Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, trung tâm logistics BW Tân Hiệp có diện tích 64,4ha được quy hoạch với các hạng mục: nhà văn phòng, nhà kho với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cùng các công trình phụ trợ đảm bảo cho hoạt động kho bãi, dịch vụ logistics.
Cụ thể, hệ thống nhà kho sẽ có tổng diện tích quy hoạch là hơn 300.000m2 gồm hệ thống các nhà kho 1 tầng và nhà kho 2 tầng, nhà văn phòng 2-4 tầng, phục vụ cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê mặt bằng kho bãi.
Đất công trình hạ tầng kỹ thuật diện tích gần 11.000m2 gồm các công trình đầu mối kỹ thuật phục vụ dự án như trạm điện, nhà rác, trạm bơm, bể nước, thông tin liên lạc, trạm xử lý nước thải, bãi đổ xe. Nhà điều hành và các công trình phụ trợ diện tích gần 7.000m2.
Ngoài ra, diện tích cây xanh, mặt nước có diện tích gần 140.000m2 bố trí phân tán đều trong toàn khu vực dự án để tất cả các khu đều có thể sử dụng công viên, các cây xanh cách ly. Sân đường giao thông nội bộ diện tích hơn 180.000m2.
Đồng Nai hiện có 31 khu công nghiệp đã hoạt động và đang tiếp tục mở rộng thêm nhiều khu công nghiệp khác. Do đó, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn rất lớn.
Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu và logistics của Đồng Nai rất lớn và còn hứa hẹn có bước đột phá lớn khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.
Đồng Nai cũng là địa phương có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm logistics của vùng, vì chỉ cách trung tâm TP. HCM khoảng 30 km, cách cụm cảng Thị Vải - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) 40 km. Hơn nữa, hạ tầng của địa phương đã và đang được đầu tư đồng bộ, với nhiều tuyến đường huyết mạch như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 3, Vành đai 4 vùng TP .HCM.
Theo Dự thảo Quy hoạch Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn và động lực phát triển của nền kinh tế. Trong đó, sẽ hình thành trung tâm logistics hàng không dựa vào lợi thế của sân bay Long Thành đang được xây dựng và hình thành trung tâm thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trước đó, vào tháng 2/2023, UBND tỉnh này đã phê duyệt quy hoạch chi tiết Trung tâm kho vận thông minh Cainiao Đồng Nai tại huyện Trảng Bom. Dự án có quy mô 16,8 ha, trong đó có 9 ha xây dựng nhà kho và dịch vụ lưu trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất. Dự án do Cainiao Network (Tập đoàn Alibaba) đầu tư.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.