Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. HCM về công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), bán hàng cũng như cung cấp dịch vụ qua mạng internet.
- Giữa tháng 5/2017, UBND TP. HCM đã có văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn. Ngay sau đó, Cục Thuế thành phố đã triển khai hoạt động chống thất thu thuế theo chỉ đạo của UBND thành phố bằng một kế hoạch cụ thể. Kết quả thu được đến nay ra sao, thưa bà?
Kế hoạch chống thất thu thuế trong lĩnh vực TMĐT được Cục Thuế TP. HCM triển khai theo 6 bước, gồm tuyên truyền phổ biến chính sách thuế, nghĩa vụ kê khai nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT (bước 1); thu thập dữ liệu (bước 2); xử lý dữ liệu (bước 3); thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT (bước 4); công bố hành vi trốn thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng (bước 5) và ngăn chặn các trang web không kê khai thuế, trốn thuế, không thực hiện các quyết định xử lý của cơ quan thuế (bước 6).
Cơ quan thuế hiện đã hoàn tất bước 1, bước 2, đang thực hiện bước 3 và triển khai bước 4. Kết quả, đã phát hiện hơn 575 tỷ đồng chưa kê khai thuế, xử lý phạt và truy thu thuế với tổng số tiền được hơn 19 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục thuế TP. HCM.
- Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch trên, có khó khăn vướng mắc gì không, thưa bà?
Có khá nhiều vướng mắc nhưng chúng tôi xác định có 3 vướng mắc lớn. Đó là, khó xác định được doanh thu của các đối tượng kinh doanh TMĐT do sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt; vướng mắc liên quan đến hoạt động kinh doanh của dịch vụ đặt phòng trực tuyến (Agoda, Traveloka...) và vướng mắc liên quan đến việc thu thuế các trang mạng xã hội (Google, Facebook…) có phát sinh thu nhập tại Việt Nam thông qua việc cung cấp dịch vụ quảng cáo.
- Xin bà cho biết rõ hơn về các vướng mắc này?
Thứ nhất, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên các trang web bán hàng, trên sàn TMĐT, trên các trang mạng xã hội nếu không có đăng ký kinh doanh thì thường không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế; còn nếu có thì kê khai thuế không đầy đủ, có dấu hiệu trốn doanh thu, do thường sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt; nếu thanh toán qua ngân hàng thì sử dụng các tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan thuế. Cơ quan thuế vì thế rất khó xác định được doanh thu thực tế.
Thứ hai, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đặt phòng trực tuyến, do khách hàng thuê phòng trả tiền trực tiếp cho nhà thầu nước ngoài (NTNN), sau đó NTNN chuyển tiền phòng cho khách sạn nên không xác định được số tiền khách thuê phòng trả tiền cho NTNN để làm căn cứ tính thuế khấu trừ thuế của NTNN.
Để xử lý, cơ quan thuế đã yêu cầu khách sạn đề nghị NTNN thông báo số tiền khách thuê phòng thanh toán qua tài khoản, nhưng đề nghị này không khả thi vì NTNN nhất định sẽ từ chối cung cấp.
Đối với việc thu thuế nhà thầu các trang mạng xã hội có phát sinh thu nhập tại Việt Nam (như Google, Facebook...), Cục Thuế thành phố đã xác minh được tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trong năm 2016, tổng số giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam với Google là 36.475 giao dịch, tổng số tiền thanh toán hơn 55,8 tỷ đồng; của Facebook là 29.058 giao dịch, tổng số tiền thanh toán là gần 60,7 tỷ đồng.
Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), trong năm 2016 Google có 248.396 giao dịch, tổng số tiền thanh toán gần 222,5 tỷ đồng; Facebook là 175.391 giao dịch, với tổng số tiền thanh toán gần 450,5 tỷ đồng.
Theo quy định, 2 tổ chức này phải nộp thuế giá trị gia tăng 5%, thuế thu nhập doanh nghiệp 5% trên thu nhập nhận được (nộp thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC).
Các cá nhân, tổ chức giao dịch với 2 tổ chức này có trách nhiệm khấu trừ thuế nhà thầu để nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) khi thực hiện thanh toán (Điều 4 của Thông tư số 103/2014/TT-BTC). Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn đều không khấu trừ thuế nhà thầu dẫn đến thất thu cho NSNN.
- Như vậy, cơ quan thuế sẽ yêu cầu các cá nhân thanh toán tiền cho Google và Facebook có trách nhiệm khấu trừ thuế nhà thầu để nộp vào NSNN. Tuy nhiên, việc mời số lượng người quá nhiều lên xử lý sẽ khó khăn và hiệu quả không cao. Theo bà, đâu là giải pháp hữu hiệu nhất để chống thất thu NSNN trong lĩnh vực TMĐT?
Để chống thất thu hiệu quả, cơ quan thuế rất cần sự hợp tác của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý. Trước mắt, ngành Thuế cần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quy định tất cả các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh TMĐT phải thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán qua ngân hàng).
Đối với các dịch vụ TMĐT của các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (dịch vụ đặt phòng trực tuyến, dịch vụ cung cấp trên Google và Facebook...), kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quy định các ngân hàng thương mại khi thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài cho các tổ chức nước ngoài có nghĩa vụ khấu trừ thuế nhà thầu để nộp vào NSNN.
Tại Đề án sửa đổi Luật Quản lý thuế đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung các nội dung liên quan đến việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT tại chương về Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Trong đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đã đề xuất giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các ngân hàng thương mại trước khi chuyển tiền thanh toán từ các tổ chức, cá nhân cho các trang mạng xã hội nước ngoài (như Google, Facebook, Youtube…) có trách nhiệm khấu trừ thay tổ chức nước ngoài số thuế nhà thầu phải nộp vào NSNN.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.