Đại hội cổ đông doanh nghiệp BĐS: Mùa xuân trầm lặng
Xuân Hải -
23/03/2023 14:04 (GMT+7)
(VNF) - Trái ngược với không khí hồ hởi của năm trước, các doanh nghiệp bất động sản bước vào mùa đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay với một tâm trạng nặng nề và nhiều lo lắng.
Tháng 3 có gì?
Với nhiều nhóm ngành, tháng 3 là thời điểm bắt đầu mùa đại hội đồng cổ đông thường niên. Từ giữa tháng trở đi, các doanh nghiệp đua nhau họp, thậm chí một ngày diễn ra 4 – 5 đại hội. Nhưng doanh nghiệp bất động sản dường như ngoại lệ. Cho đến giờ này, có rất ít doanh nghiệp công bố kế hoạch cũng như niêm yết lịch họp, một chỉ dấu có phần đáng quan ngại với thị trường.
Song, hiện tượng đó cũng không khiến những nhà quan sát quá ngạc nhiên, bởi những diễn biến dồn dập trong 3 năm vừa qua đã gây tác động dữ dội đến các doanh nghiệp bất động sản. Không ít trong số đó bị hao mòn đến cùng kiệt, thậm chí đứng bên bờ vực sinh tử, nhưng cho tới tháng 3/2023, cuộc khủng hoảng bất động sản vẫn chưa tìm thấy những dấu hiệu của sự kết thúc. Chìm đắm trong khó khăn, không thấy đường ra, bối cảnh vĩ mô lại có quá nhiều biến số khó lường khiến việc tính toán phương án kinh doanh, dự phòng rủi ro và cả việc chuẩn bị câu trả lời cho những chất vất của cổ đông trở nên thách thức hơn bao giờ hết. Tất cả đã khiến các doanh nghiệp bất động sản chậm trễ trong việc lên lịch họp đại hội.
Nói với Tạp chí Đầu tư Tài chính, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng thừa nhận, cho tới thời điểm này, họ vẫn chưa có kế hoạch cuối cùng cho năm tài chính 2023, dù cho trong điều kiện bình thường, những kế hoạch này đã được cơ bản làm xong từ cuối năm trước. Chỉ xét riêng kế hoạch marketing - truyền thông cho các dự án bất động sản, nhiều doanh nghiệp cũng chưa họp bàn hay thống nhất. Quan sát thực tế cũng cho thấy điều đó khi từ cuối quý IV/2022 tới nay, số doanh nghiệp, dự án chạy quảng cáo vô cùng ít ỏi.
Không khí mùa đại hội càng trở nên ảm đạm hơn khi thị trường bất động sản vẫn bị tấn công bởi các tin đồn, trong khi tin tức về những doanh nghiệp tốp đầu lại thường không mấy sáng sủa, hoặc đang vật lộn tái cấu trúc (như Novaland), hoặc đang mải mê tính toán trả nợ (với nhiều doanh nghiệp đáo hạn trái phiếu), hoặc đối diện với lệnh thanh tra (như DIC Corp)… Tất cả hợp thành một mùa xuân trầm lặng trước thềm đại hội đồng cổ đông.
Sự thận trọng có thể thấy trước
Với bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang hết sức u ám khi cơn khủng hoảng đã bước sang tháng thứ 9 (nếu tính từ quý III/2022), nhiều khả năng các doanh nghiệp bất động sản sẽ đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 thận trọng, chứ không “bay bổng” như một năm trước đó.
Một năm trước, khi dịch bệnh vừa kết thúc, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, một bầu không khí lạc quan tràn ngập trong xã hội. Các doanh nghiệp bất động sản cũng hồ hởi, mạnh dạn đặt các kế hoạch kinh doanh rất cao. Nhưng những diễn biến quá bất ngờ trong năm 2022 đã khiến nhiều doanh nghiệp “vỡ mộng”, thậm chí có những doanh nghiệp thay vì lấy lại những gì đã mất thì lại mất luôn những gì đang có.
Thống kê của Tạp chí Đầu tư Tài chính với khoảng 40 doanh nghiệp bất động sản tốp đầu niêm yết trên cả 3 sàn (HoSE, HNX, UPCoM) cho thấy kết thúc năm 2022, phần lớn doanh nghiệp không thể hoàn thành kế hoạch đề ra, bị suy giảm cả về doanh thu lẫn lợi nhuận so với năm trước, thậm chí có đơn vị còn chịu lỗ hàng trăm tỷ đồng. Riêng quý IV/2022, quý được xem là khó khăn nhất của thị trường trong 10 năm qua, có tới 25% doanh nghiệp được khảo sát thua lỗ, không ít trong số đó là những khoản lỗ đầu tiên trong nhiều năm, khoản lỗ đầu tiên trong lịch sử hoặc khoản lỗ nặng nề nhất từng chứng kiến.
Bởi vậy, với năm 2023, chắc hẳn các doanh nghiệp bất động sản sẽ không “mạo hiểm” đặt ra kế hoạch kinh doanh cao, để không thể hoàn thành được, dù chỉ là phân nửa kế hoạch như năm trước đó, dù cho có mong muốn hỗ trợ giá cổ phiếu đi chăng nữa.
Những vấn đề nổi bật
Với bối cảnh có nhiều ẩn số, doanh nghiệp bất động sản năm nay sẽ có tâm lý chờ đợi những tín hiệu vĩ mô để điều chỉnh kế hoạch. Một trong những tín hiệu đó là quá trình sửa đổi và thông qua các đạo luật nền tảng của thị trường, gồm: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở. Nội dung cuối cùng của các đạo luật này sẽ quyết định tới kết quả của công cuộc rà soát pháp lý các dự án bất động sản, vốn đã kéo dài nhiều năm qua, từ đó mở ra con đường cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm hoặc chuyển nhượng nếu cần.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ ngóng đợi các tín hiệu quan trọng khác như: chính sách tín dụng đối với bất động sản, lộ trình giảm lãi suất, chuyển biến của thị trường trái phiếu… Đây đều là những tín hiệu có thể làm thay đổi cuộc chơi bất động sản năm nay, thậm chí là trong cả năm tới.
Tất nhiên, đây cũng sẽ là những nội dung chính mà cổ đông các doanh nghiệp bất động sản sẽ mang ra chất vấn trong các phiên họp đại hội. Và đó có lẽ sẽ là nan đề đối với lãnh đạo các doanh nghiệp, bởi trong tình cảnh hiện nay, bản thân doanh nghiệp chỉ có thể ngóng đợi mà không thể tác động, nếu không muốn nói là còn không tự quyết định được số phận của chính mình.
Nhìn nhận về tương lai, giới quan sát cho rằng trong ngắn hạn, pháp lý của các dự án bất động sản sẽ chưa thể được khơi thông, bởi dù các đạo luật có được chốt trong năm nay thì vẫn có độ trễ nhất định. Nếu may mắn, một số dự án có các điều kiện thuận lợi có thể được xử lý vướng mắc để kịp chuyển động, song đó chắc hẳn sẽ là số ít, nếu như biết rằng toàn quốc có hàng nghìn dự án bị tắc nghẽn pháp lý trong 2 năm qua. Tín dụng bất động sản nhiều khả năng vẫn sẽ khó, bởi các ràng buộc chặt chẽ về tiêu chuẩn. Trong khi đó, thị trường trái phiếu sẽ không thể lấy lại “phong độ” như từng có trong các năm 2020 – 2021 do 2023 – 2024 chính là đỉnh cao của đáo hạn.
Các phân khúc như đất nền, bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn nhiều khả năng vẫn gặp khó, trong khi chung cư tiếp tục duy trì sự khan hiếm về nguồn cung. Ngược lại, văn phòng cho thuê, bất động sản công nghiệp sẽ có nhiều triển vọng hơn. Nhà ở xã hội có cơ hội để phát triển, do có quyết tâm chính trị cũng như sự hỗ trợ nhất định về tín dụng của các ngân hàng vốn nhà nước tốp đầu, song vẫn cần đợi một khoảng thời gian khá dài.
Nhìn nhận những diễn biến và dự báo của thị trường bất động sản như trên, cổ đông sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với các doanh nghiệp. 2023 sẽ là một năm không dễ dàng, và nếu trong kịch bản tồi tệ, sự không dễ dàng đó sẽ không chỉ dừng lại ở năm 2023 mà rất có thể sẽ lan sang năm kế tiếp.
(VNF) - Chủ đầu tư dự án Chung cư An Trung 2 cho biết, hiện nay công ty chưa từng thực hiện mở bán bất kỳ căn hộ nào tại Block A, B cũng như không có ủy thác hoặc hợp tác, uỷ quyền cho bất kỳ đơn vị, tổ chức nào.
(VNF) - Tô điểm cho sự phát triển mạnh mẽ của Thị xã Nghi Sơn nói chung và Khu Kinh tế Nghi Sơn nói riêng, Khu đô thị Nghi Sơn Central Park đang nổi lên như một biểu tượng sống đáng mơ ước.
(VNF) - Indochina Riverside Complex được giới thiệu là “trái tim chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò”, tuy nhiên, sau bao nhiêu năm dự án vẫn là bãi đất trống.
(VNF) - Tỉnh Khánh Hòa thu hồi gần 11.000m2 đất đã giao cho Công ty TNHH Granitvina Nha Trang để thực hiện dự án Làng biệt thự Cô Tiên với lý do người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
(VNF) - Tiện ích hồ bơi nối liền dài đến tận 423m, đưa Sông Town trở thành đô thị biển đầu tiên sở hữu “dòng sông lười” dài nhất Việt Nam. Đây là tiện ích vừa tạo không gian tận hưởng riêng tư vừa kết nối cộng đồng, tăng trải nghiệm sinh sống của cư dân và thu hút khách du lịch lưu trú - nghỉ dưỡng.
(VNF) - Tỉnh Hà Giang ra quyết định thu hồi 79.855,2m2 đất thương mại, dịch vụ từng giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo.
(VNF) - Hạ tầng mở lối, BĐS “cất cánh”, như hai bánh răng của cỗ máy phát triển đô thị. Việc triển khai đồng loạt các công trình quan trọng như Sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 2, 3… tạo nên mạng lưới liên kết vùng chặt chẽ giữa TP. HCM và các tỉnh Đông Nam bộ. Trong đó, TP. Thủ Đức nổi lên như một “nút giao” chiến lược, vừa tiếp giáp trung tâm TP. HCM, vừa kết nối trực tiếp đến sân bay Long Thành – cả trên phương diện giao thông lẫn dòng chảy kinh tế.
(VNF) - Bên cạnh những doanh nghiệp “cười như được mùa” khi ghi nhận thêm hàng trăm tỷ đồng lãi sau thuế là những doanh nghiệp ngậm ngùi chứng kiến lợi nhuận “bốc hơi” vài trăm tỷ đồng, hoặc lún sâu hơn vào tình cảnh thua lỗ.
(VNF) - UBND quận Đống Đa cho biết đơn vị lập đồ án đưa ra phương án xây dựng lại 30 tòa chung cư cũ khu tập thể Trung Tự thành 2 tòa nhà cao tầng (một tòa nhà 45 tầng, một tòa nhà 25 tầng).
(VNF) - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án Asiana Capella, đây là dự án chung cư kết hợp thương mại dịch vụ do Công ty TNHH Gotec Việt Nam làm chủ đầu tư.
(VNF) - Giá đất nền nhiều khu vực tại Hà Nam tăng đến vài chục triệu đồng/m2 sau khi khởi công dự án Sun Urban City và có thông tin sắp có nhiều trường ĐH về đây mở cơ sở 2. Bên cạnh đó, 2 cơ sở của Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức sớm đi vào hoạt động.
(VNF) - Kết luận Thanh tra Chính phủ cho biết: "Công ty TNHH Forio Nha Trang là chủ đầu tư dự án khách sạn cao cấp Vân Phong tiến hành xây dựng công trình không tuân thủ các chỉ tiêu, thông số về quy hoạch, xây dựng; vi phạm về quy hoạch, xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra loạt tồn tại, sai phạm tại dự án Đầu tư xây dựng Tòa nhà thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung cư để bán do Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 678 tỷ đồng.
(VNF) - Có vị trí đắc địa bậc nhất tại trung tâm TP. Vinh, tỉnh Nghệ An và sở hữu những lợi thế khó sao chép, 61 căn nhà phố thương mại Vincom Shophouse Diamond Legacy được ví như những viên kim cương độc bản chỉ dành cho nhà đầu tư có tầm nhìn và biết chớp thời cơ.
(VNF) - Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định chuyển Trung tâm thương mại Thái Dương sang Chung cư thương mại đã làm thay đổi tính chất, chức năng, quy mô... là chưa đủ căn cứ, cơ sở và không đúng quy định.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều dự án xây dựng tổ hợp trung tâm thương mại và chung cư để bán nằm trên diện tích được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch là đất công cộng. Trong đó có án Tổ hợp trung tâm thương mại và căn hộ chung cư để bán New Melboume, tỉnh Bắc Ninh.
(VNF) - Theo công bố mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - Chủ đầu tư dự án Đồi Rồng - Hải Phòng đang nắm giữ quỹ hơn 5.000 tỷ tiền mặt. Đây là số tiền người mua trả tiền trước của dự án.
(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang được triển khai nhanh chóng. Vành đai 2, 3, nút giao An Phú, Mỹ Thủy và cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây là những công trình chiến lược giúp tăng cường khả năng liên kết vùng. Đặc biệt, sân bay Long Thành dự kiến vận hành vào năm 2026 sẽ thúc đẩy bất động sản (BĐS) TP. Thủ Đức bứt phá, mở ra cơ hội tăng trưởng dài hạn.
(VNF) - Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
(VNF) -Ngày 03/04, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản (BĐS) công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
(VNF) - Chủ đầu tư dự án Chung cư An Trung 2 cho biết, hiện nay công ty chưa từng thực hiện mở bán bất kỳ căn hộ nào tại Block A, B cũng như không có ủy thác hoặc hợp tác, uỷ quyền cho bất kỳ đơn vị, tổ chức nào.
(VNF) - Indochina Riverside Complex được giới thiệu là “trái tim chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò”, tuy nhiên, sau bao nhiêu năm dự án vẫn là bãi đất trống.