Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Dự án Cầu Mỹ Thuận 2 có 5 gói thầu, hiện tại Ban đang triển khai 4 gói thầu, còn 1 gói thầu chính (thi công thân trụ (từ T14 đến trụ T17) và kết cấu phần trên nhịp chính dây văng; kè gia cố bờ sông; hệ thống ATGT đường bộ; hệ thống điện chiếu sáng dự kiến sẽ thi công từ ngày 1/11/2021).
Về tiến độ dự án, hiện tại, cả 4 gói thầu đang được Ban QLDA 7 đôn đốc các nhà thầu đồng loạt triển khai nhiều mũi, sớm tăng tốc giải ngân và triển khai rầm rộ nhiều mũi thi công.
Cụ thể, tại gói thầu XL.01 (triển khai thi công từ 16/3/2020, dự kiến hoàn thành tháng 3/2022), phần cầu đã thi công được 228/245 cọc (đạt 93,06%), 27/30 mố trụ (đạt 88,9%), đã đúc được 148/168 phiến dầm Super-T (đạt 88,1%), lao dầm 13/27 nhịp (đạt 48%); đổ bê tông 13/27 bản mặt cầu (đạt 48%).
Phần tuyến: Khối lượng cát đắp 219.738 m3 / 272.297m3 (80,70%); bấc thấm 490.470/591.322 md (đạt 83,65%); cọc xi măng đất 2.140/3.452 cọc (62%); cọc D400 sàn giảm tải 193/388 cọc (đạt 49,87%); Dải phân cách 252m /986.38m dài; Gờ chắn lan can 138m/ 1970.52mdài.
"Hiện tổng giá trị sản lượng gói thầu XL.01 đạt 339/535,3 tỷ đồng, đạt 63,3 kế hoạch. Về cơ bản, gói thầu đáp ứng được tiến độ đề ra", ông Minh nêu.
Đối với Gói thầu XL.02 (triển khai thi công từ 19/8/2020, dự kiến hoàn thành tháng 8/2022), hiện nhà thầu đã cơ bản dọn dẹp xong mătngf bằng, đào đất, cát, bấc thấm, đắp cát gia tải và cọc xi măng đất...
Riêng phần cầu Mỹ Hưng đã khoan xong 26/26 cọc nhồi đạt 100%, đổ bê tông 04/04 mố trụ cầu đạt 100%. Phần cầu dẫn đã thi công được 140/146 cọc khoan nhồi đạt 95,89%, đổ bê tông 7/14 bệ, thân mố trụ đạt 50%...
Hiện tại, tổng sản lượng gói thầu đạt 153 tỷ /367,6 tỷ (đạt 41,59%), về cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ.
Đối với gói thầu XL.04 (triển khai thi công từ 11/9/2020, dự kiến hoàn thành tháng 9/2022), đây là gói thầu đang "bứt tốc" với 6 mũi thi công. Riêng phần đường đã đóng cọc D400 sàn giảm tải 110/110 cọc (đạt 100%). Thi công sàn giảm tải 5/5 sàn (đạt 100%). Thi công phần cầu dẫn Super-T: đã xong 148/148 cọc (đạt 100%); Thi công thân, bệ trụ, xà mũ: 15/15 bệ + 15/15 thân + 12/15 xà mũ (đạt 93,3%). Thi công cầu đúc hẫng: đã xong 32/32 cọc (đạt 100%), 02/02 bệ trụ + 02/02 thân trụ; 01/02 đốt K0....
Đây là gói thầu có tiến độ tốt, khi tổng sản lượng gói thầu đạt 197,7/354.3 tỷ đồng (đạt 56,01%), vượt kế hoạch 5,01%.
Tại gói thầu XL.03A (triển khai thi công từ 01/9/2020, dự kiến hoàn thành tháng 12/2021), nhà thầu đang triển khai 2 mũi thi công chính ở 2 bờ Tiền Giang và Vĩnh Long, đã thi công xong 48/60 cọc khoan nhồi.
Tại bờ Tiền Giang: đã thi công xong 04/04 cọc khoan nhồi D2,5m, dự kiến thi công bệ trụ xong trước ngày 15/10/2021. Tại trụ tháp T15, đã thi công xong 18/26 cọc khoan nhồi D2,5m, dự kiến hoàn thành toàn bộ cọc trước ngày 17/10/2021, thi công bệ trụ xong trước ngày 31/12/2021.
Còn tại bờ Vĩnh Long phần trụ neo T17 đã thi công xong 4/4 cọc khoan nhồi D2,5m, dự kiến thi công bệ trụ xong trước ngày 15/9/2021. Tại trụ tháp T16 đã thi công xong 18/26 cọc khoan nhồi D2,5m, dự kiến hoàn thành toàn bộ cọc trước ngày 10/10/2021, thi công bệ trụ xong trước ngày 31/12/2021.
Đây là gói thầu đạt sản lượng tốt khoảng 346,6/545 tỷ đồng (đạt 64,12%), vượt kế hoạch 7,72%.
Ông Đinh Công Minh cho biết: Tính đến thời điểm này, tổng giá trị thực hiện khoảng 1.027,9 tỷ đồng/1.802,4 tỷ đồng, đạt 57,03% giá trị hợp đồng (vượt 76,46 tỷ đồng so với kế hoạch tương đương vượt 4,24%).
Tổng giá trị giải ngân xây lắp đến hết tháng 8/2021 đạt 1.116,3 tỷ đồng/1.802,3 tỷ đồng, đạt 61,94% giá trị hợp đồng (vượt 213,67 tỷ đồng so với kế hoạch tương đương vượt 11,85%).
Tổng số vốn đã giải ngân của Dự án đạt 1.596,2/2.315,752 tỷ đồng vốn được bố trí (đạt 69%). Trong đó, năm 2018 giải ngân 11,4/11,4tỷ đồng, năm 2019 đạt 463,1/463,1tỷ đồng, năm 2020 đạt 688,6/688,6 tỷ đồng. Riêng năm 2021, tính đến cuối tháng 8/2021 giải ngân 775,5/1.152,5 tỷ đồng (đạt 67,38%).
"So với kế hoạch đăng ký vốn hàng tháng của Ban đến hết tháng 8/2021 là 529,423 tỷ đồng (vượt 247,188 tỷ đồng khoảng 21,4%)", ông Minh nói.
Liên quan đến những khó khăn cần tháo gỡ, ông Đinh Công Minh cho biết: Hiện tại, dự án đang vướng giải phóng mặt bằng tại 5 hộ dân, phía tỉnh Vĩnh Long phần tuyến chính có 1 hộ chưa nhận tiền, còn phía Tiền Giang có 4 hộ thuộc phạm vi xử lý nền đất yếu là đường Gank của Gói thầu XL.01 chưa di dời.
"Đây là các điểm nhạu cảm, nằm trên đường gank của các gói thầu XL.01, XL.04 (thuộc phạm vi xử lý nền đất yếu, thời gian gia tải kéo dài). Vì thế, đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long sớm hoàn thành công tác GPMB. Nếu chậm trễ, các vị trí vướng mắc trên sẽ phải kéo dài thực hiện hợp đồng", Ông Minh lo lắng.
Ngoài ra, ông Đinh Công Minh cũng cho hay, hiện tại, nguồn cung vật liệu xây dựng gặp khó khăn và không ổn định do việc khai thác, sản xuất, vận chuyển bị ảnh hưởng của dịch bệnh.
Các tỉnh đồng bằng Tây Nam Bộ áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 6/2021 nên việc tập kết nguồn đất đắp nền đường, cát, đá… từ các mỏ khai thác tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang… vận chuyển về công trường gặp khó khăn. Một số trạm trộn bê tông, nhà máy sản xuất dầm, cọc... đã thông báo dừng hoạt động từ ngày 15/7/2021. Việc huy động máy móc, thiết bị từ Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh... đến công trường để triển khai thi công cũng bị trở ngại.
Để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc nêu trên, nhằm đảm bảo tiến độ thi công của dự án. Ban QLDA7 kiến nghị các địa phương (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An 7 Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương...) tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn trong việc vận chuyển vật liệu, vật tư, thiết bị đến công trường xây dựng cầu Mỹ Thuận 2.
Ông Minh cũng chia sẻ: "Cho đến nay, các gói thầu của Dự án vẫn đang kiểm soát tốt tiến độ theo yêu cầu. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp khiến công tác huy động nhân sự (nhân sự thí nghiệm cọc khoan nhồi, nhân sự có trình độ cao…) đến công trường gặp nhiều khó khăn, bị động và chậm trễ do phải áp dụng các biện pháp phòng dịch. Vì thế, đề nghị sớm được tiêm vắc xin cho cán bộ, công nhân Ban quản lý dự án và nhà thầu để thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia".
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã được Bộ GTVT phê duyệt. Tổng mức đầu tư dự án là 5.003 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị hơn 3.389 tỷ đồng. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2023. Dự án có điểm đầu tại Km101+126, khớp nối với Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (nút giao An Thái Trung, huyện Cái Bè); điểm cuối tại Km107+740, khớp nối với Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (nút giao Quốc lộ 80, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Tổng chiều dài tuyến là 6,61km, hướng tuyến đi song song Quốc lộ 1 và vượt qua sông Tiền bằng cầu Mỹ Thuận 2 cách 350m về phía thượng lưu so với cầu Mỹ Thuận hiện hữu, kết thúc tại nút giao với Quốc lộ 80. Phần đường dẫn hai đầu cầu dài 4,73km, trong đó phía tỉnh Tiền Giang là 4,33km, phía tỉnh Vĩnh Long 0,4km. Cấp đường phục vụ ô tô cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/h. Giai đoạn 1, dự án xây dựng với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường phía tỉnh Tiền Giang 17m, lệch phía phải tuyến tương tự như Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Phía tỉnh Vĩnh Long, bề rộng nền đường 25m, đồng bộ với bề rộng mặt cầu. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư xây dựng 6 làn xe, bề rộng nền đường khoảng 32m. Phần cầu chính dài 1,906km, đầu tư hoàn chỉnh với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h, có bề rộng mặt cầu phần xe chạy 25m; nhịp chính kết cấu dây văng dài 650m; nhịp dẫn kết cầu dầm Super T và dầm hộp đúc hẫng cân bằng dài 1.276m. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.