Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sau chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng triển khai đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm của ngành giao thông, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.
Thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cho rằng trong tổ chức triển khai dự án cao tốc, phải đảm bảo chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai thực hiện dự án và không nên chia nhỏ các gói thầu, tránh ảnh hưởng đến sự đồng bộ, tiến độ, chất lượng công trình và gây ra khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát thực hiện.
Đồng thời, tổ chức triển khai các dự án đầu tư theo phương thức PPP phải đảm bảo lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính (trong đó có năng lực huy động nguồn lực tài chính, vốn chủ sở hữu, khả năng huy động vốn tín dụng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…), có kinh nghiệm triển khai dự án PPP, kinh nghiệm và năng lực quản trị dự án từ thi công, xây lắp, quản lý, vận hành.
Thông báo nêu chỉ đạo của Thủ tướng trong thời gian tới phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình dự án ngành giao thông vận tải, gắn với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao trình độ các bộ và đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật.
Khi dự khánh thành cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian phân tích các nguyên nhân để dự án này hoàn thành đúng tiến độ, góp phần thực hiện khâu đột phá chiến lược về hạ tầng, Thủ tướng nêu rõ, nguyên nhân quan trọng, mấu chốt là việc giao UBND tỉnh Ninh Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền với dự án, cụ thể là Sở Giao thông vận tải Ninh Bình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bộ, ngành phải tin tưởng giao trách nhiệm cho các địa phương và khi được giao, địa phương phải cố gắng cao nhất, khẳng định trách nhiệm của mình với dân, với nước.
"Tinh thần của Chính phủ là "phân cấp, phân cấp và phân cấp", nhưng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực phù hợp và nâng cao năng lực cán bộ thực thi", Thủ tướng phát biểu.
Trước đây, tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và Trung Lương - Mỹ Thuận sau khi được chuyển gia vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cho tỉnh Lạng Sơn và Tiền Giang, cùng với nỗ lực của nhà đầu tư, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã về đích chỉ sau 2 năm thực hiện và Trung Lương - Mỹ Thuận thông xe kỹ thuật sau gần 3 năm tái khởi động.
Vừa qua, Chính phủ chủ trương đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công để bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu "đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông" theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua.
Trong khi đó, Thông báo 46/TB - VPCP của cũng chỉ ra yêu cầu các nhà đầu tư, nhà thầu nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, hợp đồng cam kết, không để chậm tiến độ, đảm bảo chất lượng. Các dự án PPP đa dạng hoá các nguồn vốn, thu xếp bố trí đầy đủ vốn.
Đại công trường cao tốc Bắc - Nam được mở ra, cơ hội rất lớn để doanh nghiệp trong nước tham gia kể cả hình thức đầu tư công và PPP.
Về một số kiến nghị của nhà đầu tư dự án, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan xem xét giải quyết ngay theo thẩm quyền, đúng theo quy định của pháp luật đối với kiến nghị của Tập đoàn Đèo Cả về việc nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về cơ cấu nguồn vốn dự án PPP (tỷ lệ vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay tín dụng, vốn phát hành trái phiếu, vốn nhà đầu tư, vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác…), có chế tài ưu tiên giao nhà đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc nhằm đảm bảo yêu cầu khi khai thác đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.
Trước đó, trong một trả lời báo chí, ông Phan Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, Đèo Cả đã chủ động chuẩn bị và sẵn sàng tham gia đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam.
“Việc Chính phủ ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, tăng cường giải ngân đầu tư công vào các dự án hạ tầng trong nước sẽ mang đến cho HHV cũng như Tập đoàn Đèo Cả cơ hội tăng trưởng mạnh về hoạt động thi công xây lắp, quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng... Đặc biệt, nhờ thế mạnh về uy tín và kinh nghiệm. Chúng tôi sở hữu công nghệ hiện đại, đầu tư và khấu hao thiết bị, đội ngũ công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm quản trị và quản lý dự án để từ đó giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất”, ông Phan Văn Thắng cho biết.
Thời gian vừa qua, Công ty Cổ phần đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) cùng công ty mẹ là Tập đoàn Đèo Cả đã hoàn thành nhiều công trình trọng điểm trên khắp cả nước như cầu Cửa Lục 1 (cầu Tình Yêu), hầm Bao Bbển tại Quảng Ninh, thông xe kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận...
Một số gói thầu lớn tại các dự án khác như hầm Thung Thi thuộc dự án Mai Sơn - QL45, hầm Trường Vinh thuộc dự án Nghi Sơn - Diễn Châu… cũng đang được triển khai đúng tiến độ.
Đáng chú ý, liên danh nhà đầu tư do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu cũng đã hoàn thành thu xếp vốn dự án PPP cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một hình mẫu để các dự án khác tham khảo về sự chủ động của doanh nghiệp khi sau 4 tháng kể từ khi ngày ký hợp đồng BOT, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã hoàn thành thu xếp vốn khi ký được hợp đồng tín dụng cùng Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) với khoản vốn cam kết giải ngân cho dự án là 1.700 tỷ đồng, đáp ứng đủ mọi điều kiện để tiến hành thực hiện thi công xây dựng.
Tại dự án này, liên danh nhà đầu tư đã áp dụng mô hình cơ cấu vốn 3P; vốn ngân sách nhà nước theo luật định, vốn chủ sở hữu tích lũy từ kinh nghiệm, khấu hao, tối ưu sản xuất, vốn huy động bằng vay tín dụng, phát hành trái phiếu, thị trường chứng khoán, hợp đồng hợp tác đầu tư (BCC).
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.