Học thuật

Giá FOB là gì? Sự khác nhau giữa giá CIF và giá FOB

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu giá FOB (free on board) là gì? Sự khác nhau giữa giá CIF và giá FOB.

Giá FOB là gì? Sự khác nhau giữa giá CIF và giá FOB

Fob, điều kiện, giá (free on board) là viết tắt của mệnh đề hết trách nhiệm khi hàng lên tàu.

Giá Fob là gì?

Fob, điều kiện, giá (free on board) là viết tắt của mệnh đề hết trách nhiệm khi hàng lên tàu. Trong cán cân thanh toán, điều kiện fob hàm ý khi ghi chép các giao dịch với nước ngoài, người ta chỉ tính giá cơ bản của hàng xuất nhập khẩu cộng với chi phí bốc dỡ hàng lên tàu (hay lên các phương tiện vận tải khác mà người mua yêu cầu, ví dụ máy bay), chứ không áp dụng giá cif là giá bao gồm cả cước vận tải và bảo hiểm để vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác.

Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) do Liên Hợp Quốc khuyến nghị ghi chép các giao dịch với nước ngoài theo giá fob. Trong trường hợp này, cước vận tải và bảo hiểm trả cho công ty trong nước được coi là xuất khẩu, còn cước vận chuyển và bảo hiểm cho công ty nước ngoài được coi là nhập khẩu.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Sự khác nhau giữa giá CIF và giá FOB

Có thể thấy, FOB và CIF đều giống nhau ở điều kiện là rủi ro được chuyển từ người bán qua người mua ngay sau khi hàng qua lan can tàu; chỉ khác nhau ở trách nhiệm chi phí. Đối với CIF thì người bán phải chịu thêm chi phí bảo hiểm hàng hóa.

Đối với FOB, bên nhập sẽ có nhiều lợi ích cả trên bình diện quốc gia và cho doanh nghiệp nhập khẩu. Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB có nghĩa là doanh nghiệp đã giành quyền quyết định vận tải và bảo hiểm hàng hóa về cho mình. Họ sẽ chủ động thương lượng hợp đồng vận tải, bảo hiểm, do đó mà cũng có thể tiết kiệm chi phí khi họ thương lượng được giá cước vận tải tốt hơn, phí bảo hiểm rẻ hơn.

Trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF.

Tin mới lên