Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Quyền Tổng giám đốc Vinalines khẳng định: Mối lo về số nợ của Vinalines đã cơ bản được giải quyết. Trong khi, 3 ngành nghề kinh doanh cốt lõi, gồm: vận tải biển, khai thác cảng biển, dịch vụ hàng hải dự báo sẽ có nhiều khởi sắc trong thời gian tới.
Nói về tái cơ cấu nợ, ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐTV Vinalines cho biết: Cách đây 4 năm, lỗ lũy kế của Vinalines lên tới 22.000 tỷ, vốn chủ sở hữu chỉ còn 5.000 tỷ trong khi vốn điều lệ nhà nước giao là 10.000 tỷ.
“Tuy vậy, qua thời gian tái cơ cấu, hiện số nợ của Vinalines giảm xuống chỉ còn khoảng 2.000 tỷ, vốn điều lệ sau cổ phần hóa sẽ nâng lên hơn 14.000 tỷ đồng”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết thêm: Giai đoạn 2006 - 2010, Vinalines đã đầu tư đội tàu với giá trị mua rất cao, chi phí vận hành rất lớn. Đến nay, do một số tàu già hoạt động kém hiệu quả, Vinalines đã tiến hành thanh lý. Tài sản đó tinh gọn là nguyên nhân lợi nhuận trong mấy năm qua âm. Song, khi đội tàu đã cơ bản được tái cấu trúc, hoạt động năng suất hơn, Vinalines hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Sau IPO, Vinalines sẽ tiếp tục thoái vốn tại các công ty thành viên, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước. Một số đơn vị thành viên của Vinalines trong tình trạng hoạt động không liên tục.
“Ngay trong quý này, Vinalines sẽ thoái vốn hết tại các doanh nghiệp gây thua lỗ, chỉ giữ lại các doanh nghiệp mang lại lợi ích trong định hướng phát triển dịch vụ chuỗi logistics trọn gói của Tổng công ty”, ông Sơn nói.
Cũng theo Chủ tịch HĐTV Vinalines, mảng kinh doanh cốt lõi của đơn vị sau CPH vẫn là: Vận tải biển - Khai thác cảng biển - Dịch vụ hàng hải. Tuy nhiên, Vinalines sẽ tập trung đầu tư mạnh hơn về cảng biển, đặc biệt là các cảng nước sâu và dịch vụ logistics để hình thành dịch vụ chuỗi, tiết kiệm thời gian, chi phí vận tải cho khách hàng.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, những “mỏ vàng” cảng biển của Vinaliens đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt là các cảng nước sâu có vị trí trọng điểm như Tân Vũ, Lạch Huyện ở phía Bắc, cảng Tiên Sa ở miền Trung, Hiệp Phước, cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải ở khu vực phía Nam…
Ngoài ra, còn có rất nhiều cảng khác như cảng Liên Chiểu, các khối cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang, Cần Thơ, Cam Ranh… Hiện nhiều nhà đầu tư đang rất chờ đón cổ phần hoá từ các cảng này.
Bên cạnh đó, Vinalines đang cơ cấu đội tàu, đặt mục tiêu đến năm 2020 là doanh nghiệp hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam. Vì thế, vận tải biển sẽ không còn là “gánh nặng” cho đơn vị này.
Ngoài ra, Vinalines còn có thế mạnh rất lớn trong dịch vụ chuỗi logistic, tích hợp hoạt động cảng biển-vận tải biển-dịch vụ hàng hải trong dịch vụ trọn gói nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các khách hàng. Đây cũng là nguồn thu mạnh mẽ của Vinalines trong tương lai.
Trước nhiều tiềm năng đó, với mức giá 10.000 đồng/cổ phần, dự báo nhiều nhà đầu tư sẽ vẫn chọn Vinalines vì những tiềm năng tương lai của đơn vị này là rất lớn.
Ngày 5/9/2018 cổ phiếu Vinalines chính thức lên sàn Theo kế hoạch, Vinalines sẽ thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào 8h30 ngày 5/9/2018 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với 488.818.130 cổ phần (tương ứng với 34,8% vốn điều lệ của công ty mẹ), mức giá 10.000 đồng/cổ phần. Thời gian nộp đơn và tiền cọc chậm nhất là 15h30 phút ngày 28/8. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá chậm nhất là vào 16h00 ngày 31/8. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.