Vốn nào để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Tiểu Vy - 28/10/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế cho rằng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không thể chỉ bán vé để thu tiền đầu tư, bởi lợi ích đầu tư đường sắt là lợi ích đầu tư lan tỏa, tạo sự phát triển cho xã hội, cho đất nước, do đó, đầu tư công là phương án khả dĩ nhất.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Mặc dù vậy, với tổng mức đầu tư lớn, nhiều quan điểm bày tỏ lo ngại về khả huy động vốn trong và ngoài nước cũng như an toàn nợ công của quốc gia khi Việt Nam triển khai dự án này. Để làm rõ hơn vấn đề này, Đầu tư Tài chính có cuộc trao đổi với PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh.

Thưa ông, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được đề xuất với tổng mức đầu tư trên 67,34 tỷ USD, ông đánh giá thế nào về dự án này?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Việt Nam là quốc gia có chiều dài đất nước hàng nghìn km, hình thể hẹp, do vậy, việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao là rất cần thiết, tạo ra tiền đề phát triển, cơ cấu lại hành lang vận tải Bắc - Nam.

Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là dự án trọng điểm và có quy mô siêu lớn, cần trình độ công nghệ tiên tiến mang tính lịch sử. Nếu thực hiện được dự án này, đất nước không chỉ có thêm loại hình vận tải hiện đại mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời khi triển khai dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và các doanh nghiệp tham gia vào dự án.

Cùng với đó, dự án cũng mang tới cơ hội nâng cao năng lực của cả nền kinh tế Việt Nam từ sản xuất vật liệu đến chế tạo cơ khí, xây dựng hạ tầng, điện, công nghệ số... Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam còn có thể đáp ứng được một lượng hàng hóa có trọng lượng lớn và chi phí rẻ.

Tất cả các ngành sẽ được kích hoạt và phát triển vì công trình đường sắt tốc độ cao không chỉ liên quan xây dựng cầu, đường, hầm mà có sự tham gia của những yếu tố hết sức quan trọng hiện nay là công nghệ số, robot, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng và vận hành khai thác sau này.

Khi chúng ta có tuyến đường sắt tốc độ cao nối từ Bắc vào Nam gần như sẽ kết nối các trung tâm kinh tế đó, tạo thành huyết mạch cho kinh tế Bắc - Nam. Và, khi tạo ra được huyết mạch kinh tế này, chúng ta sẽ khơi thông được các luồng di chuyển, tạo ra khả năng phát triển giữa các vùng miền.

Với mức đầu tư 67,34 tỷ USD có thể dự án sẽ phát huy một cách tối đa qua đó giúp nhiều ngành kinh tế được hưởng lợi, nhiều ngành sản xuất có cơ hội học hỏi, nâng tầm và phát triển.

- Với tổng mức đầu tư lớn, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xác định đầu tư theo hình thức đầu tư công, gồm cả vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay. Ông nhận định thế nào về phương án đầu tư này?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá là dự án đầu tư chưa từng có với số vốn 67,34 tỷ USD. Con số này không chỉ lớn đối với Việt Nam từ trước đến nay mà so với thế giới cũng là một dự án có quy mô đầu tư lớn.

Tuy nhiên để dự án có thể sớm được triển khai, cần phải có quyết tâm đầu tư và phải đầu tư dứt điểm, tập trung để sớm đưa vào vận hành. Vậy nên, tôi cho rằng cần có phương án để tính toán huy động đủ nguồn lực này. Với quy mô kinh tế của Việt Nam hiện nay, nguồn lực để huy động 67,3 tỷ USD không phải quá thách thức.

Tại sao chúng ta phải nghĩ đến nguồn đầu tư công? Bởi rất khó có thể kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Đường sắt không thể chỉ bán vé để thu tiền đầu tư, bởi lợi ích đầu tư đường sắt là lợi ích đầu tư lan tỏa, tạo sự phát triển cho xã hội, cho đất nước. Do vậy, đầu tư hạ tầng đường sắt phải là đầu tư công, phải dùng tiền ngân sách.

Nếu cần thì phát hành trái phiếu, đầu tư theo hình thức Chính phủ phát hành vay nợ là phương án khả thi nhất vừa không phải chịu áp lực từ bất cứ nhân tố nào bên ngoài, vừa đảm bảo tính chủ động sáng tạo, cũng như lựa chọn hiệu quả cho kế hoạch đầu tư.

Đặc biệt, việc chúng ta tự chủ được nguồn vốn cũng hấp dẫn các quốc gia đang làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao, và tất nhiên chúng ta sẽ có cơ hội chủ động lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng yêu cầu của chúng ta.

- Ngoài các phương án được tính đoán đến như phát hành trái phiếu công trình địa phương, phương án vay nợ để thực hiện dự án này có khả thi không thưa ông?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Xét về phương diện vay nợ tôi cho rằng có thể làm được, chúng ta có thể vay các tổ tín dụng quốc tế hay các quốc gia khác đều được nhưng dễ đi kèm theo nhiều điều khoản về kinh tế - xã hội, chính trị, lãi suất vì bản chất không ai cho mình vay không.

Về mặt nguyên tắc chúng ta cần lường thu để chi, đảm bảo cân đối ngân sách, giảm thiểu bội chi ngân sách để chủ động trong ngân sách nhà nước, không quá phụ thuộc vào việc đi vay. Bản thân chúng ta giữ giá trị đồng tiền, trong trường hợp bắt buộc phải phải đi vay, chúng ta nên ưu tiên các khoản vay trong nước mà cụ thể là người dân.

Trong trường hợp vay vốn ở nước ngoài, chúng ta cần tránh tình trạng khi dự án không như mong muốn, lúc này việc trả nợ nước ngoài sẽ rất khó khăn và có nguy cơ dính vào “bẫy nợ”.

- Dự án quy mô lớn, đòi hỏi nguồn vốn lớn, vậy theo ông, việc ngân sách nhà nước tham gia vào dự án sẽ tác động đến nợ công và cơ cấu nợ công của chúng ta trong thời gian sắp tới ra sao?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Nếu mỗi năm chỉ huy động 7 tỷ USD cho dự án, nghĩa là chỉ tăng bội chi ngân sách một năm khoảng hơn 1% và tăng từng đó đồng nghĩa với tăng nợ công thêm 1%. Cho nên, tôi cho rằng dư địa để huy động vốn cho dự án đường sắt này thông qua con đường vay nợ công là hoàn toàn an toàn và quan trọng là chúng ta có cơ sở và có khả năng vay được. Song, việc phát hành trái phiếu để vay trong nước là ưu tiên.

Nếu như vay trong nước một năm trái phiếu 7 tỷ USD thì chỉ bằng khoảng 1% so với tổng tài sản của các định chế tài chính hiện có.

Tôi nghĩ nên ưu tiên phát hành trái phiếu trong nước chứ không nên vay ngoài. Việc tự vận dụng nguồn vốn trong nước sẽ giúp chúng ta đỡ ràng buộc và cải thiện được dư nợ công một cách tốt nhất.

- Nếu lựa chọn phương án vay nợ từ nước ngoài, chúng ta có phương án nào tối ưu để tránh “bẫy nợ” không thưa ông?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Việc vay nợ từ nước ngoài để làm dự án đường sắt tốc cao Bắc - Nam có thể rơi vào “bẫy nợ” đã được dự tính trước. Các tổ chức cho vay sẽ kèm các điều khoản ràng buộc và hà khắc.

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, Việt Nam có thể tự huy động vốn trong nước như: ngân sách nhà nước, trái phiếu, vốn địa phương hay các nguồn vốn khác của nhà nước. Tự huy động được nguồn vốn, chúng ta sẽ tránh được nguy cơ rơi vào "bẫy nợ". Tôi cho rằng vay trong nước là phương án an toàn nhất hiện nay.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Các địa phương trông chờ đột phá từ đường sắt tốc độ cao

Các địa phương trông chờ đột phá từ đường sắt tốc độ cao

Đầu tư
(VNF) - Lãnh đạo các địa phương và doanh nghiệp đánh giá, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam là cơ hội lớn, tạo đột phá mới cho phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các tỉnh miền Trung.
Cùng chuyên mục
Apple bị cấm bán các mẫu iPhone 16 tại Indonesia

Apple bị cấm bán các mẫu iPhone 16 tại Indonesia

(VNF) - Indonesia đã cấm Apple bán những chiếc iPhone 16 mới nhất tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này với lý do công ty vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đầu tư tại địa phương.

VietinBank Capital chi 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn Bánh kẹo Hải Hà

VietinBank Capital chi 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn Bánh kẹo Hải Hà

(VNF) - Trong phiên 22/10, thị trường ghi nhận một giao dịch thoả thuận 5 triệu cổ phiếu HHC, với tổng giá trị 500 tỷ đồng. Không ngoại trừ đây là giao dịch đã giúp VietinBank Capital có một ghế cổ đông của Bánh kẹo Hải Hà.

Onsen Fuji: Chủ khu biệt thự xây 'thần tốc' sau vài ngày được cấp phép

Onsen Fuji: Chủ khu biệt thự xây 'thần tốc' sau vài ngày được cấp phép

(VNF) - Mặc dù mới được cấp phép ngày 22/10, theo ghi nhận của VietnamFinance, khoảng 20 căn biệt thự đã được Công ty Onsen Fuji hoàn thành một cách “thần tốc”. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn là chủ đầu tư của một chuỗi các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ở khắp các tỉnh thành

'Đầu cơ, thổi giá là 1 nguyên nhân chính khiến giá nhà đất tăng cao'

'Đầu cơ, thổi giá là 1 nguyên nhân chính khiến giá nhà đất tăng cao'

(VNF) - Tại phiên họp sáng 28/10, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu thực tế tình trạng “đầu cơ, thổi giá, đẩy giá” đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian qua. Đại biểu đề nghị, Chính phủ nghiên cứu triển khai các biện pháp mạnh để kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất.

Hà Nội: Dự kiến giá thuê NƠXH cao nhất gần 14 triệu/căn hộ

Hà Nội: Dự kiến giá thuê NƠXH cao nhất gần 14 triệu/căn hộ

(VNF) - Theo đề xuất, giá thuê nhà ở xã hội tại các tòa nhà cao trên 30 tầng sẽ dao động từ 99.000 đến 198.000 đồng/m2/tháng. Với mức giá này, chi phí thuê một căn hộ 70m2 có thể lên đến gần 14 triệu đồng/tháng, mức tương đương với nhiều dự án thương mại tại các khu vực cách xa trung tâm thành phố.

‘Nếu thanh tra ai đang ở nhà ở NƠXH, chắc chắn có những người không đúng đối tượng’

‘Nếu thanh tra ai đang ở nhà ở NƠXH, chắc chắn có những người không đúng đối tượng’

(VNF) - Đại biểu Quốc hội nêu thực tế đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội có trường hợp chưa đúng trường hợp được ưu đãi.

Bếp gas liên quan đến 40.000 ca tử vong mỗi năm ở châu Âu

Bếp gas liên quan đến 40.000 ca tử vong mỗi năm ở châu Âu

(VNF) - Một nghiên cứu mới tiết lộ những rủi ro sức khỏe đáng báo động từ việc sử dụng bếp gas trong các hộ gia đình ở châu Âu. Nghiên cứu cho thấy bếp gas khiến 40.000 người châu Âu tử vong sớm mỗi năm.

Kinh doanh điện: ‘Không chấp nhận lời thì hưởng, lỗ nhà nước bù’

Kinh doanh điện: ‘Không chấp nhận lời thì hưởng, lỗ nhà nước bù’

(VNF) - Mới đây, cho ý kiến vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, chỉ nên quy định một định mức giá bán lẻ điện cho tất cả các hộ gia đình.

 Phân bón không bị đánh thuế: Tưởng lợi mà hóa ra bất cập

Phân bón không bị đánh thuế: Tưởng lợi mà hóa ra bất cập

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc đưa phân bón ra khỏi danh mục không chịu thuế tưởng lợi mà trở nên bất cập, làm tăng giá phân bón.

Mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát, 1 nhà đầu tư nhận bồi thường 14,8 tỷ

Mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát, 1 nhà đầu tư nhận bồi thường 14,8 tỷ

(VNF) - Liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan và vụ án Vạn Thịnh Phát , nhà đầu tư trái phiếu có địa chỉ tại TP. Hà Nội, sở hữu 148.930 trái phiếu (mã ADC-2018.09.01) vừa được tòa tuyên bồi thường 14,893 tỷ đồng.