Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo báo cáo tài chính riêng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) thì năm 2017, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt 5.066 tỷ đồng.
Nếu so với BIDV và VietinBank lần lượt có mức lợi nhuận 8.164 tỷ đồng và 8.350 tỷ đồng thì con số của Agribank chưa bằng 2/3. Còn nếu so với Vietcombank vốn có mức lợi nhuận lên đến 11.021 tỷ đồng thì thậm chí còn chưa bằng một nửa.
Thoạt nhìn, điều này cho thấy kết quả kinh doanh của Agribank là “em út” trong tứ trụ ngân hàng. Tuy nhiên, bóc tách sâu hơn các yếu tố hình thành lợi nhuận, có thể thấy Agribank vẫn giữ vị thế đứng đầu.
Nếu loại trừ đi chi phí trích lập dự phòng, lợi nhuận thuần của Agribank lên đến 23.580 tỷ đồng, chỉ đứng sau BIDV (23.811 tỷ đồng), cao hơn nhiều mức 17.208 tỷ đồng của Vietcombank và 16.630 tỷ đồng của VietinBank. Đồng nghĩa, một khi qua thời kỳ phải “còng lưng” xử lý nợ xấu, lợi nhuận của Agribank sẽ bật mạnh lên ngang ngửa, thậm chí là vượt 3 ngân hàng còn lại.
Agribank đang trong giai đoạn nước rút xử lý nợ xấu. Năm 2017, ngân hàng này đã giảm được tới 15.000 tỷ nợ xấu tại VAMC – một thành quả rất ấn tượng, đưa nợ xấu tại VAMC về mức gần 19.000 tỷ. Cộng với lượng nợ xấu nội bảng 18.000 tỷ và nợ xấu tại DATC 169 tỷ, tỷ lệ nợ xấu thực tế tại Agribank hiện ở mức 4,15%.
Nếu tiếp tục duy trì đà xử lý nợ xấu, cùng với việc gia tăng quy mô dư nợ tín dụng, việc Agribank đưa tỷ lệ nợ xấu thực tế về dưới 3% theo quy định là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong năm 2018. Theo đó, mức trích lập dự phòng từ năm 2019 sẽ giảm đi đáng kể, tạo điều kiện cho lợi nhuận bật mạnh.
Nhưng triển vọng bật mạnh về lợi nhuận Agribank không chỉ đến từ việc giảm trích lập dự phòng mà quan trọng nhất là đến từ vị thế “anh cả” thực sự của ngân hàng này trên thị trường.
Năm 2017, Agribank là ngân hàng có thị phần lớn nhất hệ thống khi đem về 79.995 tỷ đồng thu nhập lãi. Trong khi đó, con số này ở BIDV là 76.014 tỷ đồng, VietinBank là 64.574 tỷ đồng và Vietcombank là 45.794 tỷ đồng.
Thị phần lớn nhất nhưng Agribank vẫn giữ được tỷ suất lợi nhuận ở mức cao. Theo tính toán của VietnamFinance, năm 2017, tỷ lệ chi phí lãi/thu nhập lãi của Agribank ở mức 43%, cao hơn đáng kể mức 41% của VietinBank và 39% của BIDV, chỉ chịu thua mức 47% của “ngân hàng lành mạnh nhất hệ thống” Vietcombank.
Không chỉ có thế, Agribank còn dẫn đầu về hoạt động dịch vụ - trục kinh doanh ngoài tín dụng quan trọng bậc nhất hiện nay đối với hầu hết các ngân hàng - khi tạo ra tới 2.584 tỷ đồng lãi thuần từ mảng này, cao hơn mức 2.439 tỷ đồng của BIDV, 2.355 tỷ đồng của Vietcombank và 1.548 tỷ đồng của VietinBank.
Một trong những điểm được nhìn nhận là kém cạnh tranh của Agribank là chi phí hoạt động lớn. Tuy vậy, theo tính toán, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động của Agribank là 45%, cao hơn đáng kể mức 37% của BIDV và 40% của Vietcombank nhưng lại thấp hơn mức 47% của VietinBank – ngân hàng đã cổ phần hóa lâu năm và có sự tham gia quản trị nhất định của nhiều cổ đông lớn nước ngoài.
Tựu chung, nếu chỉ nhìn vào lợi nhuận thì sẽ không thể đánh giá đúng “tương quan lực lượng” giữa “tứ trụ” ngân hàng. Xét trên khía cạnh kinh doanh, về cơ bản, Agribank vẫn giữ vị thế “anh cả” so với Vietcombank, VietinBank và BIDV.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.