Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Do thiếu than, nguồn cung urea tại Trung Quốc đã giảm trong 6 tháng đầu năm 2021. Cùng với việc giá dầu tăng, giá urea thế giới cũng tăng.
Trong báo cáo phân tích công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI ước tính nguồn cung hạn chế vẫn tiếp diễn trong năm 2022, do đó giá urea trên thị trường vẫn ở mức cao.
Do thiếu cung urea trong nước và thế giới, các công ty sản xuất urea Việt Nam, tiêu biểu là Công ty Cổ phần Phân bón Dầu Khí Cà Mau (HoSE: DPM) và Tổng Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DCM) ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh trong quý II/2021 do giá bán urea cao có thể bù đắp cho việc giá khí đầu vào tăng.
Trong ngắn hạn, SSI dự báo giá cổ phiếu DPM và DCM có thể vẫn duy trì đà tăng nhờ tăng trưởng lợi nhuận đáng khích lệ trong nửa cuối năm 2021 (ước tính 46% so với cùng kỳ năm ngoái đối với DPM và 60% đối với DCM) nhờ giá urea tăng.
Trong quý III/2021, SSI ước tính sản xuất urea trong nước sẽ tăng. Trong trường hợp thừa cung tại thị trường urea trong nước, DPM và DCM có thể xuất khẩu sản lượng dư thừa sang các thị trường nước ngoài và hưởng giá bán cao. Do đó, lợi nhuận năm 2022 có thể duy trì ở mức cao.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này lưu ý mặc dù lợi nhuận duy trì ở mức cao nhưng tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 so với năm 2021 có thể không đáng kể do cơ sở so sánh cao.
Cụ thể, SSI dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2021 của DCM sẽ tăng 42% so với năm 2020 nhưng mức tăng năm 2022 chỉ là 2%. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế năm 2021 của DPM được dự báo tăng tới 83% so với năm 2020 nhưng năm 2022 dự kiến sẽ giảm 15%.
DCM đang giao dịch ở mức định giá P/E năm 2021 và 2022 khoảng 15,6 lần và 15,2 lần; mức định giá EV/EBITDA tương ứng khoảng 3 lần và 4 lần, cao hơn nhiều so với trung bình P/E và EV/EBITDA 2018-2019 là 12 lần và 2 lần. Điều này là do triển trọng khả quan của giá ure.
Từ năm 2023, lợi nhuận của DCM ước tính tăng trưởng mạnh, do khấu hao nhà máy urea giảm và công suất nhà máy NPK mới tăng.
Do DCM đang phát sinh chi phí khấu hao lớn, SSI sử dụng EV/EBITDA để định giá cổ phiếu. Áp dụng EV/EBITDA mục tiêu là 5,5 lần cho ước tính năm 2022, công ty chứng khoán này đưa giá mục tiêu là 25.000 đồng/cổ phiếu, chỉ cao hơn 7% so với thị giá hiện tại.
Với DPM, SSI cho hay giá cổ phiếu đã tăng mạnh nhờ thu nhập bất thường và biên lợi nhuận tăng mặc dù giá khí đầu vào tăng.
DPM đang giao dịch ở mức định giá P/E năm 2021 và 2022 khoảng 10,9 lần và 12,8 lần; định giá EV/EBITDA lần lượt khoảng 3,7 lần và 3,7 lần.
SSI nhấn mạnh quan điểm rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2021 và 2022 mạnh mẽ đã được phản ánh vào giá cổ phiếu, đồng thời đưa ra mức giá mục tiêu cho mỗi cổ phiếu DPM là 32.000 đồng, thấp hơn 8% so với thị giá hiện tại.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.