'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), tình hình thiếu đơn hàng đã khiến các doanh nghiệp (DN) ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ cắt giảm khoảng 200.000 lao động trong thời gian qua. Dự báo những khó khăn về đơn hàng sẽ còn tiếp diễn nên số lượng người lao động (NLĐ) bị mất việc có thể chưa dừng lại.
Việc Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP. HCM) - DN sử dụng số lao động nhiều nhất TP. HCM - sẽ tiếp tục cắt giảm hơn 5.700 lao động đã phần nào nói lên bức tranh lao động, việc làm trong 4 tháng đầu năm 2023. Đây là lần cắt giảm nhân sự thứ 2 trong năm của DN này và nguyên nhân đều do đơn hàng sụt giảm mạnh.
Không chỉ tại TP. HCM, đầu tháng 3 vừa qua, tại tỉnh Đồng Nai cũng ghi nhận 3 DN cắt giảm hơn 2.000 lao động vì thiếu đơn hàng. Cụ thể, Công ty TNHH Pousung Việt Nam giảm 1.000 người, Công ty TNHH Pou Phong Việt Nam giảm 227 người và Công ty TNHH Taekwang MTC Vina chấm dứt hợp đồng với gần 800 lao động. Tại tỉnh Bình Dương, hơn 36.000 lao động bị giãn việc, mất việc do DN thiếu đơn hàng, giải thể hoặc tạm dừng sản xuất - kinh doanh trong 4 tháng đầu năm nay.
Cục Thống kê TP. HCM cho biết tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng 4, TP. HCM đã giải quyết việc làm cho gần 30.000 người, nâng tổng số giải quyết việc làm trong 4 tháng đầu năm là gần 109.000 lượt người. Một số ngành có chỉ số lao động tăng như: Sản xuất kim loại (tăng hơn 28%), sản xuất thiết bị điện (tăng gần 23%), sản xuất sản phẩm thuốc lá (tăng hơn 17%). Một số ngành có chỉ số lao động giảm như: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (giảm hơn 19%); sản xuất đồ uống (giảm gần 19%); dệt (giảm hơn 11%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (giảm hơn 10%).
Theo Sở LĐ-TB-XH TP. HCM, trong 4 tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất công nghiệp của thành phố có khởi sắc hơn. Tuy nhiên, DN vẫn gặp nhiều khó khăn khi thiếu đơn hàng sản xuất, công nhân thiếu việc làm. "Dự kiến quý II/2023, có khoảng 72% DN vẫn duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh như cũ nên không có biến động về số lao động, khoảng 21% DN dự kiến tăng lao động và hơn 7% dự kiến giảm lao động. Đáng chú ý, khi đánh giá quý III/2023, có hơn 57% DN chưa biết tình hình lao động của mình sẽ theo chiều hướng nào" - đại diện sở này cho biết.
Khó khăn của DN sẽ ảnh hưởng đến NLĐ. Trước tình hình này, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH kịp thời thực hiện các giải pháp, đồng thời chủ trì xây dựng đề án chính sách hỗ trợ NLĐ.
Ông Ngô Xuân Liễu, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết số liệu tổng hợp hằng ngày về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho thấy khoảng 70% NLĐ bị mất việc là lao động phổ thông. Do vậy, khi số lượng lao động phổ thông thất nghiệp cao sẽ gây áp lực rất lớn cho các địa phương trong giải quyết việc làm cũng như an sinh xã hội. Do đó, cần có các chính sách triển khai hỗ trợ DN trong quá trình phục hồi sản xuất - kinh doanh để giữ chân NLĐ.
TS Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM, cho rằng để thị trường lao động phát triển bền vững, nhất là trước những biến động cắt giảm nhân công số lượng lớn của một vài DN thâm dụng lao động, TP. HCM cần đẩy mạnh hỗ trợ DN và NLĐ. Đặc biệt, khi ban hành chính sách hỗ trợ liên quan NLĐ, DN nghiên cứu theo hướng ban hành hỗ trợ một lần với mức tiền cụ thể để DN, NLĐ không phải làm hồ sơ theo từng tháng như một số chính sách hỗ trợ vừa qua.
Hiện nhiều DN đang gồng lỗ để giữ việc làm, thu nhập cho NLĐ. Những DN như vậy rất đáng được hỗ trợ, đồng hành với họ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. "Về lâu dài, TP. HCM cần đẩy mạnh thay đổi cơ cấu thị trường lao động, ưu tiên thu hút lao động có tay nghề và qua đào tạo, hướng đến thị trường lao động chất lượng cao. Có như vậy, thị trường lao động - việc làm của thành phố mới ổn định, phát triển bền vững được" - TS Vân nói.
Liên đoàn Lao động TP. HCM cho biết sẽ nghiên cứu để đề xuất chính sách hỗ trợ tiền nhà cho NLĐ, nhất là NLĐ bị ảnh hưởng việc làm. Trong đó, đưa giá nhà trọ (chiếm từ 20%-30% thu nhập của NLĐ) trở thành một phần của chương trình bình ổn giá được TP. HCM thực hiện thành công với các mặt hàng tiêu dùng trong nhiều năm nay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.