Doanh nghiệp, Hiệp hội vận tải nói gì về Thông tư 58/2020 quy định đổi biển trắng sang vàng?

Lê Ngà - 11/07/2020 10:24 (GMT+7)

(VNF) - Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh, cho rằng việc đổi biển số ô tô kinh doanh vận tải là một sự tiến bộ của xã hội, đồng thời tạo sự công bằng cho hoạt động kinh doanh vận tải

VNF
Doanh nghiệp và Hiệp hội vận tải nói gì về Thông tư 58/2020 quy định đổi biển trắng sang vàng?

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 58/2020 quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, tại điểm Đ Khoản 6 Điều 25 của Thông tư quy định ô tô kinh doanh vận tải bao gồm xe taxi, xe công nghệ, xe khách, xe tải… phải có biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen, kể từ ngày 1/8/2020. Với các xe đã cấp biển trắng và đang hoạt động sẽ buộc phải chuyển sang biển vàng, hạn cuối vào ngày 31/12/2021.

Chia sẻ với VietnamFinance, ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh, cho rằng việc đổi biển số ô tô kinh doanh vận tải là một sự tiến bộ của xã hội, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều năm qua, tạo sự công bằng cho hoạt động kinh doanh vận tải. 

"Là doanh nghiệp hoạt động trong ngành vận tải hành khách, Tập đoàn Mai Linh sẵn sàng xung phong áp dụng Thông tư 58/2020 đầu tiên và làm càng sớm càng tốt để khách hàng, người dân và các cơ quan quản lý Nhà nước nhìn doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở góc độ minh bạch, công bằng và có trách nhiệm với xã hội; Hình ảnh giữa xe cá nhân và xe kinh doanh cũng được phân biệt rõ ràng hơn", ông Hồ Huy nói. 

Về chi phí đề xuất thay đổi biển số vào khoảng 150.000 đồng/xe, ông Huy cho biết, cả nước hiện có khoảng 1,6 triệu xe ô tô kinh doanh vận tải. Nếu tính ra, tổng chi phí đổi biển số chỉ khoảngng vài trăm tỷ. Nhưng trong tương lai, Nhà nước sẽ thu về hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế từ cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật, trách nhiệm với xã hội.

Vì vậy, theo ông Huy, Nhà nước nên nghiên cứu, xem xét đơn giản hoá các thủ tục đổi biển số cùng mức chi phí hợp lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện.

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng việc xe ô tô kinh doanh vận tải phải chuyển sang biển số màu vàng để phân biệt với ô tô không kinh doanh vận tải cần phải xem xét toàn diện dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn.

"Qua tìm hiểu tôi được biết, tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an: Bổ sung quy định liên quan đến đăng ký xe để đảm bảo nâng cao hơn nữa hiệu quả xử phạt vi phạm giao thông; màu biển kiểm soát xe ô tô phân biệt khác nhau giữa xe thuộc cơ quan Nhà nước, xe cá nhân, xe kinh doanh, xe không kinh doanh, xe của lực lượng vũ trang".

"Việc Chính phủ chỉ đạo như vậy xuất phát từ thực tiễn: Hiện nay, những xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải như taxi, xe từ 4-7 chỗ ngồi ứng dụng công nghệ gọi xe kiểu Grab hay loại xe limousine cũng có biển số như xe cá nhân… Những xe này chạy trên đường rất khó phân biệt và quản lý. Vì thế, nhiều tuyến đường cấm xe taxi, xe Grab hoạt động, nhưng những xe này vẫn đi vào mà lực lượng chức năng không phát hiện được", ông Hùng nêu rõ.

"Mặt khác, lâu nay có rất nhiều xe ô tô kinh doanh vận tải hoạt động trá hình kiểu “xe dù”, “bến cóc” nhằm trốn tránh các loại thuế, phí và tùy tiện đi vào khu vực không được phép hoạt động mà chúng ta không phát hiện và quản lý được, dẫn đến gây mất trật tự vận tải, nguy cơ mất an toàn giao thông và thất thu thuế, đồng thời cạnh tranh không lành mạnh với các xe ô tô kinh doanh vận tải làm ăn chân chính", ông Hùng cho biết thêm. 

Trong khi đó, việc thực hiện việc đổi màu biển số xe ô tô kinh doanh vận tải tuy có gây một chút tốn kém, ông Hùng cho rằng vì trật tự văn minh chung của ngành vận tải và toàn xã hội thì chi phí đó là không đáng kể.

"Muốn bảo đảm tốt trật tự an toàn giao thông thì phải tăng cường công tác quản lý bằng các chế tài, giải pháp mạnh, cương quyết chứ không thể bỏ bớt các quy định cần thiết mà lại quản lý tốt được. Chúng ta chủ trương giảm các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp với thực tế, riêng những điều kiện liên quan đến trật tự an toàn giao thông thì không thể “thả lỏng” mà ngược lại càng phải siết chặt, vì tính mạng con người là trên hết, không thể vì sự tiện lợi của một số người, một số doanh nghiệp mà gây nguy hiểm cho cả cộng động xã hội", Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội nêu quan điểm.

Theo ông Hùng, không nên lấy lý do Chính phủ có chủ trương cắt giảm các điều kiện kinh doanh để áp dụng máy móc vào lĩnh vực giao thông vận tải.

"Việc tùy tiện “nới lỏng” chắc chắn sẽ dẫn đến lợi bất cập hại. Khi xe ô tô kinh doanh vận tải mang biển số khác màu thì người điều khiển xe sẽ có ý thức tốt hơn, không thể tự ý đi vào các tuyến đường cấm, không tùy tiện dừng đón trả khách không đúng nơi quy định; lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông dễ dàng nhận diện để hướng dẫn, điều tiết giao thông cũng như xử lý các vi phạm (nếu có); cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phân định luồng tuyến hoạt động thuận lợi; hạn chế được nạn “xe dù”, “bến cóc”, xe kinh doanh vận tải hoạt động trá hình nhằm trốn các loại thuế, phí và tùy tiện vào những khu vực cấm để đón, trả khách…", ông Hùng nói.

Thực tế trên thế giới cũng có nhiều nước quy định màu biển số riêng cho xe kinh doanh vận tải, như: Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc... Chính vì vậy, ông Hùng cho rằng việc quy định màu sắc biển số của xe kinh doanh vận tải để dễ dàng phân biệt và thuận tiện trong quản lý là rất cần thiết.

"Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần giải thích rõ cho người dân hiểu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ xe đổi biển số. Bên cạnh đó, Nhà nước nên hỗ trợ chi phí đổi biển số trong thời gian đầu để các doanh nghiệp có nhiều xe kinh doanh vận tải bớt khó khăn và tự giác thực hiện", ông Hùng cho hay.

Xem thêm: Xe kinh doanh vận tải phải chuyển sang biển số màu vàng từ 1/8

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bốn trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán tại ngân hàng

Bốn trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán tại ngân hàng

(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt; trong đó quy định rõ các trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán.

ĐBQH đề xuất đổi tên cao tốc 2 làn xe thành 'đường tốc độ cao'

ĐBQH đề xuất đổi tên cao tốc 2 làn xe thành 'đường tốc độ cao'

(VNF) - Để đảm bảo an toàn giao thông, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng phải đổi tên cao tốc phân kỳ nhằm tách biệt cách thức quản lý, tổ chức giao thông so với cao tốc đạt chuẩn.

Horizon của 'đại gia' Nguyễn Quốc Hiển: Lỗ triền miên, chậm trả nợ trái phiếu

Horizon của 'đại gia' Nguyễn Quốc Hiển: Lỗ triền miên, chậm trả nợ trái phiếu

(VNF) - 3 năm gần nhất, Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Đầu tư Horizon liên tục báo lỗ, với số lỗ ngày một nghiêm trọng.

Vụ Vạn Thịnh Phát: 11 chiếc đồng hồ của Trương Huệ Vân bị tạm giữ

Vụ Vạn Thịnh Phát: 11 chiếc đồng hồ của Trương Huệ Vân bị tạm giữ

(VNF) - Phần lớn các tài sản bị kê biên, phong tỏa, tạm giữ đều nhằm đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho các bị cáo ở giai đoạn 1 vụ án.

Đề nghị miễn, giảm phí nhân Ngày tiền mặt 2024

Đề nghị miễn, giảm phí nhân Ngày tiền mặt 2024

(VNF) - Để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị miễn, giảm phí dịch vụ, tặng quà, hoàn tiền… cho khách hàng khi mở thẻ, tài khoản thanh toán dịp Ngày không tiền mặt 2024.

Nợ chất cao, lãi nhỏ nhoi, Quốc Cường Gia Lai muốn bán 2 nhà máy thủy điện

Nợ chất cao, lãi nhỏ nhoi, Quốc Cường Gia Lai muốn bán 2 nhà máy thủy điện

(VNF) - Quyết định chuyển nhượng 2 nhà máy thuỷ điện được Quốc Cường Gia Lai đưa ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa và doanh nghiệp vẫn đang dính líu nợ nần liên quan đến đại án Vạn Thịnh Phát.

'Đùn đẩy trách nhiệm, vừa làm vừa nghe ngóng'... xác định giá đất bị tắc nghẽn

'Đùn đẩy trách nhiệm, vừa làm vừa nghe ngóng'... xác định giá đất bị tắc nghẽn

(VNF) - TP. HCM có gần 80.000 nền đất và căn hộ chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận do cơ quan chức năng khó mời đơn vị tư vấn, thẩm định giá đất, gây ách tắc trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thất thu ngân sách và kéo theo nhiều hệ lụy.

Thù lao 1,4 tỷ/năm, vì sao Hoa hậu Ngọc Hân quyết rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay?

Thù lao 1,4 tỷ/năm, vì sao Hoa hậu Ngọc Hân quyết rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay?

(VNF) - Tại đơn từ nhiệm, bà Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa hậu Ngọc Hân) cho biết, cô rời vị trí Phó tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác.

MWG tham vọng dẫn đầu thị trường TMĐT: 'Miếng bánh ngọt' có dễ ăn?

MWG tham vọng dẫn đầu thị trường TMĐT: 'Miếng bánh ngọt' có dễ ăn?

(VNF) - Một trong những định hướng chủ lực của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) trong năm 2024 là phát triển mảng thương mại điện tử, đưa các trang bán hàng online của chuỗi lên vị trí số 1.

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng

(VNF) - Tính đến ngày 31/12/2023, EVN Hà Nội có khoản nợ vay hơn 17.535 tỷ đồng, chiếm gần 78% nợ phải trả. Trong đó, phần lớn là ở vay dài hạn với hơn 14.991 tỷ đồng.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.