TP.HCM phê duyệt hơn 1.300ha lấn biển cho dự án đô thị Cần Giờ
(VNF) - UBND TP. HCM vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
Phát biểu tại Toạ đàm "Đường sắt tốc độ cao - Thời cơ và thách thức" ngày 29/10, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định: Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là sự cần thiết để có bước đột phá về hạ tầng, tạo tác động tích cực và lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội.
Về tiến trình của dự án, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết: "Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn đánh giá tiền khả thi dự án. Chúng tôi mới có dữ liệu sơ bộ để đánh giá hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế - xã hội. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là đang trong quá trình xây dựng; giai đoạn thứ hai là đưa vào vận hành. Cả 2 giai đoạn đều tác động đến tăng trưởng kinh tế.
"Chi tiêu cho đầu tư cũng là một động lực tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong lịch sử đầu tư công của đất nước ta, đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến tổng chi xấp xỉ 70 tỷ USD. Đây là con số khái toán ở mức tiền khả thi, rất lớn", Thứ trưởng Phương thông tin.
Theo Thứ trưởng Kê hoạch và Đầu tư, mức chi đầu tư này sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian dự án thi công. Nếu như số tiền này được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035 thì tác động của đầu tư đường sắt cao tốc độ cao này làm tăng khoảng 0,97 điểm % GDP. Đây là con số hết sức đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Phân tích sâu hơn, công trình này có tác động trực tiếp đến khoảng 7 - 8 lĩnh vực. Thứ nhất tác động đến ngành xây dựng của chúng ta trong cơ cấu GDP bởi vì đây là công trình xây lắp.
Thứ hai là tác động đến các ngành phụ trợ phục vụ cho công trình này, như ngành cung cấp vật liệu cho xây dựng công trình, kể cả các vật liệu thông thường như cát, đá, sỏi hay vật liệu tạp chủng như sắt, thép để làm đường ray hoặc các công trình khác.
Thứ ba, tác động đến các ngành dịch vụ cung cấp cho công trình này như tài chính, ngân hàng hay dịch vụ về huy động vốn…
Thứ tư, tác động lan tỏa đến phát triển đô thị. Tuyến đường này mở ra hơn 20 ga từ Bắc vào Nam. Trong định hướng phát triển tuyến đường sắt này, mỗi ga đều có các khu đô thị đính kèm. Đây cũng là một động lực cho phát triển. Trong tương lai chúng ta xác định phát triển đô thị là một động lực thì đây là một động lực tốt để phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ năm, tác động đến các ngành khai thác sau này khi dự án đi vào vận hành, đặc biệt là dịch vụ du lịch.
Thứ sáu, tạo công ăn việc làm. Đây là công trình quy mô cực lớn, do vậy để huy động lực lượng tham gia vào xây dựng công trình này sẽ tạo ra công ăn việc làm tương đối lớn.
Ngoài ra, sẽ tác động đến tăng trưởng của ngành vận tải mà chúng ta đang phân tích để hướng tới hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải, tăng thêm doanh số, năng suất, công suất phục vụ cho giao thông vận tải với một đường sắt mới.
Giai đoạn 2 tác động đến tăng trưởng kinh tế - xã hội sau khi dự án đưa vào khai thác, vận hành. Khi dự án đi vào khai thác, rõ ràng sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là giảm chi phí logistic, góp phần đáng kể cho phát triển các ngành công nghiệp, ngành sản xuất kinh doanh có sử dụng đến tuyến đường sắt này.
Về phần vốn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, về chuẩn bị tài chính, có ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể và bốn phương pháp huy động nguồn lực.
Ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể gồm: Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng, điều hành kinh tế xã hội linh hoạt, hiệu quả để góp phần tăng thu ngân sách hằng năm với tinh thần năm sau phải cao hơn năm trước.
Thứ hai, điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả theo hướng triệt để tiết kiệm và chống lãng phí để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Thứ ba, sửa đổi thể chế, tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực trong lĩnh vực tài chính, đầu tư.
Về bốn phương án huy động nguồn lực, thứ nhất là xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm cho ba giai đoạn đến năm 2035 trên tinh thần chủ động, cân đối nguồn lực để đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách.
Trong đó, tập trung ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao, với tinh thần kết hợp cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, lấy ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo.
Thứ hai, thu hút nguồn lực, huy động trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lãi suất phù hợp, với điều kiện thị trường và tiến độ thực hiện của các dự án. Thứ ba, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước bao gồm cả hình thức hợp tác công tư. Thứ tư, huy động nguồn lực ngoài nước có ưu đãi cao, điều kiện đàm phán hợp lý và ít ràng buộc.
Với ba giải pháp và bốn phương án huy động nguồn lực như thế, chúng ta tin tưởng rằng công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao đã sẵn sàng để đảm bảo được nguồn lực về tài chính ở mức cao nhất theo lộ trình phê duyệt và tiến độ thực hiện dự án.
(VNF) - UBND TP. HCM vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
(VNF) - Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có báo cáo đề xuất phương án xây dựng công trình hầm vượt sông Hàn và tuyến kết nối giao thông theo hướng Đông – Tây qua sân bay Đà Nẵng.
(VNF) - Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, qua rà soát thành phố có 571 công trình, dự án tồn đọng với nhiều vướng mắc, chậm tiến độ
(VNF) - TS. Cấn Văn Lực cho rằng vàng vẫn sẽ là kênh trú ẩn tốt, nhưng lợi suất nhiều khả năng sẽ không đạt mức cao như năm 2024.
(VNF) - Kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng có tổng mức đầu tư ban đầu gần 3.000 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 4.400 tỷ đồng.
(VNF) - Các nhà khoa học đánh giá, với điều kiện của Việt Nam, thời gian chuẩn bị mất 3 năm, thi công 6 - 8 năm để hoàn thành. Đồng thời, ưu tiên công nghệ tiến tiến đã kiểm chứng như thế hệ 3+ để thuận lợi triển khai
(VNF) - Theo các chuyên gia, mục tiêu Net Zero vào năm 2050 đã đặt ra yêu cầu cấp bách về chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì và trong sử dụng bao bì đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp nhiều thách thức khi triển khai ứng dụng bao bì nhãn sinh thái.
(VNF) - Hà Nội đang nghiên cứu bố trí 3 tầng hầm tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục sau khi phá bỏ toà nhà "Hàm cá mập".
(VNF) - Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng – siêu du thuyền Lạc Việt Palmer Johnson có vốn đầu tư 105.750 tỷ đồng (tương đương hơn 4 tỷ USD), nhằm thu hút những người có thu nhập cao và giới siêu giàu quốc tế.
(VNF) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19,5 km) đã cơ bản hoàn thành, dự kiến thông xe kỹ thuật vào ngày 30/4 tới và có thể khai thác vào tháng 6 năm nay, vượt tiến độ 6 tháng so với kế hoạch. Trong khi đó, đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34 km đang thi công và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
(VNF) - TP. Nha Trang đề xuất đầu tư xây dựng Nút giao vòng xoay Mã Vòng giảm ùn tắc giao thông, hạn chế ảnh hưởng của đường sắt đến giao thông đường bộ…
(VNF) - Đại lộ Nam sông Mã dài hơn 17 km nối TP. Thanh Hóa với TP. Sầm Sơn. Dọc đại lộ là hàng loạt các dự án lớn như: Vinhomes Star City, Sun Group Sầm Sơn, Central Riverside…
(VNF) - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao các cơ quan liên quan làm việc với các nhà đầu tư cam kết tiến độ triển khai thực hiện dự án với tinh thần ‘thần tốc’ để hoàn thành, sớm đưa công trình, dự án đi vào hoạt động.
(VNF) - Tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn có chiều dài 28,8km, quy mô 4 làn xe, với tổng đầu tư 5.750 tỷ đồng.
(VNF) - Theo World Bank (WB), tổng cộng nhu cầu thị trường xe điện lên đến trên 7 triệu trong giai đoạn 2024 - 2030 và 71 triệu trong giai đoạn 2031-2050.
(VNF) - TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An đang thực hiện hàng loạt dự lớn để kết nối tới Cần Giờ nhằm thúc dẩy việc khai thác vùng đất tiềm năng này.
(VNF) - Dự án mở rộng Quốc lộ 6, sau 2 năm đi gần hết nửa thời gian của dự án đang gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng tại đoạn qua quận Hà Đông, TP Hà Nội.
(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương đã thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố mới Bình Dương – Suối Tiên, TP.HCM.
(VNF) - Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 có vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng sau 5 lần điều chỉnh giấy chứng nhận, chủ trương đầu tư vẫn chưa thể hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng.
(VNF) - Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo, giải ngân đầu tư công chậm lại đang đặt ra thách thức lớn, khi chỉ đạt 4,6% GDP trong năm 2024, giảm mạnh so với mức 7,1% GDP của năm 2023.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, lập Cổng Đầu tư một cửa và yêu cầu trong 6 tháng đầu năm 2025 phải làm xong, không để doanh nghiệp đi lại nhiều, mất chi phí tuân thủ”.
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo điểm lại và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025 với chủ đề “Hành trình bứt phá chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam”. Báo cáo một lần nữa khẳng định, việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông là một bước quan trọng trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
(VNF) - Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (Tỉnh lộ 547, hay còn gọi là đường ven biển Hà Tĩnh) dài 120 km được đánh giá là một trong những tuyến đường đẹp ở Hà Tĩnh.
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần nghiên cứu áp dụng nhanh hơn, sớm hơn quy chuẩn về khí thải ô tô, xe máy tại các đô thị ô nhiễm cao như Hà Nội và TP.HCM.
(VNF) - UBND TP. HCM vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.