Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo dự báo của bộ phận phân tích - Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) tại Báo cáo ngành nhựa tháng 8/2019 vừa được công bố mới đây, trong bối cảnh ngành nhựa thế giới đã bước vào giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa Việt Nam cũng sẽ chậm lại trong giai đoạn 2019 – 2023.
Cụ thể, sản lượng sản xuất sản phẩm nhựa năm 2019 dự báo ở mức 8,9 triệu tấn, tăng trưởng 7,2% so với năm 2018. Ngành nhựa Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng trung bình 6,5%/năm giai đoạn 2019 – 2023.
Mức tăng trưởng này mặc dù đã chậm lại so với mức tăng trưởng hai con số của giai đoạn trước (2010 - 2018), tuy nhiên vẫn ở mức khá, tương đương với tăng trưởng GDP.
Có hai cơ sở chính để FPTS đưa ra dự báo này.
Thứ nhất, theo BMI, tăng trưởng thu nhập và chi tiêu hộ gia đình được dự báo ở mức trung bình khoảng 7,1% giai đoạn 2019 – 2022. Trong đó, tăng trưởng chi tiêu cho hai mảng thực phẩm và đồ uống không cồn lần lượt ở mức 11,8% và 12,0%. Đây sẽ là động lực tăng trưởng chính cho mảng nhựa bao bì.
Giai đoạn 2019 – 2022, xây dựng nhà ở và xây dựng hạ tầng nước được dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt 6,7% và 7,3% một năm sẽ tạo động lực tăng trưởng cho mảng nhựa xây dựng.
Thứ hai, xu hướng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam trong ngắn hạn, cùng với đó là chính sách tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ của chính phủ sẽ tạo cơ hội phát triển cho mảng nhựa kỹ thuật trong tương lai.
Bên cạnh triển vọng tăng trưởng, ngành nhựa Việt Nam được kỳ vọng sẽ bớt phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu trong những năm tới, nhờ sự cải thiện trong năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước.
Năm 2018, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động với công suất thiết kế 370 nghìn tấn PP/năm giúp công suất thiết kế sản phẩm PP của Việt Năm tăng 246% và đáp ứng khoảng 50% nhu cầu PP trong nước.
Trong năm 2018, cũng có hai dự án hóa dầu lớn được chính phủ phê duyệt và bước vào quá trình xây dựng đó là dự án hóa dầu Long Sơn và dự án hóa dầu HyoSung với sản phẩm chủ yếu vẫn là PP.
Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động cuối năm 2020, sản lượng nguyên liệu nhựa được kỳ vọng sẽ đáp ứng được 41% nhu cầu nguyên liệu nhựa trong nước năm 2021.
Diễn biến giá nguyên liệu nhựa cũng được dự báo sẽ diễn biến thuận lợi trong thời gian tới.
Theo FPTS, trong ngắn hạn, hai loại nguyên liệu là PE và PP sẽ duy trì xu hướng giảm nhẹ do giá dầu vẫn duy trì ở mức tương đối thấp so với trung bình năm 2018, cùng với đó, các dự án hóa dầu trong khu vực Đông Nam Á bắt đầu đi vào hoạt động dẫn đến tình trạng dư thừa công suất trong ngắn hạn.
Chi tiết hơn, giá PE trong quý III và quý IV/2019 được kỳ vọng sẽ ở mức trung bình khoảng 1.033 USD/tấn, giảm nhẹ 1,2% so với nửa đầu năm 2019 và giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Tương tự như PE, giá PP trung bình trong nửa cuối năm 2019 được dự báo ở mức 1.115 USD/tấn, giảm nhẹ 1,2% so với nửa đầu năm và giảm 9,8% so với cùng kỳ.
Đối với PVC, giá bán tại khu vực Đông Nam Á đang có xu hướng giảm trong quý II/2019 do nhu cầu tăng trưởng tại thị trường Trung Quốc giảm nhẹ và thị trường Ấn Độ thay đổi chính sách thuế chống bán phá giá gây khó khăn việc xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên trong nửa cuối năm 2019, giá PVC được kỳ vọng sẽ ở mức 870 USD/tấn, tăng nhẹ 0,5% so với đầu năm và giảm 3,2% so với cùng kỳ do nhu cầu xây dựng tại Trung Quốc sẽ tăng trở lại trong giai đoạn cuối năm.
Trong trung hạn, giá các loại nguyên liệu nhựa được kỳ vọng sẽ ổn định hơn do sản lượng sản xuất các loại nguyên liệu nhựa đã gần như tối đa công suất thiết kế (trên 80%).
Thêm vào đó, cung cầu các loại nguyên liệu nhựa trên thế giới đã bắt đầu bước vào giai đoạn cân bằng và giá các loại nguyên liệu hóa thạch được dự báo sẽ ổn định hơn.
Theo dự báo của WB và EIA, giá dầu thô Brent trong năm 2020 sẽ ở mức trung bình 67,4 USD/thùng, giảm nhẹ 0,38% so với năm 2019. Giá các loại nguyên liệu nhựa PE, PP và PVC được kỳ vọng sẽ ở mức lần lượt 1.039 USD/tấn, 1.035 USD/tấn và 864 USD/tấn trung bình năm 2020, giảm nhẹ so với năm 2019.
Hiệp định thương mại tự do EVFTA cũng là một điểm cộng cho triển vọng ngành nhựa.
Châu Âu là thị trường quan trọng, chiếm đến 22% trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam. Các sản phẩm bao bì nhựa của của Việt Nam đã có lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU với các sản phẩm bao bì nhựa từ các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc do không bị đánh thuế chống bán phá giá từ 4 – 30% (EC Regulation 1425/2006).
"Sau khi EVFTA đi vào hiệu lực, thuế quan của hầu hết các sản phẩm nhựa xuất khẩu vào thị trường EU sẽ được gỡ bỏ. Đây sẽ là một lợi thế lớn để gia tăng sản lượng sản phẩm nhựa xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam với một thị trường quan trọng là EU", FPTS nhận định.
Hiện các doanh nghiệp ngành nhựa đang niêm yết trên sàn chứng khoán có thể kể đến như: AAA, RDP, NNG, TTP, TPC, VBC, TPP, SPP, BBS, BPC, PMP, STP, PBP, BXH, NHP (nhóm doanh nghiệp nhựa bao bì); BMP, NTP, DNP, DAG, DPC (nhóm doanh nghiệp nhựa xây dựng) và NHH (doanh nghiệp nhựa kỹ thuật).
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.