Đa dạng sinh kế là chìa khóa thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

PV - 03/11/2021 20:36 (GMT+7)

Người nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Suy thoái môi trường đe dọa cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

VNF
Cây chết vì khô hạn tại Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSBL), vùng trọng điểm sản xuất nông - ngư nghiệp của cả nước, đang phải hứng chịu tất cả những loại hình thiên tai trên. Mặc dù là một trong những vùng đất có đa dạng sinh học phong phú nhất trên Trái đất, môi trường nơi đây đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Đối với nông dân và cộng đồng có sinh kế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây, thích ứng sẽ là chìa khóa để tồn tại.

Ước tính ĐBSCL mất khoảng 500ha đất mỗi năm do xói lở, theo thống kê Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra, hoạt động quản lý đất và nước không bền vững đang làm ô nhiễm mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt ở đây.

Vào mùa khô năm 2020, có những thời điểm mức độ xâm nhập mặn ở nhiều nơi đã tăng lên đến 4 g/lít, cao gấp 4 lần so với ngưỡng chịu mặn của các loại cây trồng chính, gây ra cuộc khủng hoảng thiếu nước ngọt trên toàn vùng.

Mặc dù biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nguyên nhân đằng sau những thay đổi này, các hoạt động của con người như xây dựng đập ở thượng nguồn và khai thác cát và nước ngầm ồ ạt cũng đang tác động tiêu cực đến ĐSBCL.

Suy thoái môi trường đang đe dọa mạng sống và sinh kế của hàng triệu người dân trên khắp 13 tỉnh thành. Để ĐSBCL tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là nguồn sống cho các thế hệ tương lai, nông dân và cộng đồng địa phương cần phải tìm cách sống hòa hợp hơn với thiên nhiên.

Từ năm 2016, Ngân hàng Thế giới thông qua cự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều quyết sách vĩ mô quan trọng đồng thời có những chương trình cụ thể, giúp hơn 1 triệu nông dân địa phương chuyển đổi sang những hình thức sản xuất thích ứng với khí hậu và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả.

ĐBSCL có 4 tiểu vùng sinh thái với các đặc điểm thủy văn khác nhau và dự án đã hỗ trợ thực hiện những chiến lược phù hợp với từng tiểu vùng. Ở vùng thượng lưu châu thổ, mục tiêu là chủ động điều tiết nguồn nước ngọt và hấp thụ lũ, góp phần giảm thiểu hạn hán và xâm nhập mặn ở hạ nguồn.

Ở vùng cửa sông, mục tiêu là thích ứng với độ mặn ngày càng tăng. Dọc theo bán đảo Cà Mau, việc bảo vệ vùng ven biển đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương với các hình thái thời tiết cực đoan cũng như giải quyết tình trạng khan hiếm nước ngọt là những ưu tiên hàng đầu.

Vùng thượng đồng bằng – kết hợp lúa – sản vật mùa nước nổi

Dự án đã tận dụng mạng lưới các nhà khoa học rộng khắp cùng với nông dân phát triển các mô hình sản xuất có thể giúp giải quyết những thách thức về sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội đặc thù  từng vùng, đồng thời nhân rộng các mô hình này.

Ví dụ nông dân ở tỉnh Đồng Tháp từ lâu đã quen với việc trồng lúa ba vụ một năm, dựa vào hệ thống đê bao cao để bảo vệ đồng ruộng vào mùa lũ. Hình thức canh tác này không tối ưu về kinh tế cũng như phù hợp về sinh thái.

Trên thực tế, thâm canh ba vụ dẫn đến suy thoái đất và phá vỡ cân bằng nước, giảm năng suất nông nghiệp, thu hẹp các vùng đất ngập nước, đồng thời tăng nguy cơ lũ lụt và ô nhiễm.

Dự án đã giúp nông dân chuyển sang các loại cây trồng hoặc giống vật nuôi khác trong mùa lũ, vừa giảm sự phụ thuộc vào trồng lúa, vừa tạo thu nhập cao hơn.

Đối với anh Nguyễn Văn Vương ở huyện Tam Nông, chuyển đổi sang mô hình trồng 2 lúa kết hợp với nuôi vịt và cá đồng tự nhiên trên diện tích 10 héc-ta không hề dễ dàng vì chi phí đầu tư lớn. Tuy nhiên, anh Vương được dự án hỗ trợ 70% số vốn cần thiết đồng thời được các cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn ngay tại ao nhà.

“Buổi ban đầu tôi rất lo vì chuyển đổi thế này tiền quá tiền và cũng bỡ ngỡ lắm, nhưng kế hoạch có vẻ đầy hứa hẹn và tôi được giúp đỡ rất nhiều. Tôi làm và thấy hiệu quả, con cá mình chẳng cần cho ăn mà vẫn có tiền, còn lúa mình nhẹ phân nhẹ thuốc", anh Vương nói.

Ước tính trồng lúa 2 vụ đông-xuân, hè thu lợi nhuận bình quân từ 25 đến 30 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi kết hợp trồng lúa 2 vụ - thuỷ sản - chăn nuôi vịt tận dụng tối đa tiềm năng đất nước và sức lao động có thể mang lại lợi nhuận lên tới 81 triệu đồng/ha.

Bên cạnh việc gia tăng thu nhập, cách làm này còn giúp những người nông dân như anh Vương giữ được nước lũ, giúp hạn chế xâm nhập mặn ở hạ lưu trong mùa khô.

Hạ lưu - tôm khỏe hơn, rừng được bảo vệ

Tại khu vực Bán đảo Cà Mau, nông dân được khuyến khích thử nghiệm các mô hình sinh kế dựa vào những gì tự nhiên vốn có để khai thác giá trị, để cân bằng giữa giữa duy trì sinh kế và bảo vệ môi trường.

Hiện bán đảo đã bị xói lở bờ biển nghiêm trọng và sụt lún đất do trong nhiều năm nông dân phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, khai thác quá mức nước ngầm và gây ô nhiễm nước mặt.

Nông dân đã được hướng dẫn mô hình nuôi thủy sản kết hợp (vọp, ốc len, sò huyết) hay tôm dưới tán rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú là môi trường lý tưởng cho các loài này, cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên và bảo vệ chúng khỏi bệnh tật. Tôm sinh thái thường được bán với giá cao hơn ở các thị trường Liên minh châu Âu vì đáp ứng những tiêu chuẩn hữu cơ.

Ở những khu vực khác, nông dân cũng được hướng dẫn nuôi tôm theo phương pháp sạch và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Ví dụ người nông dân ở tỉnh Bạc Liêu đã áp dụng mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi. Họ thấy cách làm này giúp cải thiện chất lượng nước, giảm ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

“Nếu bà con thực hiện theo đúng quy trình này thì sẽ thành công hết. Lựa con giống chất lượng, không xài hóa chất, sử dụng cá rô phi làm sạch ao tôm sẽ cho hiệu quả cao – đặc biệt tôi thấy sử dụng cá rô phi là rất hay”, anh Phạm Thế Hòa, nông dân ở huyện Đông Hải cho biết.

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật để nhân rộng và tăng tính bền vững cho chuyển đổi sinh kế

Để nông dân duy trì những thực hành tốt này ngay cả khi dự án kết thúc, Ngân hàng Thế giới cũng đầu tư thiết lập cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cho quá trình nhân rộng một cách bền vững, đồng thời tăng cường hợp tác, điều phối vùng để quản lý nguồn tài nguyên nước và đất.

Phần lớn số vốn trong tổng mức đầu tư 387 triệu USD của dự án được sử dụng để xây mới và nâng cấp các công trình thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật đã xuống cấp. Ở vùng thượng nguồn, dự án đã cải tạo 61km bờ bao và xây dựng 15 cống qua đê để nâng cao hiệu quả quản lý lũ, đặc biệt là thu lợi từ lũ.

Dọc theo 27km bờ biển của bán đảo, dự án đã xây dựng nhiều công trình đê biển, đê chắn sóng và vành đai rừng ngập mặn.

Các cửa cống và công trình thuỷ lợi khác cũng đã được xây dựng và hệ thống kênh mương được nạo vét để tăng cường điều tiết mặn và kiểm soát triều cường đang diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Tại các khu vực cửa sông, dự án đã xây dựng 4 cống kiểm soát triều lớn ven sông và ven biển để điều tiết độ mặn.

Hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít quy mô lớn nằm trên địa bàn 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một trong những công trình quan trọng của dự án. Hoạt động xây dựng và nâng cấp đã được hoàn thành ngay trước khi đợt hạn hán lịch sử năm 2020 trong vùng. 

Vào đỉnh điểm của đợt hạn hán trong tháng 3, toàn bộ hệ thống với đầy đủ các chức năng đi vào hoạt động đã giúp cứu cây trồng trên hàng nghìn ha đất.

Bà Nguyễn Hoàng Ái Phương, chuyên gia môi trường, chủ nhiệm dự án của Ngân hàng Thế giới cho biết điểm khác của những giải pháp công trình trong dự án này là cách tiếp cận “không hối tiếc”, có nghĩa là có tính đến những yếu tố bất định của biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, các hoạt động đầu tư này được thiết kế và vận hành dựa trên các tri thức khoa học về khí hậu cũng như những dữ liệu cập nhật, cung cấp từ hệ thống thông tin và dữ liệu tích hợp mà dự án này đang xây dựng.

Về nội dung này, dự án đang hỗ trợ thành lập trung tâm ĐBSCL, đóng vai trò là đầu mối về thông tin tích hợp liên quan đến nước, đất, tài nguyên cũng như các chỉ số môi trường và khí hậu khác của ĐBSCL.

Trên toàn vùng, dự án đã thiết lập hơn 50 trạm quan trắc cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực về tài nguyên nước và phát triển một bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định, phục vụ việc vận hành hiệu quả mạng lưới hạ tầng quản lý tài nguyên nước phức tạp trong vùng.

Với sự hỗ trợ của dự án này, điều quan trọng là khả năng thích ứng với khí hậu đã được lồng ghép vào các văn bản chính sách cấp cao nhất.

Trong thời gian tới, lần đầu tiên ĐBSCL sẽ có quy hoạch vùng (hiện đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), trong đó đặt vấn đề thích ứng với khí hậu lên hàng đầu. Quy hoạch mới công nhận sự phụ thuộc lẫn nhau của đất, nước và khí hậu, đồng thời thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể trên toàn vùng đối với vấn đề phát triển.

Bà Phương nhấn mạnh hợp tác và liên kết là chìa khóa để đảm bảo một tương lai thịnh vượng và thích ứng với khí hậu cho ĐBSCL. Tất cả mọi người ở mọi cấp - từ đồng ruộng đến công ty, từ địa phương đến trung ương, từ một tỉnh đến một tiểu vùng, hoặc toàn bộ vùng - phải nhìn rộng và xa hơn mối quan tâm trước mắt của mình và nghĩ về ĐBSCL một cách tổng thể và dài hạn.

Đối với những người nông dân ở ĐBSCL, như anh Vương, thích ứng là chìa khóa để sống sót.

“Tôi không muốn trôi nổi nơi xứ người, muốn làm tại nhà mà sống, giống như ông bà bố mẹ tôi. Điều đó có nghĩa là tôi phải chuẩn bị sẵn sàng trước bất cứ điều gì mà mẹ thiên nhiên mang đến", anh Vương nói.

Theo WB
Cùng chuyên mục
Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

15/04/25 06:30 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt, Thường trực Ban Bí thư sẽ cho ý kiến về phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành sau sáp nhập.

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

14/04/25 17:56 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng để ngày 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

14/04/25 16:30 (GMT+7)

(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

14/04/25 16:08 (GMT+7)

(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

14/04/25 14:44 (GMT+7)

(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

14/04/25 12:58 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.

 Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

14/04/25 12:57 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi và đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý.

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

14/04/25 12:09 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

14/04/25 12:05 (GMT+7)

(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

14/04/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

14/04/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

14/04/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung  nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

14/04/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Thời gian qua, quan hệ kinh tế Việt - Trung tổng thể duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

14/04/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Đề án sắp xếp, sáp nhập cơ quan HĐND của Đà Nẵng và Quảng Nam nhằm hoạt động đồng bộ, thông suốt, chủ động và sáng tạo.

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

13/04/25 20:53 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

13/04/25 20:07 (GMT+7)

(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

13/04/25 16:44 (GMT+7)

Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức hội nghị về sắp xếp, sáp nhập tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Hòa Bình vào chiều mai 14/4.

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

13/04/25 16:35 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Những ai được tăng lương hưu lần 3 từ ngày 1/7?

Những ai được tăng lương hưu lần 3 từ ngày 1/7?

13/04/25 09:16 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi được điều chỉnh tăng lương hưu 2 lần từ 1/7/2024, những người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu lần thứ 3 từ ngày 1/7/2025.

Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ

Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ

12/04/25 22:12 (GMT+7)

(VNF) - Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Trưởng Đoàn đàm phán của Chính phủ về thỏa thuận thương mại với Mỹ, trong đó có vấn đề chính sách thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả

12/04/25 19:14 (GMT+7)

(VNF) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn vừa bị triệt phá. Hai công ty trong đường dây này đã sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.

Bổ sung nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới

Bổ sung nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới

12/04/25 18:25 (GMT+7)

(VNF) - Tại phiên họp ngày 12/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì thực hiện quy trình giới thiệu bổ sung Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV.

Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp

Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp

12/04/25 16:59 (GMT+7)

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).

Giải thể huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn từ 1/7?

Giải thể huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn từ 1/7?

12/04/25 14:10 (GMT+7)

Bộ Nội vụ đề xuất giải thể đơn vị hành chính huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7.

Tin khác
Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

 Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung  nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

Những ai được tăng lương hưu lần 3 từ ngày 1/7?

Những ai được tăng lương hưu lần 3 từ ngày 1/7?

Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ

Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả

Bổ sung nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới

Bổ sung nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới

Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp

Trung ương thống nhất cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sắp xếp

Giải thể huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn từ 1/7?

Giải thể huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn từ 1/7?