Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Đường sắt Việt Nam, với hơn 100 năm tuổi, từ chỗ là phương tiện vận chuyển hàng hóa và hành khách chính, đã tiến dần tới chỗ là phương tiện được lựa chọn sau cùng. Năm 1995, đường sắt chiếm khoảng 20% thị phần vận tải, tới hết năm 2018 con số này giảm còn chưa tới 1%, và còn tiếp tục giảm. Đường sắt Việt Nam đang ngược xu hướng. Từ thời Pháp thuộc tới nay, đường sắt Việt Nam không những không được đầu tư mở rộng thêm, mà còn bị tháo bỏ 1 số đoạn (như đoạn qua Đà Lạt, 1 số đoạn ra các cảng biển).
Hiện, ngoài đối mặt với sự cạnh tranh "khốc liệt" từ hàng không và đường bộ, đường sắt còn bị bất động sản "lăm le" chiếm cứ. Ai cũng biết: Lợi thế cuối cùng của đường sắt là các đường ray chạy xuyên tâm, các ga nằm trong lõi đô thị, tạo điều kiện cho hành khách đi lại cũng đang bị đe dọa, nguy cơ đường sắt đẩy ra ngoại ô để nhường đất cho cao ốc.
Sau câu chuyện Hà Nội đề xuất Đề án xây dựng hàng loạt công trình trung tâm tài chính, thương mại, nghỉ dưỡng… (tại khu vực ga Hà Nội với công trình cao từ 40 -70 tầng), ga Nha Trang hiện nay cũng nguy cơ phải nhường đất cho cao ốc.
Theo đó, Công ty TNHH Tập đoàn Thương mại Tuấn Dung vừa được Bộ GTVT cho phép thực hiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt tránh TP Nha Trang và nhà ga Nha Trang theo hình thức BT (Xây dựng - Chuyển giao). Doanh nghiệp bỏ tiền xây dựng tuyến tránh và nhà ga mới, nhà nước hoàn vốn bằng quỹ đất của nhà ga hiện tại.
Theo Cục Đường sắt (Bộ GTVT), hiện ga Nha Trang là ga hỗn hợp khách- hàng. Ga được bố trí nằm trọn trong đường vòng hình bóng đèn, tổng diện tích 14,8ha. Theo quy hoạch, ga Nha Trang sẽ được cải tạo chỉ còn chức năng ga hành khách với diện tích 4,8ha. Quỹ đất dôi dư sau cải tạo khoảng 10ha. Tuy nhiên, trong khu vực đường vòng của ga hiện có nhiều cư dân sinh sống xen kẽ, sẽ rất khó khăn trong đền bù giải phóng mặt bằng để lấy lại quỹ đất, khai thác.
Mới đây, cử tri Phú Thọ cũng đề xuất Bộ GTVT di dời đường sắt khỏi nội đô. Cụ thể, cử tri Phú Thọ kiến nghị Bộ GTVT xem xét trong quá trình cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường sắt, có phương án đưa tuyến đường sắt ra ngoài khu vực trung tâm thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ. Vì đây là các trung tâm kinh tế - chính trị trọng yếu của tỉnh Phú Thọ.
Tại cuộc họp của Bộ GTVT mới đây góp ý cho đề xuất dời ga Nha Trang của Công ty TNHH Tập đoàn Thương mại Tuấn Dung, đại diện các đơn vị thuộc Bộ GTVT đề nghị nghiên cứu kỹ đề xuất này và phán ứng của xã hội. Vì hiện, năng lực vận tải ga Nha Trang vẫn đảm bảo, ga hành khách nên ở khu vực trung tâm thành phố, tạo thuận lợi cho hành khách đi tàu mới phát triển được vận tải đường sắt.
Dù vậy, Bộ GTVT vẫn đồng ý cho nhà đầu tư nghiên cứu tiền khả thi dự án. Tuy nhiên, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, việc tháo dỡ, đầu tư, cải tạo hạ tầng đường sắt quốc gia thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Đồng thời, ông Thể yêu cầu nhà đầu tư lấy ý kiến thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và người dân…
Với đề xuất di dời đường sắt khỏi khu vực trung tâm thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ, Bộ GTVT cho biết, các chiến lược, quy hoạch về đường sắt không đề cập đến việc điều chỉnh hướng tuyến đường sắt hiện có ra ngoài trung tâm thành phố Việt Trì.
“Bộ GTVT nhận thấy mạng lưới đường sắt quốc gia hiện đi qua hầu hết trung tâm của các tỉnh/thành phố, các đô thị lớn và có những ảnh hưởng nhất định đối với các đô thị (ùn tắc giao thông, tiếng ồn).
Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của vận tải đường sắt trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường kết nối và khả năng phát triển hài hòa các phương thức vận tải. Vì vậy, việc điều chỉnh quy hoạch di dời hướng tuyến đường sắt ra khỏi thành phố như kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ cần xem xét, cân nhấc kỹ luỡng”, Bộ GTVT nêu quan điểm.
Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) Vũ Anh Minh thừa nhận, hiện nhiều tỉnh thành có xu hướng muốn đẩy nhà ga đường sắt ra khỏi nội đô.
“Chúng ta đã có bài học tháo dỡ đường sắt xuống các cảng biển, hôm nay chúng ta nhìn thấy hậu quả của nó, khi hàng hóa của cảng không đi đường sắt, mà chủ yếu sử dụng đường bộ. Giờ muốn tái lập đường sắt xuống các cảng biển cũng không được nữa. Nếu chúng ta tiếp tục di dời ga ra ngoài nội đô, sẽ có bài học lớn hơn nữa. Vì nhu cầu đi lại bằng đường sắt của người dân là có, trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương là tạo sự thuận lợi cho người dân chứ không phải tạo sự thuận lợi cho quản lý nhà nước. Lợi ích địa phương phải đồng hành với lợi ích của ngành đường sắt và nhà nước. Chúng ta chuyển đổi mục đích sử dụng ga sang mục đích sử dụng khác có thể đem lại lợi ích một thời điểm nhất định cho địa phương, nhưng sẽ mất đi lợi ích của đường sắt”, ông Minh nói.
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, với đường sắt, phần hạ tầng đã được đầu tư trước cần cố gắng khai thác, nâng cấp, cải tạo đường sắt để duy trì, không dỡ đường sắt cũ đi chuyển đổi đất sang mục đích khác. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.