'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thời gian gần đây, cổ phiếu FPT của Công ty Cổ phần FPT tăng khá mạnh. Thống kê cho thấy trong vòng 3 tháng qua, thị giá FPT đã tăng tới 37%, trong khi chỉ số VN-Index chỉ tăng 19%. Xét từ đầu năm đến nay, thị giá FPT tăng tới 23% so với mức tăng chưa đến 1% của VN-Index (chốt phiên 5/2/2021).
Quá trình tăng trưởng lợi nhuận bền bỉ bất chấp giai đoạn đầy bất ổn gây ra bởi dịch Covid-19 được cho là yếu tố chính dẫn dắt đà tăng thị giá mạnh mẽ thời gian qua của FPT, cùng với yếu tố điều chỉnh định giá chung toàn thị trường khi lãi suất giảm.
Năm 2020, FPT ghi nhận 29.830 tỷ đồng doanh thu thuần và 5.260 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 7,6% và 13% so với năm 2019, với động lực tăng trưởng chính vẫn đến từ gia công phần mềm và chuyển đổi số. Trước đó, năm 2019, mức tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận lần lượt là 19% và 21%.
Năm 2021, FPT đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 16% và tăng trưởng lợi nhuận 28% so với năm ngoái.
Tại cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư trực tuyến mới đây, theo tường thuật của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), phía FPT kỳ vọng tăng trưởng doanh thu Xuất khẩu phần mềm (XKPM) sẽ quay về trong khoảng 20%-25% trong năm nay, được hỗ trợ bởi chi tiêu công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu phục hồi và nhu cầu chuyển đổi số gia tăng.
Ban lãnh đạo cho rằng lượng hợp đồng ký mới của FPT sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ khi dịch Covid-19 đã làm tăng mức độ cần thiết cho các doanh nghiệp đầu tư vào CNTT - đặc biệt là chuyển đổi số. Ngoài ra, dựa theo dự báo từ công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Gartner và ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs, phía FPT tin rằng dịch vụ thuê ngoài CNTT toàn cầu sẽ tăng tốc. Đầu năm 2021, FPT đã giành được hợp đồng mới trị giá 100 triệu USD với đối tác là một công ty bảo hiểm ở ASEAN.
Ban lãnh đạo FPT đặt mục tiêu đóng góp doanh thu của chuyển đổi số trong tổng doanh thu đạt ít nhất 25%-27% trong năm 2021 so với mức 27% vào năm 2020. Theo FPT, chuyển đổi số đem lại biên lợi nhuận gộp khoảng 55% so với mức khoảng 35% của các dịch vụ XKPM truyền thống.
Đầu năm 2021, doanh nghiệp này đã thành lập hai trung tâm triển khai dự án mới tại Ấn Độ và Costa Rica để rút ngắn chênh lệch múi giờ nhằm phục vụ tốt hơn thị trường Mỹ. Ngoài ra, nhờ các trung tâm mới này, FPT có thể giảm bớt nhân viên tại chỗ ở Mỹ, cung cấp dịch vụ 24 giờ một ngày, tháo nút thắt cổ chai năng lực sản xuất ở Việt Nam và nâng cao năng suất của công ty. FPT kỳ vọng những lợi ích này sẽ bù đắp cho chi phí lao động cao hơn ở Ấn Độ và Costa Rica (cao hơn 20% so với Việt Nam).
Theo ban lãnh đạo FPT, tăng trưởng doanh thu năm 2020 của doanh nghiệp này bị hạn chế bởi doanh thu tại chỗ (on site) đi ngang do gián đoạn huy động nhân viên trong bối cảnh dịch Covid-19, dù doanh thu từ nước ngoài tăng khoảng 20%. Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, công ty còn hạn chế trong các dịch vụ quản lý do các dịch vụ này yêu cầu hỗ trợ khách hàng 24/24 trong khi Việt Nam cũng thiếu nguồn nhân lực phù hợp cho các dịch vụ này.
Không chỉ XKPM, FPT cũng kỳ vọng vào lực đẩy từ mảng CNTT trong nước với tăng trưởng doanh thu ít nhất 20% mỗi năm trong vài năm tới, một phần nhờ vào việc áp dụng chuyển đổi số ngày càng tăng trong các công ty hàng đầu Việt Nam, vốn là phân khúc khách hàng chính của FPT tại thị trường trong nước. Ngoài ra, FPT kỳ vọng biên lợi nhuận trước thuế mảng CNTT trong nước sẽ tăng từ 6% hiện tại lên 8% từ năm 2021 trở đi nhờ đóng góp lớn hơn từ doanh thu phần mềm - đặc biệt là từ các sản phẩm tự phát triển của FPT - so với doanh thu phần cứng.
Năm 2020, doanh thu sản phẩm tự phát triển của FPT tăng trưởng 51%, đạt 22 triệu USD. Khách hàng mua các sản phẩm của FPT bao gồm ngân hàng Nhật Bản Mizhuho, ngân hàng VietinBank, công ty nước giải khát THP Group và nền tảng thương mại điện tử Tiki.
Ở mảng Viễn thông, niềm tin được đặt vào PayTV, trung tâm dữ liệu và cơ hội mới từ xu hướng phát triển mảng 5G. Đối với mảng Giáo dục, FPT dự kiến doanh thu và lợi nhuận trước thuế mảng giáo dục sẽ tăng trưởng 30%-40% mỗi năm trong vài năm tới.
Nhân lực là bài toán hóc búa đối với sự phát triển dài hạn của FPT.
Trong chuỗi giá trị, gia công nói chung hay gia công phần mềm nói riêng là một khâu thâm dụng lao động. Đây là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến thị phần. Quốc gia nào, doanh nghiệp nào càng có tiềm năng phát triển nhân lực công nghệ thông tin thì triển vọng tăng trưởng càng kéo dài, và ngược lại.
Hiện tại, lượng lao động mảng XKPM của FPT ở mức khoảng 16.500 người vào cuối năm 2020, trong đó có 2.400 nhân viên ở nước ngoài. FPT kỳ vọng số lượng lao đông mảng này sẽ đạt khoảng 20.000 người vào cuối năm 2021; nhân viên mới phần lớn đến từ các thành phố cấp 1 và một số thành phố khác như Quy Nhơn và Cần Thơ.
Theo một khảo sát được thực hiện bởi Navigos Group – dịch vụ tuyển dụng hàng đầu của Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2018, số lượng việc làm CNTT tại Việt Nam đã tăng trung bình 47% mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng nhân viên trong ngành này chỉ tăng trung bình 8% mỗi năm. Sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu nhân lực đã đẩy cao mức lương của lao động CNTT.
Chủ động trong khâu đào tạo là một lợi thế của FPT nhưng điều đó hẳn sẽ không đủ đáp ứng tham vọng tăng trưởng nhanh liên tục trong những năm tới.
Cạnh tranh về lao động cũng có nguy cơ gia tăng khi cuối năm 2020, nhà cung cấp dịch vụ XKPM của Ấn Độ là HCL đã công bố thành lập trung tâm triển khai dự án tại Việt Nam. Diễn biến này được cho là nhằm hướng đến thị trường Nhật Bản, nơi FPT đã có sự hiện diện mạnh mẽ; và điều này có thể sẽ tạo thêm áp lực cạnh tranh về nhân lực CNTT tại Việt Nam.
FPT đang cố gắng giải bài toán này.
Trong một bài viết trên trang cá nhân với tựa đề "Người Việt có máu viễn chinh", Thành viên HĐQT FPT Đỗ Cao Bảo chia sẻ rằng tại buổi bảo vệ kế hoạch kinh doanh năm 2021 của FPT, khi được giao chỉ tiêu tăng trưởng 25-30%, một lãnh đạo của FPT Software - doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công phần mềm của FPT - đã nói rằng không thể đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng trên, lý do lớn nhất là không tuyển được người, bởi "muốn tăng trưởng 25-30% trong năm 2021 thì FPT Software phải tuyển thêm 9.000 nhân viên nữa nhưng Việt Nam lấy đâu ra 9.000 nhân lực CNTT mà tuyển".
Nhưng ông Đỗ Cao Bảo cho rằng nếu Việt Nam không đủ nguồn lực CNTT thì FPT phải sang tuyển người ở Ấn Độ, quốc gia có 1,35 tỷ dân, có hàng trăm nghìn, hàng triệu nhân lực CNTT có chất lượng, thành thạo tiếng Anh. "Dấu ấn viễn chinh nhìn rõ nhất của FPT là đã có 800 bạn FPT Japan đã đưa gia đình (vợ chồng, con cái) sang sinh sống và định cư tại Nhật Bản, đã có hơn 100 bạn FPT USA đã mua được biệt thự và đưa gia đình sang sinh sống, làm việc và học tập tại Mỹ", ông Bảo cho hay.
Tất nhiên, để cạnh tranh sòng phẳng với các "ông lớn" công nghệ trên thế giới trong việc tuyển dụng nhân lực quốc tế không phải là điều dễ dàng, nhưng không thể phủ nhận đây là một trong những lời giải cho bài toán nhân lực tại FPT.
Chia sẻ với VietnamFinance, một doanh nhân có tiếng trong ngành công nghệ đánh giá cao FPT Software không hẳn ở khía cạnh sản phẩm hay công nghệ mà là ở khía cạnh quản trị. Ông cho rằng mở một công ty gia công phần mềm rất dễ, thậm chí có nhiều ưu đãi, và trên thị trường hiện tại cũng có hàng nghìn công ty gia công phầm mềm đang hoạt động, có những công ty có vài trăm, có khi đến cả nghìn nhân lực. Tuy nhiên, công ty có đến cả vạn nhân lực thì chỉ có duy nhất FPT Software.
Quan điểm này phần nào cho thấy FPT nói chung và FPT Software nói riêng cũng là "chuyên gia" trong lĩnh vực quản trị nhân lực và việc giải bài toán nhân lực hiện nay theo đó có thể chỉ là một thử thách ở cấp độ cao trong số nhiều thử thách mà doanh nghiệp này đã vượt qua. Tất nhiên, niềm tin này còn phải tiếp tục được kiểm chứng ở tương lai.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.