Cuộc đua vào vũ trụ của các tỷ phú

Ngọc Thắm - 10/06/2019 10:33 (GMT+7)

Các tỷ phú công nghệ từ Jeff Bezos, Elon Musk cho đến Masayoshi Son, Richard Branson đều đang lao vào cuộc đua phóng vệ tinh lên vũ trụ.

VNF
Cuộc đua vào vũ trụ của các tỷ phú. Ảnh: congnghe.vn

Khi SpaceX của tỷ phú công nghệ Elon Musk phóng thành công 60 Starlink đầu tiên từ Cape Canaveral ở bang Florida, Mỹ vào cuối tháng 5 vừa qua, hàng chục tấm ảnh chụp những vật thể bay không xác định (UFO) đã được đăng tải lên. Cùng với đó là những lời cáo buộc rằng SpaceX đang tạo ra “những mảnh vụn không gian” có thể nguy hại đến thiên văn học. “Đã có 4.900 vệ tinh trên quỹ đạo... Không ai nhìn thấy Starlink trừ khi họ quan sát rất kỹ và Starlink sẽ không ảnh hưởng gì đến những tiến bộ trong ngành thiên văn học”, Musk tranh luận trên Twitter.

Đợt phóng vệ tinh nói trên chỉ là bước đầu trong nỗ lực xây dựng một hạm đội khổng lồ có thể lên tới 12.000 vệ tinh. Đó cũng là động thái tiến công vào ngành vệ tinh của một nhóm tỷ phú công nghệ khi họ tin rằng các vệ tinh nhỏ hơn có thể giữ một vai trò thiết yếu trong việc kết nối gần 4 tỷ người vẫn chưa được kết nối internet.

Jeff Bezos, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Amazon, đã đầu tư vào cuộc đua không gian thông qua công ty tên lửa Blue Origin của mình. Tháng 4 vừa qua, Amazon cũng công bố một kế hoạch gọi là Dự án Kuiper để phóng hạm đội vệ tinh của riêng mình.

Các tỷ phú khác cũng đang nhòm ngó bầu trời. SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son và Virgin Group của tỷ phú Richard Branson đang hậu thuẫn cho startup OneWeb, vốn đã huy động được hơn 3 tỷ USD để xây dựng một hạm đội gồm 650 vệ tinh. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nhận thấy tâm lý hưng phấn này ở một hội nghị ngành vệ tinh tại Washington vào tháng 5. “Tổng thống Donald Trump từng nhận xét: “Các tay giàu có đều thích tên lửa”, ông nói.

Cuộc đua khốc liệt

Các công ty trước đây đã phóng các vệ tinh địa tĩnh khổng lồ to bằng một chiếc xe buýt London vào quỹ đạo để “phủ sóng” đến nhiều nơi trên thế giới mà các đường dây viễn thông truyền thống chưa tiếp cận được. Và trong thập niên vừa qua, các mẫu vệ tinh nhỏ hơn đã xuất hiện như một lựa chọn thay thế với chi phí rẻ hơn và đã chứng tỏ là giải pháp lý tưởng để có thể quan sát trái đất và triển khai các dự án hàn lâm. SpaceX và Amazon đang đầu tư vào các vệ tinh nhỏ này.

SpaceX đã huy động 1 tỷ USD cho đợt phóng vệ tinh nói trên và Musk rất tự tin tuyên bố Starlink có thể tạo ra 30 tỷ USD doanh thu mỗi năm. OneWeb, được chống lưng bởi các nhà đầu tư như SoftBank, Qualcomm, Airbus và Coca-Cola, cũng đã phóng các vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên của mình vào tháng 2.2019. Sau đó OneWeb cũng đã huy động được 1,25 tỷ USD vốn đầu tư để hoàn thiện mạng lưới toàn cầu của mình vào năm 2021.

Amazon hiện bước chân vào ngành vệ tinh với kế hoạch phóng hơn 3.000 vệ tinh ở độ cao 590-730 km. Dự án này có mục đích tương tự như SpaceX và OneWeb, đó là nhắm đến những nơi trên thế giới mà công nghệ 5G và kết nối băng thông đường dây cố định chưa thể tiếp cận được. “Có hàng tỉ con người trên thế giới chưa tiếp cận được internet băng thông rộng. Tầm nhìn của chúng tôi là cung cấp kết nối băng thông tốc độ cao đến cho nhiều cộng đồng chưa được tiếp cận internet trên khắp thế giới”, Amazon cho biết.

Các công ty trong đó có Leosat của Pháp, Telesat của Canada cũng đang có kế hoạch phóng vệ tinh. Cuộc đua phóng vệ tinh cũng cho thấy sự tăng tốc đầu tư vào ngành không gian vũ trụ. Hãng nghiên cứu Northern Sky Research cho biết 17,8 tỷ USD đã được rót vào 600 công ty trong giai đoạn 2000-2018, trong đó có 7 tỷ USD đã được huy động trong 2 năm qua.
Advertisement

Sau khi rung chuyển ngành ô tô, bán lẻ và các ngành khác, một số nhà quan sát tin rằng các nhà đầu tư tỷ phú có thể cách mạng hóa ngành vệ tinh. Chad Anderson, CEO hãng đầu tư mạo hiểm Space Angels, cho rằng ngành vệ tinh bị thống trị bởi chưa tới 10 công ty cho đến khi SpaceX giành được một hợp đồng với NASA vào năm 2009. Kể từ đó, hơn 435 công ty không gian vũ trụ đã nhận được tổng cộng 20 tỷ USD vốn đầu tư khi các startup vệ tinh bùng nổ. “Viễn thông chỉ là ngành mới nhất bị phá bĩnh và nó đã xảy ra trước khi các vệ tinh thậm chí đi vào hoạt động”, ông nói.

Bài học quá khứ

Khi rót vốn vào các hạm đội vệ tinh, các tỷ phú đang đặt cược vào 2 canh bạc riêng lẻ. Một là họ đặt cược rằng tăng trưởng sẽ bùng nổ trong ngành vệ tinh vào thập niên tới khi nhu cầu thông tin liên lạc tại những nơi như châu Phi tăng mạnh. Hai là các tỷ phú đặt cược rằng họ có thể giành được một miếng bánh đáng kể trong thị trường này, nhờ phóng một thế hệ mới các vệ tinh siêu nhỏ vào quỹ đạo tầng thấp hơn.

Tuy nhiên, một vấn đề lớn mà các tỷ phú đang đối mặt là nhiều trong số các công ty lớn nhất hiện rất chật vật. Avanti Communications (Anh), cũng giống như Amazon và OneWeb, đang nhắm tới việc cung cấp băng thông rộng cho châu Phi, nhưng hãng này bị buộc đổi nợ thành vốn vào năm ngoái và phải huy động 55 triệu USD năm nay từ các quỹ đầu cơ nắm giữ nợ của Hãng. Eutelsat, một công ty vệ tinh Pháp, đã giảm phân nửa giá trị kể từ năm 2015 và SES (trụ sở tại Luxembourg) được giao dịch chỉ bằng 1/3 mức giá của năm 2015.

“Không một công ty nào trong số các công ty viễn thông (vệ tinh) lớn có khả năng thanh toán và tình trạng này đã như vậy từ rất lâu rồi”, Anderson cho biết. “Phần lớn các công ty này được quăng đi quăng lại giữa các chủ sở hữu như một củ khoai lang nóng phỏng tay và điều đó đang bắt đầu xảy ra một lần nữa”, ông nói thêm.

Sự tồn tại một cách chật vật của một số công ty có thể hàm ý rằng ngành vệ tinh thực sự quá đông đúc và lịch sử có thể lặp lại. Đó là giai đoạn lịch sử mà Rupert Pearce, CEO của Inmarsat (Anh), không thể nào quên khi ngành chứng kiến sự bùng nổ rồi xì hơi vào đầu thập niên 2000. “Chúng tôi đã xem bộ phim này trước đó. Nó là thể loại phim kinh dị”, ông nhớ lại.

Thực vậy, ngành vệ tinh đã sụp đổ một cách ngoạn mục vào lúc giao thời của thế kỷ này và đã cuốn đi hàng tỷ USD đầu tư trong quá trình đó. Iridium, vốn được chia tách từ Motorola, đã chi 6 tỷ USD xây dựng một mạng lưới vệ tinh vào năm 1998 nhưng chỉ trong vòng 1 năm đã phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản và được bán vào năm 2000 với giá chỉ 25 triệu USD. Globalstar, một công ty Mỹ khác đã từng đưa ra các kế hoạch đầy tham vọng, cũng sụp đổ khi vốn hóa thị trường của nó từ mức 7 tỷ USD trong cơn sốt công nghệ xuống còn chỉ 55 triệu USD tại thời điểm bán đi vào năm 2004.

Tình hình kém lạc quan gần đây của các tay chơi lâu năm cũng là hồi chuông cảnh báo cho những người chơi mới. Inmarsat được thành lập vào thập niên 1970, khi đó là một tổ chức liên chính phủ với mục đích cải thiện an toàn hàng hải nhờ sử dụng vệ tinh để bắt tín hiệu cầu cứu từ các con tàu. Inmarsat là công ty vệ tinh quốc tế đầu tiên được tư nhân hóa vào thập niên 1990 và đã phát triển trở thành một trong những người chơi lớn nhất trong ngành.

Nhưng nay điều đó đã thay đổi. Các chuyên gia đánh giá sự sa sút gần đây của Inmarsat cũng chính là tình cảnh hiện nay của ngành vệ tinh. Tiềm năng tăng trưởng lạc quan đã đẩy giá cổ phiếu của Inmarsat tăng mạnh nhưng rồi nhanh chóng lao dốc do kết quả kinh doanh xập xình. Vào năm 2010, Inmarsat quyết định đầu tư vào một hạm đội vệ tinh mới gọi là Global Xpress. Hạm đội mới này ngốn của Công ty hơn 2 tỷ bảng Anh với mục đích mở ra các thị trường mới cho Inmarsat trong đó có WiFi trên máy bay cho thị trường châu Âu. Global Xpress được thành lập như một đơn vị độc lập thuộc Inmarsat và có trụ sở đặt tại Thụy Sĩ, cách rất xa so với trụ sở của Công ty ở London.

Đợt phóng tên lửa Proton không thành công vào năm 2015 tại Baikonur Cosmodrome ở Kazakhstan đã khiến kế hoạch của Inmarsat đi chệch hướng. Thất bại đó đã trì hoãn đợt phóng của Global Xpress tới 2 năm khi kinh doanh của Inmarsat gặp khó. Công ty đã bắt đầu vay mượn để trả cổ tức và giá cổ phiếu, vốn đạt đỉnh 11 bảng Anh vào năm 2016, đã giảm xuống còn 1/3 giá trị chỉ trong vòng 2 năm. Trong một thương vụ dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay, Inmarsat đã được bán cho một nhóm công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân với giá chưa tới 50% giá trị cách đây 3 năm.

Dù tình hình của các tay chơi lâu năm trong ngành không mấy khả quan, nhưng ông Anderson tin rằng cuộc đua không gian vũ trụ đang bước vào một giai đoạn mới được dẫn dắt bởi Elon Musk và Jeff Bezos khi cả hai đều sở hữu các công ty tên lửa riêng và các công ty vệ tinh mới thành lập. Quan trọng là những tỷ phú này đều rất hứng thú với cuộc đua mới và điều đó chắc chắn sẽ đe dọa các người chơi lâu năm trong ngành.

Theo NCĐT
Cùng chuyên mục
Sàn online đồng loạt tăng phí: Chủ shop lao đao vì mất khách và thua lỗ

Sàn online đồng loạt tăng phí: Chủ shop lao đao vì mất khách và thua lỗ

30/03/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng phí và giảm ưu đãi, khiến người bán gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận. Họ lo ngại về việc mất khách và giá cả sản phẩm tăng cao.

Khung pháp lý cho tài sản số: Cần cân bằng giữa phát triển  và quản lý rủi ro

Khung pháp lý cho tài sản số: Cần cân bằng giữa phát triển và quản lý rủi ro

29/03/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, khung pháp lý cho tài sản số cần được xây dựng theo hướng minh bạch, linh hoạt và phù hợp với xu hướng quốc tế, nhằm vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư, vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và duy trì sự ổn định của thị trường tài chính.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong MMO: Những bẫy tài chính khiến bạn cháy tài khoản

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong MMO: Những bẫy tài chính khiến bạn cháy tài khoản

28/03/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Những năm gần đây, hình thức kiếm tiền online (MMO - Make Money Online) đã trở thành xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội chính đáng, không ít cá nhân và tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mới để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trong MMO. Nếu không cẩn thận, người tham gia có thể mất trắng số tiền mình đầu tư.

Viettel lập công ty mới 'tham chiến' thị trường 650 tỷ USD

Viettel lập công ty mới 'tham chiến' thị trường 650 tỷ USD

27/03/25 17:32 (GMT+7)

(VNF) - Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service) là công ty công nghệ về dịch vụ khách hàng.

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030

27/03/25 11:10 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 26/3, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã tổ chức lễ ra mắt bệnh án điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế của tỉnh An Giang.

90% người thất bại khi làm MMO: Cơ hội triệu đô hay cạm bẫy?

90% người thất bại khi làm MMO: Cơ hội triệu đô hay cạm bẫy?

27/03/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - MMO (Make Money Online) không chỉ là xu hướng kiếm tiền thời đại số mà còn là cơ hội để tạo dựng thu nhập bền vững. Tuy nhiên, với hàng loạt hình thức khác nhau, người mới rất dễ bị lạc lối hoặc mắc phải những sai lầm khiến công sức đổ sông đổ bể.

Việt Nam cho phép thí điểm Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk

Việt Nam cho phép thí điểm Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk

26/03/25 22:38 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn Space Exploration Technologies (SpaceX) của Hoa Kỳ, đơn vị cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh được phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (Starlink) tại Việt Nam.

Starlink: Tham vọng phủ Internet toàn cầu của Elon Musk và khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam

Starlink: Tham vọng phủ Internet toàn cầu của Elon Musk và khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam

26/03/25 13:35 (GMT+7)

(VNF) - Starlink, dự án Internet vệ tinh của SpaceX do tỷ phú Elon Musk sáng lập, sắp được triển khai thí điểm tại Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng trong việc mở rộng hạ tầng viễn thông, giúp cải thiện khả năng kết nối Internet ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, SpaceX cũng đang lên kế hoạch đầu tư mạnh vào Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này.

MobiFone 'tham chiến' sân chơi 5G sau khi về Bộ Công an

MobiFone 'tham chiến' sân chơi 5G sau khi về Bộ Công an

26/03/25 10:52 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 26/3, Tổng công ty Viễn thông MobiFone công bố chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây là hoạt động mới nhất của nhà mạng này sau khi được chuyển về Bộ Công an.

‘DeepSeek tạo bước nhảy vọt, đưa AI Trung Quốc tiến sát Mỹ'

‘DeepSeek tạo bước nhảy vọt, đưa AI Trung Quốc tiến sát Mỹ'

25/03/25 15:56 (GMT+7)

(VNF) - Nhờ các công ty như DeepSeek đã tìm ra cách sử dụng chip và áp dụng thuật toán hiệu quả hơn, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách phát triển AI với Mỹ xuống chỉ còn 3 tháng trong một số lĩnh vực, theo nhận định của CEO công ty khởi nghiệp Trung Quốc 01.AI Lee Kai-fu.

Khơi nguồn lực 'ngầm' trong vùng xám kinh tế

Khơi nguồn lực 'ngầm' trong vùng xám kinh tế

25/03/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã mở đường cho rất nhiều công nghệ tại Việt Nam. Trong đó, giới công nghệ và kinh doanh dựa trên blockchain đang kỳ vọng đây sẽ là bước đột phá chính sách để đưa công nghệ này bùng nổ.

Thanh toán kỹ thuật số: 'Việt Nam có thể vượt qua Singapore và Thái Lan'

Thanh toán kỹ thuật số: 'Việt Nam có thể vượt qua Singapore và Thái Lan'

23/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển tại khu vực Đông Nam Á, lãnh đạo Mastercard cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thanh toán kỹ thuật số.

Doanh nghiệp nhỏ Việt Nam tăng đầu tư vào trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp nhỏ Việt Nam tăng đầu tư vào trí tuệ nhân tạo

22/03/25 10:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo khảo sát của CPA Australia, các khoản đầu tư vào công nghệ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng, 88% doanh nghiệp nhỏ cải thiện lợi nhuận trong năm qua nhờ vào đầu tư công nghệ. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) trong 2024 tăng gấp đôi so với 2023, đạt mức 44%

Huawei giới thiệu điện thoại AI có 'cảm xúc', được huấn luyện bởi DeepSeek

Huawei giới thiệu điện thoại AI có 'cảm xúc', được huấn luyện bởi DeepSeek

22/03/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Huawei vừa ra mắt dòng điện thoại thông minh Pura X với trợ lý AI tiên tiến được nâng cấp bởi DeepSeek, có khả năng tương tác theo cảm xúc và nhận diện tâm trạng người dùng. Thiết bị này chạy hoàn toàn trên hệ điều hành HarmonyOS Next, đánh dấu bước tiến lớn trong việc giảm phụ thuộc vào hệ điều hành Android của phương Tây.

Trường Đinh Thiện Lý nắm quyền tham dự Giải Vô địch Thế giới VEX Robotics 2025

Trường Đinh Thiện Lý nắm quyền tham dự Giải Vô địch Thế giới VEX Robotics 2025

18/03/25 19:31 (GMT+7)

(VNF) - Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý (Đinh Thiện Lý) đã xuất sắc giành tấm vé mơ ước để tham dự Giải Vô địch Thế giới - VEX Robotics World Championship 2025 tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ.

Tiền số lên sàn giao dịch: Đánh thuế bao nhiêu là hợp lý?

Tiền số lên sàn giao dịch: Đánh thuế bao nhiêu là hợp lý?

17/03/25 15:30 (GMT+7)

(VNF) - TS Chu Thanh Tuấn cho rằng Việt Nam nên áp dụng chính sách thuế cân bằng giữa việc thu hút đầu tư và đảm bảo nguồn thu ngân sách. Thay vì áp thuế giao dịch cao, nên tập trung vào thuế lợi nhuận vốn hợp lý, miễn VAT, thu thuế doanh nghiệp từ các sàn giao dịch và xây dựng khung pháp lý rõ ràng.

Lập sàn tiền số: Kiểm soát giao dịch ẩn danh để thu thuế hiệu quả

Lập sàn tiền số: Kiểm soát giao dịch ẩn danh để thu thuế hiệu quả

15/03/25 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Các sàn giao dịch tiền số nên được yêu cầu báo cáo các giao dịch và sự kiện chịu thuế cho cơ quan thuế, có thể theo thời gian thực hoặc thông qua hồ sơ định kỳ.

'AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới'

'AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới'

14/03/25 15:26 (GMT+7)

(VNF) - Ông Sarim Aziz, Giám đốc Chính sách công tại Meta nói: "AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Để phát triển được AI cần sự bao trùm, thu hút sự quan tâm của mọi người dù đó là người giàu hay người nghèo, đa dạng về giới, về văn hóa...

'Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao'

'Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao'

14/03/25 15:19 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Trương Gia Bình, nếu nhiều năm trước, Việt Nam gần như vô danh trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới thì ngày nay, Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ứng dụng AI: Cắt giảm nhân sự, năng suất vẫn tăng gấp đôi

Ứng dụng AI: Cắt giảm nhân sự, năng suất vẫn tăng gấp đôi

13/03/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - TS. Cấn Văn Lực đánh giá, AI không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yếu tố quyết định hiệu suất doanh nghiệp.

Việt Nam bắt tay Singapore xây khung pháp lý cho tài sản số

Việt Nam bắt tay Singapore xây khung pháp lý cho tài sản số

13/03/25 06:45 (GMT+7)

(VNF) - MAS sẽ hỗ trợ UBCKNN xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản số tại Việt Nam cũng như nâng cao năng lực giám sát thị trường này.

FPT ký hợp đồng 67 triệu USD với thương xã hàng đầu Indonesia

FPT ký hợp đồng 67 triệu USD với thương xã hàng đầu Indonesia

11/03/25 14:23 (GMT+7)

(VNF) - FPT vừa ký kết hợp đồng khung trị giá 67 triệu USD với KMP Aryadhana, thương xã hàng đầu Indonesia trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trình cơ chế quản lý tiền ảo trước 13/3

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trình cơ chế quản lý tiền ảo trước 13/3

10/03/25 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước ngày 13/3, Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan, sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo

'Để DN tư nhân lập sàn tiền kỹ thuật số Made in Việt Nam'

'Để DN tư nhân lập sàn tiền kỹ thuật số Made in Việt Nam'

08/03/25 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo LS Lê Minh Phiếu, thay vì Nhà nước đứng ra lập sàn, cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân triển khai sàn giao dịch “made in Vietnam”, qua đó hình thành hệ sinh thái giao dịch tiền kỹ thuật số trong nước.

Tin khác
Sau 1 thập kỷ, Samsung và Apple làm sống lại mốt điện thoại siêu mỏng

Sau 1 thập kỷ, Samsung và Apple làm sống lại mốt điện thoại siêu mỏng

(VNF) - Sau một thập kỷ, xu hướng smartphone siêu mỏng bất ngờ quay lại. Các hãng như Samsung, Apple và OPPO đang tập trung vào thiết kế, đặt cược vào những chiếc điện thoại mỏng nhẹ thu hút người dùng.

Sàn online đồng loạt tăng phí: Chủ shop lao đao vì mất khách và thua lỗ

Sàn online đồng loạt tăng phí: Chủ shop lao đao vì mất khách và thua lỗ

Khung pháp lý cho tài sản số: Cần cân bằng giữa phát triển  và quản lý rủi ro

Khung pháp lý cho tài sản số: Cần cân bằng giữa phát triển và quản lý rủi ro

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong MMO: Những bẫy tài chính khiến bạn cháy tài khoản

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong MMO: Những bẫy tài chính khiến bạn cháy tài khoản

Viettel lập công ty mới 'tham chiến' thị trường 650 tỷ USD

Viettel lập công ty mới 'tham chiến' thị trường 650 tỷ USD

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030

90% người thất bại khi làm MMO: Cơ hội triệu đô hay cạm bẫy?

90% người thất bại khi làm MMO: Cơ hội triệu đô hay cạm bẫy?

Việt Nam cho phép thí điểm Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk

Việt Nam cho phép thí điểm Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk

Starlink: Tham vọng phủ Internet toàn cầu của Elon Musk và khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam

Starlink: Tham vọng phủ Internet toàn cầu của Elon Musk và khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam

MobiFone 'tham chiến' sân chơi 5G sau khi về Bộ Công an

MobiFone 'tham chiến' sân chơi 5G sau khi về Bộ Công an

‘DeepSeek tạo bước nhảy vọt, đưa AI Trung Quốc tiến sát Mỹ'

‘DeepSeek tạo bước nhảy vọt, đưa AI Trung Quốc tiến sát Mỹ'

Khơi nguồn lực 'ngầm' trong vùng xám kinh tế

Khơi nguồn lực 'ngầm' trong vùng xám kinh tế

Thanh toán kỹ thuật số: 'Việt Nam có thể vượt qua Singapore và Thái Lan'

Thanh toán kỹ thuật số: 'Việt Nam có thể vượt qua Singapore và Thái Lan'

Doanh nghiệp nhỏ Việt Nam tăng đầu tư vào trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp nhỏ Việt Nam tăng đầu tư vào trí tuệ nhân tạo

Huawei giới thiệu điện thoại AI có 'cảm xúc', được huấn luyện bởi DeepSeek

Huawei giới thiệu điện thoại AI có 'cảm xúc', được huấn luyện bởi DeepSeek

Trường Đinh Thiện Lý nắm quyền tham dự Giải Vô địch Thế giới VEX Robotics 2025

Trường Đinh Thiện Lý nắm quyền tham dự Giải Vô địch Thế giới VEX Robotics 2025

Tiền số lên sàn giao dịch: Đánh thuế bao nhiêu là hợp lý?

Tiền số lên sàn giao dịch: Đánh thuế bao nhiêu là hợp lý?

Lập sàn tiền số: Kiểm soát giao dịch ẩn danh để thu thuế hiệu quả

Lập sàn tiền số: Kiểm soát giao dịch ẩn danh để thu thuế hiệu quả

'AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới'

'AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới'

'Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao'

'Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao'

Ứng dụng AI: Cắt giảm nhân sự, năng suất vẫn tăng gấp đôi

Ứng dụng AI: Cắt giảm nhân sự, năng suất vẫn tăng gấp đôi

Việt Nam bắt tay Singapore xây khung pháp lý cho tài sản số

Việt Nam bắt tay Singapore xây khung pháp lý cho tài sản số

FPT ký hợp đồng 67 triệu USD với thương xã hàng đầu Indonesia

FPT ký hợp đồng 67 triệu USD với thương xã hàng đầu Indonesia

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trình cơ chế quản lý tiền ảo trước 13/3

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trình cơ chế quản lý tiền ảo trước 13/3

'Để DN tư nhân lập sàn tiền kỹ thuật số Made in Việt Nam'

'Để DN tư nhân lập sàn tiền kỹ thuật số Made in Việt Nam'