Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
UBND tỉnh Đồng Nai mới dây đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đô thị du lịch Long Tân tại huyện Nhơn Trạch. Quy mô lập quy hoạch gần 332ha, dự kiến dân số đến năm 2035 là 13.900 người.
Theo quyết định, Khu đô thị du lịch Long Tân sẽ được quy hoạch thành hai phân khu chức năng là khu đô thị du lịch và khu hành lang cách ly đường Vành đai 3.
Cụ thể, khu đô thị du lịch có quy mô hơn 326ha, bao gồm đất ở (hơn 79 ha) với các loại hình nhà ở như nhà phố, nhà liên kế, biệt thự, chung cư cao tầng, nhà ở xã hội và nhà tái định cư.
Ngoài ra, còn gồm đất thương mại dịch vụ hỗn hợp (hơn 25,8ha); đất công trình dịch vụ đô thị (hơn 13,8ha); đất dịch vụ du lịch (hơn 33ha); đất cây xanh, thể thao (hơn 97ha), đất giao thông (hơn 75ha); đất hạ tầng kỹ thuật (gần 3ha) và đất tôn giáo (1.502m2). Còn lại, khu hành lang cách ly đường Vành đai 3 có diện tích hơn 5,7ha.
Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai giao chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG) phối hợp với UBND huyện Nhơn Trạch, các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành công bố công khai nội dung quy hoạch. Đồng thời, tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ nhiệm vụ cắm mốc giới theo quy định.
Trước đó, vào tháng 11/2017, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận giao DIC Corp tiếp tục làm chủ đầu tư thực hiện dự án khu đô thị du lịch Long Tân với diện tích khoảng 331,9ha.
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021 vừa qua, cổ đông DIC Corp đã thông qua phương án điều chỉnh vốn đầu tư 3 dự án, trong đó có dự án khu đô thị du lịch Long Tân.
DIC Corp cho biết dự án có quy mô lớn với thời gian triển khai dài, đến nay các khoản chi phí bồi thường, tiền sử dụng đất và chi phí đầu tư xây dựng kè, hạ tầng kỹ thuật đã tăng lên nhiều so với trước đây.
Do đó, doanh nghiệp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư cho dự án này từ mức 4.752 tỷ đồng lên thành 12.618 tỷ đồng. Dự kiến vào quý III năm nay, dự án sẽ khởi công giai đoạn 1 với quy mô khoảng 82ha và hoàn thành xây dựng toàn bộ dự án vào quý IV/2026.
Về tình hình kinh doanh, năm 2021, DIC Corp đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.444 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,5% và 60,6% so với thực hiện năm trước. Doanh nghiệp dự kiến chia cổ tức tỷ lệ từ 18-22%.
Kết thúc quý I vừa qua, doanh thu của DIC Corp đứng ở mức 500 tỷ đồng, báo lãi trước thuế 56 tỷ đồng. Mặc dù báo lãi tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ, doanh nghiệp mới hoàn thành gần 4% mục tiêu cả năm.
Liên quan đến DIC Corp, mới đây, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Xây dựng và Thanh tra Chính phủ rà soát hồ sơ, thủ tục quá trình triển khai dự án khu trung tâm Chí Linh, xác định rõ đúng, sai trong việc thực hiện dự án.
Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho DIC Corp làm chủ đầu tư vào tháng 5/1996. Dự án có quy mô hơn 99,7ha, nằm trên địa bàn 3 phường Nguyễn An Ninh, Thắng Nhất và Phường 10 của TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư ban đầu gần 888 tỷ đồng, quy mô dân số khoảng 15.000 người, thời gian thực hiện dự kiến khoảng 10 năm (1996 - 2005).
Đặc biệt, đây là khu đô thị đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên đến nay, sau 10 năm thực hiện và thêm 15 năm gia hạn, dự án vẫn đang còn dang dở.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.