Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, hàng năm tỉnh còn có một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp, chậm; nhiều dự án được bố trí kế hoạch nhưng trong năm không giải ngân được phải thu hồi, điều chuyển, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của toàn tỉnh.
Cụ thể, năm 2017, UBND tỉnh đã quyết định điều chuyển vốn đi của 4 dự án với tổng mức vốn là 57,2 tỷ đồng; năm 2018 điều chuyển vốn đi của 28 dự án với tổng mức vốn là 131,4 tỷ đồng; năm 2019 điều chuyển vốn đi của 74 dự án với tổng mức vốn là 388,7 tỷ đồng; 8 tháng đầu năm 2019 đã thực hiện điều chuyển vốn đi của 27 dự án với tổng mức vốn 110 tỷ đồng.
Mặc dù đã thực hiện việc điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nhưng tỷ lệ giải ngân hàng năm vẫn không đạt được 100% như mong muốn.
Cụ thể, năm 2017, vốn đầu tư ngân sách cấp tỉnh giải ngân được 2.259 tỷ đồng/2.765 tỷ đồng, đạt 81,69%, số dư dự toán 505,6 tỷ đồng.
Năm 2018, vốn đầu tư ngân sách cấp tỉnh giải ngân được 3.877 tỷ đồng/4.169 tỷ đồng, đạt 92,99%, số dư dự toán 292,5 tỷ đồng.
Năm 2019, vốn đầu tư ngân sách cấp tỉnh giải ngân được 3.842 tỷ đồng/3.976 tỷ đồng, đạt 96,63%, số dư dự toán 133,9 tỷ đồng.
Năm 2020, tính đến 31/8, số vốn giải ngân thuộc nguồn cân đối ngân sách tỉnh năm 2020 (ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã) là 4.569 tỷ đồng/6.366 tỷ đồng, đạt 71,77% so với dự toán đã phân bổ.
Trong đó, số vốn giải ngân thuộc ngân sách cấp tỉnh giải ngân được 1.488 tỷ đồng/2.593 tỷ đồng, đạt 57,37% so với dự toán đã phân bổ; đặc biệt các dự án được chi chuyển nguồn đến 31/8/2020 chỉ đạt 86 tỷ đồng/102,8 tỷ đồng, tỷ lệ 83,59%.
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, công tác lập hồ sơ, tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng của nhiều dự án còn chậm là một tồn tại trong nhiều năm qua nhưng chưa được khắc phục triệt để. Nhiều dự án đã đấu thầu xong nhưng chưa giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng thi công dẫn đến thời gian thi công kéo dài, làm tăng rủi ro khi tạm ứng vốn đầu tư.
Hiện nay, vốn tạm ứng trên 1 năm để đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án còn 62,7 tỷ đồng chưa được thu hồi.
Một số dự án tạm ứng để đền bù giải phóng mặt bằng qua nhiều năm chưa đền bù được, như: dự án đường nhánh nội bộ huyện Tiên Du tạm ứng 15 tỷ đồng, dự án đường HL6 tạm ứng 7 tỷ đồng, dự án đường Bách Môn – Lạc Vệ đoạn từ QL38 đi An Động tạm ứng 7 tỷ đồng.
Tồn dư tiền tạm ứng khá cao, tăng dần qua các năm, như dự án tạm ứng chuyển sang năm 2017 là 439 tỷ đồng, năm 2018 là 619 tỷ đồng, năm 2019 là 1.081 tỷ đồng, năm 2020 là 1.434 tỷ đồng.
Nhiều khoản tạm ứng hết thời gian phải thu hồi nhưng chưa được thu hồi. Một số khoản tạm ứng khó thu hồi gây khó khăn cho công tác quản lí và làm hiệu quả công tác giải ngân sử dụng vốn chưa cao, chưa thực sự góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ở Bắc Ninh đến từ cả khách quan và chủ quan.
Về chủ quan, một số chủ đầu tư trình độ chưa đáp ứng với nhiệm vụ được giao dẫn đến chưa thể kịp thời thực hiện các bước thủ tục thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, nhận thức và năng lực của một số cơ quan của chủ đầu tư (như các đơn vị tư vấn) và nhà thầu còn bị hạn chế, dẫn đến sự lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện, qua đó làm kéo dài thời gian thẩm định, thời gian thực hiện, thời gian thi công.
Năng lực của đội ngũ làm công tác tư vấn như lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, phê duyệt thiết kế, dự toán… chưa tương xứng với nhiệm vụ. Điều này dẫn đến chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở của một số dự án chưa tốt, phương án thiết kế ban đầu chưa phù hợp dẫn đến phải điều chỉnh. có trường hợp dự án điều chỉnh nhiều lần khiến thời gian thực hiện dự án bị kéo dài…
Về mặt khách quan, UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng việc ban hành Nghị định 68/2019 đã ảnh hưởng trực tiếp tới công tác giải ngân vốn đầu tư năm 2020.
Ngoài ra, công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, công tác lập, công khai phương án đền bù, phê duyệt phương án đền bù mất nhiều thời gian do có nhiều vướng mắc phát sinh trong việc này, từ kiểm đếm, thống kê đến xác định đối tượng, khối lượng, giá trị đền bù bảo đảm đúng, đủ theo quy định.
Sau khi phương án đền bù được phê duyệt, việc chi trả kinh phí đền bù cũng gặp khó khăn do dân không chịu nhận tiền đền bù. Không có mặt bằng thi công thì không thể có khối lượng hoàn thành để giải ngân vốn đầu tư công đã phân bổ.
Về nguyên tắc, nhà thầu chỉ được ứng trước một phần tiền khi có hợp đồng, muốn được thanh toán phải có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu. Tuy nhiên, thông thường một hạng mục xây lắp cần 6 – 9 tháng để thực hiện, vì thế việc giải ngân trong các tháng đầu năm thường rất thấp, còn cuối năm lại dồn dập...
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.