Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết vừa tổ chức họp nghe Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải - CTCP (TEDI) báo cáo dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo báo cáo của TEDI, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016 về quy hoạch phát triển đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km.
Dự án chia làm 2 thành phần, trong đó thành phần 1 từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến TX. Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng chiều dài 38km, được thiết kế 6 làn đường, riêng đoạn qua sân bay Long Thành có 8 làn đường.
Còn dự án thành phần 2 từ TX. Phú Mỹ đến TP. Vũng Tàu (gồm 28km cao tốc và 2,7km đường đô thị), được thiết kế 4 làn đường.
Tổng vốn đầu tư dự kiến 25.743 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng gần 7.000 tỷ đồng do ngân sách trung ương và địa phương chi trả. Phần xây lắp theo hình thức đầu tư đối tác công - tư có hợp đồng BOT.
TEDI đưa ra 3 phương án xây dựng. Phương án 1 là đầu tư toàn tuyến, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trung ương và Đồng Nai đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, kêu gọi đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng.
Phương án 2 là Bà Rịa - Vũng Tàu cùng Đồng Nai sẽ đầu tư hơn 6.800 tỷ đồng giải phóng mặt bằng; kêu gọi đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng và trung ương hỗ trợ hơn 5.000 tỷ đồng để xây dựng đường cao tốc; còn lại tuyến nối đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng do Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện.
Phương án 3 là tách đầu tư dự án theo từng phần, trong đó dự án thành phần 1 trung ương và Đồng Nai sẽ đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, Bà Rịa-Vũng Tàu đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, còn lại kêu gọi đầu tư hơn 7.800 tỷ đồng xây dựng cơ bản.
Với dự án thành phần 2 có mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, còn lại là vốn đầu tư công của trung ương hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu xin phép chuyển toàn bộ dự án thành phần 2 thành đường cao tốc đô thị thuộc hệ thống giao thông địa phương, khi đó đầu tư theo phương án nào sẽ do tỉnh sắp xếp.
TEDI tư vấn phương án đầu tư thành phần 1 trước, trong trường hợp ngân sách chưa bố trí được vốn.
Sau khi nghe TEDI báo cáo, Chủ tịch Nguyễn Văn Thọ giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cập nhật hồ sơ dự án, tham mưu UBND tỉnh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho chủ trương đầu tư.
Vào cuối năm 2019, lãnh đạo 2 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai đã thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bà Rịa - Vũng Tàu làm đầu mối chuẩn bị các thủ tục đầu tư, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án.
Mới đây, ngày 7/2, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.