'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/2, VN-Index tăng vừa đủ 0,56 điểm để duy trì trạng thái bám sát ngưỡng kháng cự kỹ thuật quanh mức 940 điểm. Như vậy không chỉ vượt qua được chu kỳ T+3 đầu tiên, thị trường đã an toàn tới tận T+8 kể từ đáy thấp nhất hôm 3/2.
Khả năng duy trì mức cân bằng khá dài sau cú sốc giảm gần 100 điểm chỉ 3 phiên cuối tháng 1, đầu tháng 2 cũng tạo cảm giác giới đầu tư đã có thể “đề kháng thông tin” tiêu cực. Nhìn lại, nhịp giảm cực mạnh đầu tiên xuất hiện trước khi các thông tin về dịch cúm Covid-19 lên tới đỉnh điểm, trước khi có các thông tin về biện pháp cách ly cứng rắng để phòng dịch. Thị trường phục hồi 8 phiên sau đó gắn liền với các thông tin tiêu cực hơn, từ con số ca nhiễm bệnh tăng từng ngày tới những kịch bản khá u ám về tác động của dịch tới tăng trưởng kinh tế cũng như ngành nghề chịu ảnh hưởng.
Tuy nhiên thị trường lại cho thấy một bức tranh không quá tiêu cực. Nếu thông kê chỉ riêng với các cổ phiếu thuộc nhóm blue-chips như VN30, cho đến T+8 (hôm nay 13/2), vẫn có tới 28/30 cổ phiếu có tăng trưởng giá dương nếu nhà đầu tư bắt đáy thành công. Có 27/30 cổ phiếu đạt mức tăng trưởng từ 3% trở lên, 22/30 cổ phiếu tăng trưởng trên 5% và 10/30 cổ phiếu tăng trưởng quá 10%.
Việc cổ phiếu giữa giá tốt và không có điều chỉnh lớn sau nhịp giảm sâu đầu tiên cho thấy dường như nhà đầu tư đánh giá nhịp giảm trước đó là phản ánh quá mức đối với rủi ro từ dịch bệnh. Những thông tin u ám về bệnh dịch vẫn chưa kết thúc, nhưng phản ứng trên thị trường lại cho thấy có sự “đề kháng” từ phía nhà đầu tư. Thay vì bán đổ bán tháo tất cả như những ngày đầu tiên, phản ứng tích cực hơn những ngày qua là “liệu ngành nghề nào được hưởng lợi?”
Sự thay đổi từ phản ứng cảm tính sang phản ứng lý tính là rất quan trọng. Các phân tích cả về vĩ mô lẫn vi mô về ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới nền kinh tế và doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán đều đã có. Dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế và hoạt động kinh doanh thông thường, như dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở kịch bản tích cực GDP 2020 chỉ tăng 6,27% và tiêu cực tăng 6,09%. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ chịu tác động sớm nhất và sau đó sẽ là sản xuất do phụ thuộc nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán có đặc điểm thú vị là tự đưa ra những đánh giá riêng về các kịch bản đó và luôn có thêm một khoảng mờ là kỳ vọng. Các thị trường chứng khoán quốc tế hầu hết là phục hồi mạnh hơn so với Việt Nam do có sự tách biệt và ít phụ thuộc. Vì vậy không thể so sánh diễn biến liên tục đạt đỉnh lịch sử của S&P 500 hay DJA để yêu cầu thị trường chứng khoán Việt Nam phải tăng tương ứng. Rủi ro từ dịch cúm Covid-19 tác động đến các yếu tố cơ bản chứ không chỉ là các yếu tố thị trường đơn thuần. Do đó chỉ riêng việc thị trường đứng vững trước sóng gió cũng đã là một thành công.
Nếu coi thị trường chứng khoán là thước đo rủi ro tương đối chính xác thì nhịp giảm đưa VN-Index chạm đáy 891 điểm ngày 3/2 vừa qua là phản ánh sự lo sợ đỉnh điểm. Trừ khi có các thông tin sốc hơn nữa, thể hiện biến số rủi ro ngoài dự kiến, thị trường đã chiết khấu trước những nguy cơ hiện tại. Tuy nhiên cũng không thể trông đợi thị trường thay đổi trạng thái và tích cực nhiều hơn, vì điều đó chỉ xảy ra khi những rủi ro có sự cải thiện rõ rệt: Giảm các ca nhiễm mới, mở cửa trở lại hoạt động sản xuất, giao thương biên mậu trở lại bình thường, chế tạo thành công thuốc điều trị, các biện pháp cụ thể hỗ trợ sản xuất... là những điều thị trường thích nhất ở thời điểm hiện tại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.