Doanh nhân sinh năm 1975: Hành trình dựng nghiệp của doanh nhân Trịnh Văn Quyết

Hoài Thương - 30/04/2021 07:20 (GMT+7)

(VNF) - Thế hệ doanh nhân sinh năm 1975, một năm đặc biệt của dân tộc luôn phấn đấu, nỗ lực khẳng định mình và đã đạt được nhiều dấu ấn và thành tựu đáng khích lệ. Nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021), VietnamFinance xin giới thiệu với bạn đọc chân dung của một số doanh nhân sinh năm 1975 tiêu biểu. Một trong những gương mặt nổi bật nhất là tỷ phú Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways.

VNF
Ông Trịnh Văn Quyết

Quá trình khởi nghiệp

Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975, trong một gia đình công chức nghèo tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay từ khi còn ngồi ghế giảng đường Đại học Luật Hà Nội, ông Quyết đã mở văn phòng gia sư và kinh doanh điện thoại cũ, vừa thỏa niềm đam mê kinh doanh vừa có thêm thu nhập nuôi các em ăn học.

Sau khi tốt nghiệp, với số vốn kinh doanh tích góp từ thời sinh viên, ông Quyết mở văn phòng Luật sư SMic chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ doanh nghiệp.

Ông Quyết thời còn hành nghề luật sư

Cơ duyên đưa ông rẽ hướng sang bất động sản cũng chính là nhờ công việc tư vấn luật. Nhờ mối quan hệ quen biết các khách hàng kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội, ông tích lũy kinh nghiệm tư vấn, dần dần biết rõ các thủ tục, cách làm và nhận thấy cơ hội kinh doanh ở đó.

Năm 2008, ông Quyết đã thành lập công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune với số vốn 18 tỷ đồng và chuyển đổi thành Công ty cổ phần FLC 2 năm sau đó. Đây là bước ngoặt lớn trong quá trình khởi nghiệp của doanh nhân Trịnh Văn Quyết.

Năm 2009, với việc khởi công FLC Landmark Tower đã đưa ông Quyết trở thành “một ngôi sao” mới ở lĩnh vực bất động sản. Và trong những năm tiếp theo, ông đã xây dựng một tập đoàn FLC lớn mạnh nhờ biết khai thác và phát triển những tiềm năng của các vùng biển đẹp ở Việt Nam bằng các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Tháng 10/2011, FLC chính thức niêm yết trên sàn HNX. 1 năm sau, công ty tiến hành sáp nhập FLC Land, tăng vốn điều lệ từ 170 tỷ lên 772 tỷ đồng. Kể từ đó, FLC mở rộng đầu tư bất động sản bằng việc thâu tóm và phát triển một loạt dự án tại Hà Nội cũng như xây dựng những khu nghỉ dưỡng có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng tại các địa phương khác.

Sau 10 năm hoạt động, FLC giờ đây đã trở thành một trong số những công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, ông Trịnh Văn Quyết cũng trở thành một trong những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Không dừng lại đó, cuối năm 2018, ông Trịnh Văn Quyết thành công khi xây dựng hãng hàng không Bamboo Airways phục vụ các tuyến bay nội địa kết nối với các địa phương có các khu nghỉ mát của FLC. Bamboo Airways là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam hoạt động theo mô hình Hybrid, kết hợp giữa hàng không truyền thống và mô hình hàng không giá rẻ, nhằm hướng tới nhu cầu đa dạng của mọi phân khúc khách hàng.

Hiện tại, Bamboo Airways đang lên kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) tại Mỹ với vốn hóa dự kiến lên tới 4 tỷ USD.

Cụ thể, ông Trịnh Văn Quyết cho biết, hãng bay này đang lên kế hoạch thu về 200 triệu USD thông qua IPO tại Mỹ. Doanh nghiệp sẽ chào bán 5-7% cổ phần trong đợt IPO này và dự kiến sẽ thực hiện chào bán vào quý III năm nay.

Hãng sẽ nâng quy mô đội bay từ 30 lên 40 chiếc vào cuối năm nay, trong đó có 2 chiếc Boeing 787-9. Nếu tình hình dịch Covid-19 được cải thiện, ngay trong năm nay, Bamboo Airways sẽ triển khai nhiều đường bay mới như đường bay thẳng tới Mỹ, Australia, Đức, Nhật và Anh.

Tại Đại hội cổ đông thường niên FLC 2021 diễn ra ngày 12/4 vừa qua đã công bố tổng doanh thu của FLC (tính cả Bamboo Airways) ước đạt khoảng 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng, sau thuế gần 900 tỷ đồng, tăng khoảng 3 lần so với 2020.

FLC có kế hoạch phát hành 496 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn lên trên 12.000 tỷ đồng trong 2021, đồng thời phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, kỳ hạn ba năm. Nguồn vốn thu về từ hai kế hoạch này dự kiến được FLC đầu tư một loạt dự án như đô thị Cao Xanh - Hà Khánh; giai đoạn 2 quần thể FLC Quảng Bình; dự án nhà ở mật độ cao Hiệp Thành - Vĩnh Trạch; khu đô thị mới Hồ Nước Ngọt, TP Sóc Trăng; khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo tại TP Hà Giang; khu đô thị mới Vị Thanh, TP Vị Thanh…

Triết lý kinh doanh

Doanh nhân Trịnh Văn Quyết, người thích làm những điều tiên phong

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết chia sẻ, bản thân ông luôn thích làm những điều tiên phong: “Với FLC và Bamboo Airways, chúng tôi luôn luôn thích làm những thứ đầu tiên. Mục tiêu, quyết tâm định làm gì thì tôi đều làm được và làm vì đam mê, làm những thứ người khác chưa làm, hoặc sợ không dám làm”.

Sau khi triển khai thành công nhiều dự án lớn, ông Trịnh Văn Quyết rút ra nguyên tắc “5 không” đó là: không xin, không mua lại, không làm chung dự án, không làm nhỏ và không làm chậm. Chủ tịch FLC giải thích: không xin dự án là quan trọng số 1, bởi lãnh đạo các tỉnh trực tiếp mời thì mình sẽ gặp rất nhiều thuận lợi, cũng từ không xin mà sẽ có “4 không” tiếp theo.

Theo ông Quyết, trong khó khăn luôn có cơ hội bởi “mình chẳng phải là con cháu lãnh đạo cao cấp nào và cũng chẳng có ai chống lưng, dự án khó khăn thì mới đến lượt mình chỗ ngon người khác làm hết rồi còn đâu”.

Tuy nhiên để thành công thì cần phải tạo ra được sự khác biệt. Đó là lý do FLC không làm sản phẩm theo kiểu có đất, có hạ tầng rồi chia lô luôn để bán thu tiền. FLC phải đầu tư xây dựng các hạ tầng công cộng trước, như sân golf, trung tâm hội nghị, tiếp đến xây biệt thự, condotel, rồi mới bán hàng. Hay nói một cách mỹ miều, FLC không biến vàng thành trang sức, mà biến sỏi đá thành vàng.

Thời gian gần đây, cái tên Trịnh Văn Quyết được nhắc đến gần như nhiều nhất trên các diễn đàn, hội nhóm chứng khoán khi mà các mã cổ phiếu có liên quan đến doanh nhân này đều tăng "chóng mặt".

Hiện tại, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu ART, FLC, GAB và ROS với tổng giá trị 3.408 tỷ đồng (tính đến ngày 29/4/2021). Ngoại trừ GAB (với thị giá cao), cổ phiếu "họ" FLC trong thời gian vừa qua gần như đều tăng trưởng "nóng". Trong đó, FLC và ART đã tăng vượt mệnh giá chỉ trong thời gian rất ngắn.

Ở doanh nhân Trịnh Văn Quyết, rất khó để phân biệt rạch ròi hai vai: doanh nhân và luật sư. Theo ông, dù là luật sư hay chủ tịch HĐQT của một doanh nghiệp, suy đến cùng cũng là làm kinh tế. Quá trình làm nghề luật giúp cho ông nhiều thứ như kinh nghiệm, mối quan hệ, cơ hội kinh doanh và cả sự cẩn trọng, còn làm chủ tịch HĐQT công ty ông biến những cơ hội kinh doanh ấy thành tiền.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

(VNF) - Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.