Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Liên quan đến việc suy giảm sản lượng khí Lô 11-2 từ năm 2017 trở đi, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương về những ảnh hưởng của việc suy giảm khí Lô 11-2 và phương án điều chỉnh giá khí trong các hợp đồng mua bán khí.
Theo hợp đồng chia sản phẩm, quyền lợi các bên nhà thầu như sau: Tổ hợp các nhà thầu Hàn Quốc chiếm tỷ lệ 75% (gồm KNOC – hiện là nhà điều hành và đại diện tổ hợp nhà thầu - với 39,75%, LG với 16,125%, Daesung với 6,9375%, Daewoo với 4,875%, Hyundai với 4,875%, Seoul City Gas với 2,4375%); còn lại PVN/PVEP chiếm tỷ lệ 25%.
Do nguyên nhân suy giảm sản lượng khai thác các mỏ hiện hữu của Lô 11-2 và các chủ khí lô phải chịu phạt theo cam kết, hợp đồng đã ký nên nhà điều hành KNOC đã gửi thư và đề xuất PVN xem xét việc điều chỉnh giá khí Lô 11-2 để đảm bảo hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư.
Việc suy giảm sản lượng là do giai đoạn 2009 – 2013, lượng khí được huy động cao hơn tính toán nên dẫn tới việc ngập nước tại các vỉa đang khai thác và làm khả năng khai thác mỏ giảm nhiều so với dự tính.
Tính đến hết năm 2016, tổng chi phí thực hiện dự án là 1,6 tỷ USD với tổng chi phí chưa thu hồi còn khoảng 256 triệu USD, dự kiến đến hết năm 2024 chi phí thu hồi sẽ tăng lên đến 386 triệu USD.
Phía nhà thầu Hàn Quốc cho biết, với các điều kiện hiện tại, nếu Chủ khí Lô 11-2 không bị phạt thiếu khí, không có đầu tư khoan thăm dò mở rộng thì hiệu của của các nhà đầu tư Lô 11-2 sẽ rất thấp và sẽ mất cân bằng thu – chi từ đầu năm 2020.
Trường hợp Chủ khí Lô 11-2 chịu phạt nghĩa vụ cam kết vận chuyển khí đối với các chủ vận chuyển Nam Con Sơn 1 và chưa tính đến các khoản phạt do giao thiếu khí thì việc mất cân bằng thu – chi Lô 11-2 sẽ xảy ra sớm trong quý I/2019.
Theo quy định của Hợp đồng mua bán khí (GSPA) ký giữa Chủ khí Lô 11-2 và Tổng công ty Khí Việt (PVGas), Chủ khí Lô 11-2 phải đảm bảo cấp khí cho PVGas. Trong trường hợp không giao được lượng khí đã ấn định, Chủ khí Lô 11-2 sẽ chịu nghĩa vụ Khí Giao Thiếu đối với PVGas.
Cụ thể, Chủ khí Lô 11-2 sẽ phải giảm 20% giá khí hiện tại cho lượng khí giao nhận trong tháng kế tiếp tháng giao thiếu khí.
Đồng thời, theo quy định của Hợp đồng vận chuyển (TA) giữa Chủ khí Lô 11-2 với các Chủ vận chuyển đường ống Nam Côn Sơn 1 (Rosneft, Perenco, PVGas), Chủ khí Lô 11-2 cam kết vận chuyển lượng khí tối thiểu 1,2 tỷ m3/năm và giảm dần từ sau năm 2024.
Trong trường hợp không đảm bảo lượng khí vận chuyển mỗi năm, Chủ khí Lô 11-2 sẽ chịu nghĩa vụ cam kết theo cước phí vận chuyển Nam Côn Sơn 1. Chẳng hạn như năm 2017, phải chịu 1,2 USD/triệu BTU; các năm tiếp theo tăng thêm 2%/năm.
Tựu chung, Chủ khí Lô 11-2 dự kiến chịu phạt khoảng 488,4 triệu USD trong giai đoạn 2017 – 2024. Trong đó, 92,6 triệu USD là phạt khí giao thiếu và 395,8 triệu USD là phạt khí trả trước.
Phía PVN cho biết thêm, khoản 395,8 triệu USD trên sẽ không có cơ hội thu hồi hết do lượng khí trong giai đoạn suy giảm thấp và các cam kết luôn ở mức cao so với khả năng khai thác.
Tỷ lệ gánh chịu của các bên đối với khoản phạt trên được áp dụng theo tỷ lệ ăn chia về sản phẩm khí. Cụ thể, nhóm nhà thầu Hàn Quốc chịu 58,5%, PVN chịu 41,5%. Theo đó, tổng khoản phạt PVN phải chịu lên đến khoảng 202,7 triệu USD.
Hiện nay, tỷ lệ kiểm soát của PVN tại PVGas là khoảng 95,8% và tỷ lệ kiểm soát của PVGas tại đường ống Nam Côn Sơn 1 là 51%.
Với các khoản phạt trên, tổng tiền phạt mà PVN hưởng thông qua PVGas khoảng 282 triệu USD (khoảng 88,7 triệu USD từ tiền phạt khí giao thiếu và 193,3 triệu USD từ tiền phạt khí trả trước).
Như vậy, chênh lệch giữa khoản phạt và phần thu được của PVN trong giai đoạn 2017 -2029 là 79,3 triệu USD. Đây là khoản hưởng lợi ròng mà PVN thu được.
Trường hợp tỷ lệ kiểm soát của PVN tại PVGas giảm xuống còn 65% từ năm 2019 – 2020, tổng tiền phạt mà PVN hưởng thông qua PVGas giảm xuống còn khoảng 191 triệu USD. Khi đó, PVN sẽ chịu thiệt 10 triệu USD.
Có thể thấy, PVN có khả năng phải chịu thiệt hại, nhưng khả năng hưởng lợi hàng chục triệu USD cũng rất cao. Tuy nhiên, về phía Hàn Quốc, các nhà thầu nước này chắc chắn sẽ phải chịu thiệt hàng trăm triệu USD. Vì vậy, phía Hàn Quốc đang đề xuất lên PVN điều chỉnh tăng giá bán khí lên gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Trên cơ sở các đề xuất của phía Hàn Quốc, PVN đã cân nhắc và đưa ra 5 phương án. Ngoài phương án 1 là giữ nguyên hiện trạng thì các phương án khác đều điều chỉnh theo hướng tăng giá khí, bao gồm: tăng từ 2,375 USD/triệu BTU lên 5,01 USD/triệu BTU (phương án 2), lên 7,56 USD/triệu BTU (phương án 3), lên 6,57 USD/triệu BTU (phương án 4), lên 5,27 USD/triệu BTU (phương án 5). Trong đó, hai phương án có thể chấp nhận là phương án 4 và phương án 5.
Đáng chú ý, dù tăng giá khí theo phương án nào cũng sẽ làm tăng bảo lãnh thanh toán và chuyển đổi ngoại tệ của Chính phủ đối với các bên nước ngoài.
Theo tính toán, với phương án giữ nguyên thì tổng tiền khí thanh toán cần Bảo lãnh Chính phủ là 119 triệu USD. Nếu giá khí tăng theo phương án 4 thì lượng tiền khí thanh toán cần Bảo lãnh Chính phủ lên đến 547,4 triệu USD, đồng nghĩa lượng tiền cần bảo lãnh tăng thêm hơn 428 triệu USD.
"PVN thấy rằng việc suy giảm nguồn khí Lô 11-2 là do Nhà điều hành KNOC khai thác lượng khí Lô 11-2 vượt mức được phê duyệt. Đây là bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình quản lý khai thác mỏ và đám phán ký kết GSPA/TA, điều đó đã và đang gây thiệt hại cho nhà đầu tư nước ngoài và cả PVN/PVEP", phía PVN cho hay.
Dù vậy, PVN vẫn kiến nghị tăng giá khí để đảm bảo các nhà đầu tư không lỗ, dự án tiếp tục được vận hành, khai thác tận thu nguồn tài nguyên từ các mỏ hiện hữu của Lô 11-2.
"Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương xem xét và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc điều chỉnh tăng giá khí Lô 11-2 trong Hợp đồng mua bán khí (GSPA) và các hợp đồng bán khí (GSA) liên quan ở hạ nguồn, với giá khí mới bằng 6,57 USD/triệu BTI, trượt giá 2%/năm cho các năm tiếp theo, áp dụng từ ngày 1/1/2018 trở đi", phía PVN nhấn mạnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.