Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng vừa cho biết tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vừa được nghiên cứu điều chỉnh sát về phía cửa khẩu, không đi về phía TP. Cao Bằng và bỏ nút giao cao tốc với thành phố. Để kết nối với cao tốc, tỉnh sẽ nâng cấp QL34 nối với TP. Cao Bằng.
Với phương án này, khoảng cách từ TP. Cao Bằng về Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong giai đoạn 1 còn 93km, giảm 3km so với trước. Tổng vốn đầu tư dự án giai đoạn 1 từ 13.700 tỷ đồng được giảm xuống còn 10.646 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn gồm: Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ dự án khoảng 5.250 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư 870 tỷ đồng và nguồn huy động hơn 4.000 tỷ đồng.
Ông Lại Xuân Môn, Bí thư tỉnh Cao Bằng đánh giá, phương án điều chỉnh hướng tuyến không ảnh hưởng dự án cao tốc mà phát huy nguồn lực đất đai của địa phương, giảm tổng vốn đầu tư dự án để dễ thu hút nguồn vốn nhà nước và doanh nghiệp. Tỉnh đang giải phóng mặt bằng, huy động đủ vốn ngân sách địa phương theo cam kết.
Tuy nhiên, ông Môn cho rằng, Cao Bằng là tỉnh nghèo, phần lớn là người dân tộc thiểu số, thu ngân sách mỗi năm chỉ 2.000 tỷ đồng. Do đó, tỉnh kiến nghị Chính phủ tăng vốn hỗ trợ lên 60-70%, thay vì tối đa không quá 50% theo quy định của Luật PPP hiện hành.
Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng kiến nghị Chính phủ cho phép tách phần giải phóng mặt bằng (khoảng 1.000 tỷ đồng) thành dự án độc lập, sử dụng vốn ngân sách địa phương của Lạng Sơn và Cao Bằng và không tính vào tổng vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án.
“Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ dự án cả vốn Trung ương và địa phương đã cân đối đủ, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn tín dụng từ phía các ngân hàng”, ông Môn chia sẻ.
Về phía doanh nghiệp tham gia nghiên cứu dự án, ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho rằng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn tín dụng, cần thiết phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Theo ông Hoàng, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh khoảng 4.522 tỷ đồng. Trái phiếu được chuyển đổi, bảo đảm bằng quyền thu phí và bảo lãnh thanh toán của cơ quan có thẩm quyền. Lãi suất huy động từ trái phiếu khoảng 13%/năm.
Đơn vị phát hành trái phiếu là Tập đoàn Đèo Cả, Công ty Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán HHV), doanh nghiệp dự án. Đối tác thực hiện là các cá nhân, tổ chức, định chế tài chính, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dài 115 km, tổng mức đầu tư hơn 20.900 tỷ đồng, trong đó đoạn đi qua tỉnh Lạng Sơn dài 52 km, đoạn qua tỉnh Cao Bằng dài 63 km. Dự án được phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến 2024, đầu tư khoảng 93 km với quy mô nền đường 17 m từ Lạng Sơn đến huyện Quảng Hòa (Cao Bằng). Giai đoạn 2 sau năm 2025 sẽ đầu tư tiếp khoảng 22 km đến cửa khẩu Trà Lĩnh.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.