Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Bộ GTVT, từ khi thành lập đến nay, căn cứ theo Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 5/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Quản lý Quỹ BTĐB Trung ương là cơ quan đầu não được giao quyết định các vấn đề trong tổ chức hoạt động của Quỹ.
Cụ thể, Hội đồng sẽ đề xuất điều chỉnh các quy định liên quan đến nguồn thu của Quỹ; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Quỹ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phê duyệt kế hoạch tài chính (thu, chi) hàng năm của Quỹ; quyết định phân chia phí sử dụng đường bộ thu đối với ô tô hàng năm cho các quỹ bảo trì đường bộ địa phương…
Cũng theo Quyết định số 1486, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ là Bộ trưởng Bộ GTVT; 4 phó chủ tịch là thứ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, GTVT và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Ủy viên thường trực Hội đồng là Chánh văn phòng Quỹ.
Ngoài ra, có 7 ủy viên Hội đồng khác bao gồm: lãnh đạo Vụ Tài chính, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông (Bộ GTVT); Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam; Vụ Hành chính sự nghiệp, Vụ Ngân sách (Bộ Tài chính) và đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, từ năm 2017, khi thực hiện quy định của pháp luật về Luật Phí và lệ phí, Luật Ngân sách nhà nước, toàn bộ nguồn thu của Quỹ BTĐB từ phí sử dụng đường bộ (thu qua đầu phương tiện) nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước. Toàn bộ nhu cầu chi cho Quỹ BTĐB đều do ngân sách cấp. Việc phân chia phần 35% phí thu được do Bộ Tài chính tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp cho các địa phương.
“Theo cơ chế vận hành mới, Bộ GTVT nhận thấy vai trò của Hội đồng Quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương có hạn chế, không đảm bảo hiệu quả như trước đây”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu rõ.
Để thay thế Hội đồng Quản lý Quỹ, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao việc quản lý, sử dụng nguồn Quỹ BTĐB Trung ương cho bộ này trực tiếp quản lý theo hướng Bộ trưởng Bộ GTVT làm Chủ tịch Quỹ, hoặc giao cho Thứ trưởng làm Chủ tịch quỹ, giải thể Văn phòng Quỹ.
“Các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT để giúp việc điều hành hoạt động của Quỹ. Việc quản lý thu, chi của Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề xuất.
Theo Bộ GTVT, trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và ban hành quyết định giải thể Hội đồng Quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương, Bộ GTVT cho biết sẽ phải đồng thời điều chỉnh hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý, sử dụng Quỹ.
Cụ thể, bãi bỏ Quyết định số 1486/QĐ - TTg; sửa đổi Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ; sửa đổi Thông tư 60/2017/TT - BTC ngày 15/6/2017 hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí quản lý bảo trì đường bộ.
Trước mắt, để đảm bảo tiếp tục thực hiện công tác quản lý Quỹ BTĐB Trung ương cho các nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường bộ được thông suốt, không bị ngừng trệ trong thời gian thực hiện nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên và có hiệu lực thi hành, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ tạm thời cho phép chuyển toàn bộ các nhiệm vụ của Hội đồng Quản lý quỹ sang Bộ GTVT, để Bộ chủ động giao các cơ quan tham mưu thực hiện công tác tham mưu tương ứng theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Chồng chéo trong quản lý Quỹ BTĐB Theo Bộ Tài Chính, hiện Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ BTĐB Trung ương vẫn đang sử dụng nhân lực của các tổ chức trực thuộc Bộ GTVT để làm thay các công việc của Văn phòng Quỹ BTĐB Trung ương như: xây dựng dự toán, kiểm tra, thanh quyết toán kinh phí bảo trì đường bộ. Việc này dẫn tới phát sinh thêm một tổ chức trung gian về danh nghĩa là nằm ngoài Bộ GTVT là Văn phòng Quỹ BTĐB Trung ương. Thực tế, tổ chức này vẫn đang sử dụng biên chế và bộ máy của Bộ GTVT để thực hiện công việc được giao; dẫn đến chồng chéo, không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giữa Bộ GTVT, các đơn vị thuộc Bộ GTVT và Văn phòng Quỹ BTĐB Trung ương trong việc phê duyệt kế hoạch, giao dự toán kinh phí ngân sách nhà nước, cấp phát và quyết toán kinh phí, gắn với trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được giao. Ngoài ra, văn phòng Quỹ BTĐB Trung ương chưa có đủ nhân sự và năng lực để độc lập quản lý toàn bộ kinh phí bảo trì đường bộ hàng năm (khoảng gần 10.000 tỷ đồng) để phân bổ, cấp phát, quản lý kinh phí với 63 tỉnh, thành phố và 59 đầu mối cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT và các Sở Giao thông vận tải được ủy quyền quản lý đường quốc lộ. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.