'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn, liệu dòng vốn FDI có quay trở lại mạnh mẽ trong năm 2021 và nhóm ngành nào sẽ hưởng lợi trực tiếp?
FDI trở lại dẫn dắt
Trong báo cáo về triển vọng vĩ mô và thị trường Việt Nam 2021, nhóm chuyên gia phân tích thuộc SSI Research cho rằng tác động của mô hình phục hồi chữ V trên toàn cầu có thể giúp Việt Nam tăng trưởng cao hơn, do Việt Nam đã trở thành trung tâm có tầm quan trọng hơn trong hệ sinh thái công nghiệp chế biến chế tạo toàn cầu.
Trong quý IV/2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tăng 6,3% so với cùng kỳ (riêng tháng 12 tăng 9,5% so với cùng kỳ), trong khi ngành sản xuất đạt tăng trưởng đáng kể ở mức 9% so với cùng kỳ. Điều này xác nhận cho sự phục hồi về mặt sản xuất đã quay trở lại mức trước khi có dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, tác động mạnh mẽ hơn từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA hay RCEP. Trong đó, đáng chú ý là CTTPP và EVFTA đã có hiệu lực từ 2019 và 2020, mở đường cho việc gia tăng thương mại giữa EU, 6 nước đối tác trong CTTPP và Việt Nam.
EVFTA đã loại bỏ gần 99% thuế hải quan giữa hai nước với lộ trình 8 năm trong khi CTTPP cam kết xóa 97% - 100% hàng hóa từ Việt Nam tùy từng đối tác với lộ trình 16 năm (Bảng 4).
Điểm khác biệt trong RCEP là quy tắc xuất xứ, khi Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN là những đối tác chính Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP sẽ có thể đáp ứng điều kiện xuất xứ một cách dễ dàng hơn.
Như vậy, các hiệp định FTAs sẽ tạo ra sự thúc đẩy rất cần thiết cho các ngành công nghiệp của Việt Nam và việc xóa bỏ thuế quan sẽ có lợi cho các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm sản xuất điện thoại và các sản phẩm điện tử, dệt may, da giày, nông sản (gạo và cà phê) và thủy sản (cá da trơn và tôm).
Đáng chú ý, khi tăng trưởng đầu tư công quay lại mức tăng trưởng bình thường, thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có thể trở lại vai trò dẫn dắt. Câu chuyện về tăng trưởng đầu tư công mạnh mẽ (hơn 40% so với cùng kỳ) chỉ khả thi trong năm 2020, tức là năm cuối của giai đoạn 5 năm.
“Trong năm 2021, chúng tôi dự báo tăng trưởng giải ngân đầu tư công sẽ khó có thể tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy vậy, dòng vốn FDI dự kiến sẽ tăng mạnh trở lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát”, báo cáo SSI Research nêu.
Theo tìm hiểu của SSI Research, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã hoãn kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020 do hạn chế đi lại. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đăng ký trong năm 2020 chỉ giảm 8,7% so với cùng kỳ (tổng vốn FDI đăng ký khoảng 21 tỷ USD theo giá trị tuyệt đối, thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ USD). Điều này khiến triển vọng cho năm 2021 đầy hứa hẹn về dòng vốn FDI.
Ngành nào hưởng lợi?
Theo báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam 2021, nhóm chuyên gia tại KBSecurities đánh giá gần 10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn FDI nhờ kinh tế tăng trưởng cao, tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do FTA, nền chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, chi phí nhân công thấp và hạ tầng đang từng bước được cải thiện.
Trong 3 năm gần đây đây, sức hút của Việt Nam đã được gia tăng đáng kể trước ảnh hưởng của 2 yếu tố là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch COVID-19.
Với việc dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh trong năm nay do dịch bệnh cản trở hoạt động đi lại của các nhà đầu tư khiến nhiều dự án lớn bị trì hoãn sang năm sau, cùng kỳ vọng dịch COVID-19 sẽ sớm được kiểm soát trên quy mô toàn cầu giúp các hoạt động kinh tế phục hồi, kết hợp với sức hút từ các FTA mới đây được ký kết (RCEP, EVFTA), dòng vốn FDI sẽ quay trở lại mạnh mẽ trong năm sau và là động lực quan trọng hỗ trợ nền kinh tế.
“Nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp là bất động sản khu công nghiệp, logistics”, báo cáo phân tích của KBSecurities nêu.
"Hút" gần 2,02 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm Tính đến ngày 20/1, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 2,02 tỷ USD, bằng 37,8% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, có 47 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 81,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt trên 1,3 tỷ USD, giảm 70,3% so với cùng kỳ. Về vốn điều chỉnh, có 46 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 40,3% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 472,2 triệu USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ. Dòng vốn FDI đã đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 1,54 tỷ USD, chiếm 76,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 179 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực vận tải kho bãi, nông lâm nghiệp thủy sản với tổng vốn đăng ký gần 111,9 triệu USD và 60,4 triệu USD. Hiện có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 680,7 triệu USD, chiếm 33,8% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 618 triệu USD, chiếm 30,6% tổng vốn đầu tư. Hong Kong đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 221,3 triệu USD, chiếm gần 11% tổng vốn đầu tư. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.