'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hôm nay (8/5), TAND TPHCM sẽ đưa vụ án Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín - viết tắt TrustBank, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ) cùng 27 đồng phạm ra xét xử sơ thẩm.
Các bị cáo bị truy tố ở 2 tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, ngày 4/5, Hứa Thị Phấn đã bị TAND Cấp cao tại Hà Nội bác kháng cáo, tuyên y án 17 năm tù về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tín dụng.
Theo hồ sơ vụ án, tiền thân của TrustBank là Ngân hàng Nông thôn cổ phần Rạch Kiến có trụ sở tại tỉnh Long An. Từ tháng 6/2010, vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín là 3.000 tỷ đồng, vốn pháp định là 1.000 tỷ đồng. Bị can Hứa Thị Phấn cùng Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 người thân đứng tên (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ) tham gia mua hơn 254 triệu cổ phần Ngân hàng Đại Tín, tương đương hơn 2.500 tỷ đồng, chiếm gần 85% vốn điều lệ và giữ chức vụ cố vấn cao cấp HĐQT ngân hàng này.
Bị can Phấn đã lợi dụng việc nắm giữ gần 85% vốn điều lệ, là cổ đông lớn của ngân hàng để nắm quyền chi phối điều hành mọi hoạt động của Trustbank, thâu tóm toàn bộ HĐQT, ban điều hành và cán bộ nhân viên 2 chi nhánh Sài Gòn, Lam Giang. Với việc nắm giữ vị trí "vô đối", Phấn đã lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thậm chí, Phấn "vượt rào" nhiều quy định để rút ruột, chiếm đoạt và sử dụng hơn 12.000 tỷ đồng.
Hơn nửa tháng trước khi bị khởi tố (ngày 22/3/2017), bà Phấn nhập viện ở quận 7 (TPHCM) do tăng huyết áp độ ba và tiểu đường tuýp II, rối loạn chuyển hóa mỡ, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp đầu gối, hẹp động mạch vành, không có khả năng đi lại…
Theo kết luận giám định pháp y của Bộ Y tế ngày 12/6/2014, tỉ lệ thương tật trong giám định pháp y đối với bà Phấn là 93%.
Trong vụ án này, Công ty Phương Trang bị bà Hứa Thị Phấn bẫy vào tròng. Cáo trạng của Viện KSND Tối cao đã vạch trần nhiều chiêu trò của bà Phấn cùng đồng bọn, qua đó làm rõ thực hư món nợ hàng ngàn tỷ đồng của Công ty Phương Trang đối với Trustbank.
Cụ thể, năm 2010, do cần nguồn vốn để mở rộng kinh doanh, đại diện lãnh đạo Công ty Phương Trang tìm đến Trustbank đề nghị vay tiền, được bà Phấn giúp đỡ.
Thấy Phương Trang có nhiều bất động sản dùng làm tài sản bảo đảm, bà Phấn chỉ đạo cấp dưới buộc công ty này ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt. Số tiền Công ty Phương Trang vay của Đại Tín thể hiện trên hồ sơ ký trước - giải ngân sau là 9.402 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Trustbank chỉ giải ngân cho bên vay 3.936,996 tỷ đồng; 5.465,004 tỷ đồng còn lại, bà Phấn lấy sử dụng (hết hơn 5.250 tỷ đồng) mà không hề giải ngân cho Công ty Phương Trang.
Để che giấu hành vi phạm tội, bà Phấn đã chỉ đạo nhiều cán bộ, nhân viên lập các chứng từ chi khống cấn trừ với các chứng từ thu khống nhằm không làm chênh lệch tồn quỹ tiền mặt thực tế so với số liệu tiền mặt trên sổ sách hạch toán; khi phê duyệt hồ sơ vay không hề báo cho Công ty Phương Trang.
Bằng các xảo thuật đó, Hứa Thị Phấn đẩy dư nợ khống cho Công ty Phương Trang qua các khoản vay với tổng số tiền hơn 5.250 tỷ đồng. Số tiền này được nhóm Hứa Thị Phấn sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.
Về phía Phương Trang, tính đến ngày 15/11/2017, theo sổ sách tại Ngân hàng CB, công ty này còn dư nợ gốc của 46 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu là 9.402 tỷ đồng. Các cơ quan tố tụng đã làm rõ: Trong số dư nợ nêu trên, Công ty Phương Trang chỉ thực nhận 3.936,996 tỷ đồng (Trustbank) và phải có trách nhiệm tất toán khoản này cho ngân hàng cùng lãi phát sinh. Phần tiền còn lại - do bà Hứa Thị Phấn "đạo diễn" thu khống, không hề giải ngân cho Công ty Phương Trang mà đem chi xài vào mục đích riêng, trái phép.
Nguyên Phó Chánh tòa hình sự TAND TPHCM Vũ Phi Long cho rằng, đây là trường hợp khá hy hữu khi toà xét xử một bị cáo đầu vụ mà không có bất kỳ lời khai nào của bị cáo.
“Người bị mất 93% sức khỏe thì tạm thời được coi là người có nhược điểm về thể chất và tâm thần. Tuy nhiên, để xác định họ có mất, hay hạn chế năng lực hành vi, khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải qua giám định pháp y”, ông Long nói.
Ông viện dẫn khoản 1 điều 290 bộ luật Tố tụng hình sự 2015: “Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa”.
“Trong trường hợp này, bà Phấn có lý do bất khả kháng nên phải trưng cầu giám định tâm thần. Nếu kết quả cho thấy bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì HĐXX tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Ngoài ra, tòa án còn có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp bị cáo làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt và HĐXX chấp nhận, nếu sự vắng mặt không gây trở ngại cho việc xét xử”, ông Long phân tích.
Xem thêm >> Kiểm tra chung cư Giai Việt của Quốc Cường Gia Lai, phát hiện hàng loạt vi phạm
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.