'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tuần trước, để phản đối việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh điều động quân sự một phần và 4 khu vực thuộc Ukraine trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga, Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố sẽ tung gói trừng phạt thứ 8 với Moscow.
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, các biện pháp trừng phạt mới nhằm hạn chế khả năng quân sự và kinh tế của Điện Kremlin.
Gói trừng phạt thứ 8 dự kiến sẽ nhắm mục tiêu vào năng lượng hạt nhân, hàng hóa xa xỉ, các lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thông tin của Nga cũng như loại trừ nhiều ngân hàng hơn khỏi hệ thống SWIFT, theo một báo cáo của EURACTIV.
Theo Reuters, các quốc gia thành viên EU, bao gồm Ba Lan, Ireland, Litva, Estonia và Latvia đã đề xuất đưa ra lệnh cấm đối với việc nhập khẩu kim cương từ Moscow, nơi “gã khổng lồ” khai thác kim cương Alrosa PJSC của Nga là nhà sản xuất đá quý thô lớn nhất thế giới.
Được biết, đây không phải lần đầu kim cương Nga bị EU đưa vào “tầm ngắm”. Tuy nhiên, trải qua 7 gói trừng phạt, mặt hàng này vẫn nằm ngoài danh sách nhờ sự vận động hành lang từ Bỉ, quốc gia sở hữu trung tâm buôn bán kim cương lớn nhất thế giới Antwerp.
Trung tâm kim cương thế giới Antwerp cho biết các lệnh trừng phạt sẽ làm giảm khoảng 30% hoạt động kinh doanh và mang lại lợi ích cho các trung tâm thương mại của đối thủ. Ngoài ra, Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo cũng cho rằng một lệnh cấm với mặt hàng kim cương sẽ là một "tổn thất lớn" và sẽ làm tổn hại đến ngành công nghiệp chiếm 5% tỷ trọng xuất khẩu của Brussels và hỗ trợ khoảng 30.000 việc làm trong nước.
Trong khi một số chuyên gia dự đoán Bỉ sẽ tiếp tục phản đối và giúp kim cương Nga một lần nữa thoát vòng trừng phạt, một quan chức EU và một nhà ngoại giao liên quan đến việc chuẩn bị các biện pháp mới chống lại Nga cho biết Brussels có thể sẽ dỡ bỏ quyền phủ quyết của mình.
Theo nhận định từ trang EURACTIV, sẽ không có thêm lệnh trừng phạt nào đối với việc nhập khẩu năng lượng của Nga trong gói trừng phạt thứ 8, bất chấp lời kêu gọi trừng phạt năng lượng hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch từ một số quốc gia.
Theo các nhà ngoại giao EU, năng lượng hạt nhân, một lĩnh vực quan trọng của các quốc gia như Pháp và Bulgaria, khó có thể được đưa vào gói trừng phạt mới vì các quốc gia thành viên lo ngại về việc bảo trì các nhà máy điện hạt nhân của châu Âu.
Thay vào đó, các lệnh trừng phạt có thể đánh vào “việc xây dựng các cơ sở hoặc lắp đặt thiết bị, hoặc cung cấp các dịch vụ, thiết bị hoặc công nghệ cho các hoạt động liên quan đến phát điện hoặc sản xuất điện cả ở Nga hay nước ngoài”, EURACTIV trích lời một quan chức ngoại giao Liên minh châu Âu. Nhưng điều này có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Paks, do Nga hậu thuẫn, của Hungary mà Budapest chắc chắn sẽ phủ quyết.
Tương tự, ý tưởng áp giá trần với mặt hàng dầu xuất khẩu của Nga, trước đó đã được các nước G7 đồng ý, sẽ không có hi vọng đạt được sự nhất trí giữa các nước thành viên, các nhà ngoại giao nói thêm.
Một nhà ngoại giao EU nói với EURACTIV: “Có rất nhiều vấn đề xoay quanh giá trần và hạt nhân, nhưng theo như chúng tôi biết thì Ủy ban châu Âu (EC) vẫn chưa loại trừ bất cứ khả năng nào”.
Theo Reuters, các nhà ngoại giao EC sẽ xem xét và thống nhất về các biện pháp trừng phạt được đưa vào danh sách, sau đó sẽ trình ra trong cuộc hội đàm của đại diện các quốc gia trong khối muộn nhất là vào ngày 6 - 7/10 tại Praha (Cộng hòa Séc).
Xem thêm >> Mỹ, EU đe dọa giáng đòn mạnh vào kinh tế Nga nếu sáp nhập các tỉnh Ukraine
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.