Cuộc đời khiêm nhường của ông chủ Zara

Trương Sanh - 23/02/2018 17:57 (GMT+7)

Là một trong những người giàu nhất hành tinh, Amancio Ortega vẫn ăn trưa cùng nhân viên tại căn tin công ty và ít xuất hiện trước truyền thông.

VNF
Amancio Ortega - ông chủ Zara. Ảnh: Getty Images.

Trên 40 năm kể từ ngày thành lập Inditex - công ty đứng đằng sau chuỗi bán lẻ thời trang Zara, cuộc sống của người đàn ông Tây Ban Nha không thay đổi dù khối tài sản ngày càng phình to.

Ông chủ sinh năm 1936 từng vượt qua tỷ phú Warren Buffet và lên ngôi giàu nhất thế giới vào tháng 6/2015. Hiện Ortega sở hữu khối tài sản được Forbes ước tính 72,7 tỷ USD, là người giàu nhất châu Âu, người giàu thứ 4 thế giới và nhà bán lẻ giàu nhất hành tinh. Ông cũng đầu tư vào nhiều bất động sản bao gồm các tòa nhà tại Madrid, Barcelona, London, Chicago, Miami và New York.

Thành công của tỷ phú không theo khuôn mẫu thông thường. Ortega là con út trong gia đình khó khăn có bốn người con, sinh trưởng tại một ngôi làng nhỏ ở Busdongo de Arbas - một vùng thuộc miền Bắc Tây Ban Nha. Thu nhập ít ỏi của gia đình đến từ lương nhân viên ga xe lửa của bố và việc làm hầu gái của mẹ. Số tiền kiếm được quá ít khiến đôi khi cả gia đình không thể mua những món đồ cơ bản nhất trong nhà.

Ở tuổi 13, Ortega phải nghỉ học và bắt đầu làm việc tại cửa hàng quần áo thủ công ở La Coruña. Tại đây, ông học cách làm quần áo bằng tay. Năm 20 tuổi, ông làm áo choàng tắm cùng anh em và cô bạn Rosalia Mera - người không lâu sau đó trở thành vợ ông. Năm 1972, hai người sáng lập công ty chuyên bán áo choàng tắm có tên Confecciones Goa.

Đến năm 1975, ông quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh mới, mở rộng sang quần áo và ra mắt cửa hàng đầu tiên. Ông và Mera muốn đặt tên cửa hàng là Zorba, giống với bộ phim hai người yêu thích là Zorba the Greek. Tuy nhiên, có một quán bar gần đó đã lấy thương hiệu này. Cặp đôi quyết định tìm một cái tên vẫn giữ được phần lớn chữ cái của nguyên bản Zorba. Cuối cùng họ chọn Zara - thương hiệu giờ đây xuất hiện khắp ngõ ngách trên thế giới.

Ngay từ đầu, Ortega đã xác định tốc độ là át chủ bài tạo nên triết lý kinh doanh của công ty, giúp doanh nghiệp biến thành đế chế bán lẻ khổng lồ của ngày hôm nay. "Linh hoạt và tiện lợi" là hai yếu tổ thể hiện chính xác những gì mà thương hiệu này mang đến cho khách hàng. Zara nhanh chóng thống trị thị trường bởi mang đến cho người dùng cái mà họ cần nhanh nhất có thể.

Được định danh là "thời trang nhanh" nhưng CEO Inditex Pablo Isla mô tả thương hiệu của họ mang đến nhiều hơn thế. "Bạn nhìn thấy các cửa hàng và không thể tưởng tượng được điều gì nằm bên trong đó", ông nói.

Việc sớm rời xa giảng đường ảnh hưởng rất lớn đến phong cách quản trị của ông chủ Zara. Những người thân cận cho biết ông thường đọc tiểu thuyết và báo nhưng không giỏi trong việc viết những câu dài. Ortega không bao giờ có phòng, bàn làm việc hay máy tính riêng.


José María Castellano, cựu CEO Inditex, người có 31 năm làm việc với Ortega nói, phong cách làm việc của sếp cũ ông là bàn luận mọi thứ quyết liệt với các nhóm nhỏ, viết vào giấy, lắng nghe thật nhiều từ những người khác và thích thảo luận bằng miệng thay vì qua bản thảo.

Những tương tác cá nhân một cách gần gũi như thế đã giúp ông tạo nên công thức thành công cho Zara. Vào thời điểm đa phần ngành thời trang chuyển quy trình gia công sang Trung Quốc và các quốc gia có mức giá sản xuất thấp, Ortega vẫn muốn giữ các cơ sở ở gần. 

55% xưởng của hãng nằm ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Morocco - rất gần với thị trường chính của công ty. Qua đây, việc vận chuyển các bộ sưu tập mới hai lần mỗi tuần diễn ra trơn tru cho mọi cửa hàng. Nhờ quyết định này, năm 2001, giá cổ phiếu của Inditex tăng gấp 10 lần kể từ ngày thành lập.

Ngoài Zara, công ty Tây Ban Nha còn sở hữu những thương hiệu khác như Pull&Bear, Massimo Dutti, Bershka, Stradivarius, Oysho, Zara Home và Uterqüe, với 7.504 cửa hàng tại 94 quốc gia, doanh số hằng năm khoảng 18 tỷ USD. Công ty hiện có hơn 92.000 nhân viên khắp thế giới.

Ortega là tỷ phú điển hình phong cách châu Âu. Giống như Ingvar Kamprad - tỷ phú Thụy Điển sáng lập chuỗi nội thất Ikea, Ortega chỉ tham gia một số quỹ từ thiện có giới hạn. Ông dành 500 suất học bổng hằng năm cho sinh viên Tây Ban Nha du học tại Mỹ và Canada. Vị doanh nhân cũng đóng góp vào quỹ từ thiện của các nhà thờ và cứu trợ khẩn cấp. Với ông, những quỹ thiện nguyện càng lớn sẽ mang đến những vấn đề không mong muốn. Vì thế, ông chỉ tham gia vào những tổ chức nhỏ và có chọn lọc kỹ càng.

Ortega rất ít khi chia sẻ thông tin cá nhân và được biết đến là người có lối sống giản dị. Đến năm 1999, không còn bất cứ hình ảnh nào của ông được công bố. Phong cách lãnh đạo của ông chủ Zara thể hiện bóng dáng của một người đàn ông đầy nội tâm. Một video bất ngờ vào dịp sinh nhật thứ 80 cho thấy ông rơi nước mắt và bỏ trốn. 

Tỷ phú hầu như không bao giờ nói chuyện trước công chúng hay nhận những danh hiệu cho cá nhân. Chỉ một số ít thông tin riêng tư của ông xuất hiện trên báo chí và hầu hết đều do phóng viên tự thu thập chứ không phải do vị doanh nhân cung cấp.

Là người tạo nên đế chế khổng lồ về quần áo, Ortega lại không mấy quan tâm nhiều đến vấn đề thời trang và không là tín đồ trung thành với thương hiệu của mình. Ông thường mặc đồ theo cùng một phong cách: áo thun trắng, áo khoác xanh và quần xám - không có bất cứ món nào mang thương hiệu Zara.

Dù tuổi đã cao nhưng Ortega vẫn rất năng động và không rời bỏ hoàn toàn công việc. Ông hiện sở hữu gần 60% cổ phần Inditex - thương hiệu có giá trị trên 100 tỷ USD. Cuộc sống của tỷ phú cũng không có gì thay đổi suốt vài thập kỷ qua, kể từ ngày công ty cất cánh và ông liên tục lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới. Vị doanh nhân vẫn có lối sống giản dị, không hào nhoáng, phô trương và mỗi ngày vẫn đến quán cà phê quen thuộc tại thành phố La Coruña.

Mặc dù đã rút khỏi ghế chủ tịch hội đồng quản trị của Inditex vào 2012, Ortega vẫn đi 10 dặm đến trụ sở công ty tại Arteixo hầu như mỗi ngày. Ông chủ ăn trưa cùng nhân viên tại căn tin. Thay vì mất hút trong văn phòng riêng, ông thường có một bàn làm việc cạnh bên những nhân viên khác như thiết kế, chuyên gia xây dựng và người thu mua. Ông được xem là một tỷ phú khiêm nhường và đầy bí ẩn.

Theo VnExpress
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.