), APH (-8,98%), CMX (-8,73%), PIT (-8,14%), L10 (-6,37%), FUE (-6,32%), SSB (-6,25%), ITD (-5,88%), SGR (-5,83%).

CTP vững vàng ngôi đầu sàn HNX

Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất lần lượt là: CTP (+31,17%), SPI (+26,32%), SGH (+20,00%), SFN (+17,65%), POT (+13,17%), ARM (+12,55%), BPC (+12,27%), VE3 (+11,39%), C69 (+11,11%), DC2 (+10%).

Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất sàn HNX tuần qua

Trong đó, CTP tiếp tục để lại ấn tượng với 3 phiên tăng gần hết biên độ liên tiếp, qua đó đưa vốn hóa của Công ty CP Minh khang Capital Trading Public vượt 366 tỷ đồng.

Như vậy, CTP đã tăng giá 2 tháng liên tiếp. Mặc dù cổ phiếu tăng mạnh nhưng ông Lê Minh Tuấn - CEO của công ty vẫn không thể bán hết 800.000 cổ phiếu đã đăng ký trước đó.

Ngoài CTP, cổ phiếu SPI cũng ghi nhận đà tăng ấn tượng với 3 phiên tiếp trần liên tiếp cùng mức thanh khoản vượt trung bình 20 phiên.

Ở chiều ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn gọi tên KSD (-22,22%), VCS (-20,77%), CMS (-19,17%), MCO (-18,75%), HBS (-14,43%), MAC (-12,50%), PGT (-11,43%), DS3 (-10,77%), PDT (-10,71%), HMR (-10,2%).

Trong nhóm này, HBS thu hút được nhiều sự chú ý nhất, bởi đà giảm của cổ phiếu diễn ra ngay sau game chia cổ tức. Cụ thể, vào ngày 29/8, HBS đã chốt quyền chia cổ tức với tỷ lệ 20% tiền mặt.

Nhóm cổ phiếu không volume dẫn sóng sàn UpCOM

Trên sàn UpCOM, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất lần lượt là: MA1 (30,87%), STW (+26,97%), DNT (+26,67%), PTT (+25,18%), HJC (+22,03%), NXT (+22,00%), EPH (+21,74%), RBC (+20,37%), DFC (+20,45%), HU6 (19,64).

Ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn lần lượt là: DAS (-40,00%), PMT (-37,97%), APP (-37,89%), IN4 (-36,31%), C22 (-33,09%), VHH (-25,86%), DNA (-25,19%), TLI (-22,64%), TNB (-19,44%), TEL (-18,71%).

Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất sàn UPCoM tuần qua

Mặc dù thuộc top biến động mạnh nhất sàn UPCoM tuy nhiên thanh khoản của các cổ phiếu trên chỉ ở mức cực thấp. Thậm chí, có cổ phiếu còn không có được giao dịch trong nhiều phiên liên tiếp.

Một trong những lý do gây ra tình trạng trên là do sức khỏe tài chính của doanh nghiệp không đủ hấp dẫn để thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có phần lớn cổ phần do ban lãnh đạo nắm giữ, làm cho lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường rất hạn chế.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Tài chính
(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.
Cùng chuyên mục
TP.HCM kiến nghị khẩn, các bộ họp gấp để gỡ bế tắc giá đất

TP.HCM kiến nghị khẩn, các bộ họp gấp để gỡ bế tắc giá đất

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) sẽ họp với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. HCM... về những vướng mắc bảng giá đất TP. HCM để báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào ngày 10/9.

'Trận động đất' tại Volkswagen và cuộc khủng hoảng cho nước Đức?

'Trận động đất' tại Volkswagen và cuộc khủng hoảng cho nước Đức?

(VNF) - Chủ tịch hội đồng công nhân Volkswagen, bà Daniela Cavallo, khẳng định rằng: “Một cuộc khủng hoảng tại Volkswagen… là một cuộc khủng hoảng đối với nước Đức”.

Quảng Nam: Lên kế hoạch tái khởi động Khu đô thị xanh Anvie

Quảng Nam: Lên kế hoạch tái khởi động Khu đô thị xanh Anvie

(VNF) - UBND thị xã Điện Bàn đã có tờ trình đề nghị phê duyệt danh mục dự án Khu đô thị xanh Anvie Hà My, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Đầu tư đất nông nghiệp đến thời lên ngôi?

Đầu tư đất nông nghiệp đến thời lên ngôi?

(VNF) - Bất động sản nông nghiệp được coi là thị trường “ngách”, ít được chú ý tới. Tuy nhiên, chuyên gia nhìn nhận sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, phân khúc này sẽ dần trở nên phổ biến, được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

'Bão số 3 đã suy yếu nhanh, khẩn trương khắc phục hậu quả'

'Bão số 3 đã suy yếu nhanh, khẩn trương khắc phục hậu quả'

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đến thời điểm này có thể khẳng định bão số 3 đã suy yếu nhanh, các địa phương phải khẩn trương triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả.

4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bão Yagi đổ bộ

4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bão Yagi đổ bộ

(VNF) - Tính đến 17h ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) khiến 4 người chết, 78 người bị thương, 6 tàu thuyền bị chìm, nhiều nhà ở hư hỏng, tốc mái và hàng nghìn cây xanh ngã đổ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cho vay

(VNF) - Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết NHNN đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong đó tập trung vào hạ lãi suất cho vay.

Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

(VNF) - Bão Yagi khiến nhiều đường dây 500 kV, 220 kV ở các tỉnh ven biển phía Bắc gãy, đổ, gặp sự cố, gây mất điện toàn tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh.

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, mái tôn bay, cần cẩu gãy, cây đổ ngổn ngang... trên đường ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội.