Gần 2.600 dự án 'xài' vốn ưu đãi, ODA chuẩn bị 'lên bàn cân'

Nguyễn Tuyền - 20/04/2018 08:45 (GMT+7)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có văn bản gửi các bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tỉnh yêu cầu báo cáo đánh giá tác động và hiệu quả gần 2.600 dự án có sử dụng vốn ODA (vốn viện trợ phát triển chính thức) và vốn vay ưu đãi, giai đoạn 1993 - 2017.

VNF
Nhiều dự án sử dụng vốn ODA không những không hiệu quả mà còn làm thiếu hiệu quả, chậm hoàn thành và đội vốn nhiều lần.

Bộ KH&ĐT chỉ rõ, việc thực hiện báo cáo trên là do yêu cầu của Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội tại phiên họp ngày 30/1/2018 về "Tình hình huy động, phân bổ, sử dụng và quản lý vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2016-2020".

Các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được coi là công trình giúp xây dựng cơ sở hạ tầng cứng như (điện, đường, trường và trạm) cùng các công trình hạ tầng mềm như (giáo dục, y tế, tinh thần và thể chất...). Vốn ODA và vay ưu đãi hiện vẫn có lãi suất và thời gian trả nợ, vì thế việc sử dụng vốn phải đi liền với tác động lan toả, hiệu quả đến đời sống người dân và được quốc tế ghi nhận.

Được biết, từ năm 1993, Việt Nam được khôi phục vay vốn viện trợ từ các định chế tài chính đa phương và song phương từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nước Nhật Bản, Pháp, Đan Mạch, Canada...

24 năm sau, vào tháng 7/2017, WB tuyên bố chấm dứt ODA ưu đãi cho Việt Nam vì Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình của thế giới. Trước đó, từ năm 2015 trở đi, nguồn ODA viện trợ không hoàn lại vào Việt Nam đã giảm mạnh, thậm chí gần như không còn.

Gần đây, các dự án về cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật Bản, IMF, ADB hay các định chế tài chính khác đều là khoản vay có lãi suất, thời gian vay và có ân hạn lãi vay, thời gian trả nợ.

Bộ KH&ĐT khẳng định với các chương trình, dự án đã kết thúc, đánh giá các tác động về thực trạng kinh tế, kỹ thuật của chương trình, dự án trong quá trình khai thác, vận hành, sử dụng; tác động của chương trình, dự án tới mặt kinh tế, chính trị, xã hội; tác động với các nhóm cư dân hưởng lợi trực tiếp và cư dân bị ảnh hưởng, tính bền vững của dự án…

Đối với chương trình, dự án đang triển khai thực hiện, đề nghị đánh giá sự phù hợp của kết quả thực hiện với mục tiêu chương trình, dự án; đánh giá khối lượng, giá trị giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng và chất lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch tổng thể và hàng năm thực hiện; đề ra giải pháp với những khó khăn, vướng mắc.

Theo danh mục tổng hợp, từ năm 1993 đến ngày 31/12/2017, cả nước có khoảng 2.594 chương trình, dự án vay vốn ODA, vay vốn ưu đãi. Trong đó, các bộ ngành có gần 1.300 dự án, chương trình; các địa phương có khoảng 1197 dự án, lớn nhất vẫn là Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng, Cần Thơ; còn lại là của các ngân hàng, Đài truyền hình Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước...

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) dẫn đầu với 288 dự án ODA và vay ưu đãi. Trong đó, dự án ODA ồn ào nhất là vay Trung Quốc 175 triệu USD nguồn vốn ODA để làm đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông năm 2008. Đến năm 2017, tiếp tục vay 250 triệu USD vốn ưu đãi từ Trung Quốc cho dự án này.

Bộ GTVT cũng ký kết vay ADB 1,1 tỷ USD vốn ODA xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; năm 2013, vay Nhật Bản 168 triệu USD bằng nguồn vốn ODA để làm cầu Nhật Tân…

Bộ Công Thương cũng có 152 dự án, chương trình vay vốn ODA, đến nay nhiều dự án trong đó gánh nợ lớn của nhà nước như: nhà máy phân đạm Hà Bắc vay Trung Quốc 32,28 triệu USD (trong đó 21,52 triệu USD là vốn ODA, 10,76 triệu là viện trợ); vay Trung Quốc 22,9 triệu USD vốn để cải tạo Công ty Gang thép Thái Nguyên (trong đó, 15,31 triệu USD là vốn ODA và 7,66 triệu USD là vốn viện trợ)…

Các bộ còn lại như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 272 dự án và chương trình; Bộ Y tế có 132 dự án và chương trình; Bộ KH&ĐT có 51 dự án, chương trình.

>> Tư nhân ‘hết cửa’ trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Theo Dân Trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.