Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Một trong những đơn vị sốt sắng nhất trong việc phát hành trái phiếu DN đó là Tập đoàn Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) của ông Hồ Minh Hoàng. Hiện tại, Đèo Cả đang là "ông chủ" tại nhiều dự án giao thông lớn như: cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo.... Đây đều là những cao tốc hàng chục nghìn tỷ đồng, vì thế, việc huy động vốn không hề dễ.
Đột phá từ cơ chế theo Luật PPP mới, ông Hồ Minh Hoàng nhiều lần đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Ngày 14/7/2021, tại cuộc họp triển khai cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, ông Hồ Minh Hoàng cho biết: Đây là dự án đầu tiên chúng tôi đề xuất phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10.646 tỷ đồng gồm: 5.250 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước, 870 tỷ đồng của nhà đầu tư và nguồn huy động vay là hơn 4.000 tỷ đồng.
"Với cách phân bổ này, Đèo Cả sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động 4.522 tỷ đồng. Trái phiếu được chuyển đổi, bảo đảm bằng quyền thu phí và bảo lãnh thanh toán của cơ quan có thẩm quyền. Lãi suất huy động từ trái phiếu khoảng 13%/năm", ông Hoàng nói.
Về đối tác thực hiện, ông Hoàng cũng "bật mí" bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức, định chế tài chính, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Ngay sau dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Tập đoàn Đèo Cả tiếp tục đề xuất áp dụng cơ chế phát hành trái phiếu cho cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo theo hợp đồng hợp tác đầu tư (BCC).
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Vì vậy, hình thức này tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư.
Căn cứ vào đó, Đèo Cả đang lập hồ sơ để phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo với khối lượng khoảng 2.700 tỷ đồng. Dự kiến việc phát hành trái phiếu sẽ chia làm nhiều đợt trong thời gian 3 năm. Trong đó, đợt 1 sẽ phát hành vào cuối tháng 8, đầu tháng 9/2021 với khối lượng khoảng 500 tỷ đồng. Dự kiến, trái phiếu phát hành có kỳ hạn từ 3- 5 năm, mức lãi suất khoảng 12%/năm.
Ông Trần Anh Thế, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết: Theo quy định hiện hành cho phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo 2 hình thức: Phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng.
"Cụ thể, đối với phương thức phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Còn phát hành trái phiếu ra công chúng sẽ qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền mua. Tập đoàn Đèo Cả sẽ áp dụng cả hai phương thức phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo", ông Thế nói.
Ngoài ra, ông Thế cho biết thêm: để phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ thế chấp bằng quyền thu phí tại dự án. Mức lãi suất phát hành trái phiếu dự kiến khoảng 12%/năm sẽ được chi trả cho các tổ chức, cá nhân mua trái phiếu theo từng tháng hoặc từng quý.
"Mức lãi suất trái phiếu dự kiến phát hành sẽ cao hơn mức lãi suất trong phương án tài chính dự án khoảng 1,5%/năm. Nhằm đảm bảo tính khả thi khi huy động vốn từ phát hành trái phiếu, nhà đầu tư sẽ điều chỉnh giảm tỷ suất lợi nhuận tại dự án và lấy một phần lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác để bù đắp cho phần lãi suất chênh lệch”, ông Thế nói.
Trao đổi về hướng đi phát hành trái phiếu doanh nghiệp hút vốn giao thông, ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết: "Tại Điều 78 Luật Đầu tư theo hình thức PPP cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu đề hút vốn đầu tư là bước tiến đáng kể để các dự án hạ tầng có thể mở rộng vốn xã hội hóa".
"So với các quy định trước đây, nguyên tắc xác định dòng tiền trong phương án tài chính dự án PPP theo quy định tại Nghị định 28 đã khá chặt chẽ. Dòng tiền được xác định là dòng tiền sau thuế sẽ đảm bảo phản ánh đầy đủ, minh bạch các chi phí của dự án, đảm bảo tính thống nhất trong lập phương án tài chính dự án PPP"
"Trong khi đó, các quy định mở về phát hành trái phiếu được thể hiện chi tiết tại Điều 6 của Nghị định sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để doanh nghiệp dự án PPP vừa mở rộng huy động vốn xã hội hóa vừa quản trị rủi ro cho nhà đầu tư trái phiếu dự án PPP", ông Tuấn Anh nói.
Rõ ràng hành lang pháp lý đã mở, nhưng trái phiếu doanh nghiệp liệu có hấp dẫn nhà đầu tư và mức rủi ro thế nào?
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long nhận định: Trong bối cảnh nguồn vốn vay giao thông siết chặt, các ngân hàng không mặn mà với các dự án BOT, PPP vì đã có nhiều dự án nhóm này trở thành nợ xấu. Vì thế, tôi ủng hộ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tạo hướng mới thu hút vốn cho giao thông, phát triển cơ sơ hạ tầng.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp lên tới 13%/năm (cao gấp 3 lần so với lãi xuất ngân hàng). Lợi suất hấp dẫn là thế, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. Ví dụ như doanh nghiệp dùng sẽ cổ phiếu hoặc hợp đồng để làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu.
"Với cổ phiếu, loại trừ các trái phiếu ngân hàng và định chế tài chính khác, còn lại hầu hết không có tài sản đảm bảo. Còn với hợp đồng thu phí BOT giao thông, việc tăng giảm lưu lượng xe, tiến độ, thời gian thu phí... tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư", PGS.TS Ngô Trí Long nói.
Đồng tình với quan điểm trên, một số chuyên gia tài chính cho hay, thời gian qua, một số hình thức huy động trái phiếu doanh nghiệp tại các dự án bất động sản, các dự án điện gió, điện mặt trời... cũng đang vấp phải nhiều rủi ro, vì thế, nhà đầu tư cần cẩn trọng từ 'mồi lãi suất 'khủng' của trái phiếu doanh nghiệp giao thông.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.