Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thậm chí nhà đầu tư còn cho rằng mọi nguồn tiền “đỏ đen” rồi cũng sẽ đổ vào chứng khoán. Xổ số không quay, bóng đá tạm dừng, cách ly xã hội khiến cờ bạc cũng khó! Trong khi đó chứng khoán lại vừa cắm đầu giảm hàng chục phần trăm và cổ phiếu bỗng chốc trở thành món hàng hạ giá.
Đây có thể chỉ là suy nghĩ vui mà thôi, nhưng đúng là thị trường đang tăng trưởng về thanh khoản rất rõ ràng mấy ngày qua. Với mức sụt giảm hơn 30% kể từ sau Tết thì nếu dòng tiền nhàn rỗi bên ngoài đột nhiên chú ý tới cổ phiếu cũng là điều hợp lý. Sự liên thông này gợi nhớ lại thời kỳ các sàn vàng online bị cấm hồi đầu năm 2010 và dòng tiền chuyển sang “đánh lậu” ở nước ngoài hoặc đổ vào chứng khoán.
Bằng chứng thực tế nhất là quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán đang tăng lên mạnh. Nhìn vào con số khớp lệnh hàng ngày có thể thấy rõ. Ngay cả trong các tuần mà hai quỹ ETF ngoại tái cơ cấu gần nhất (tuần 16-20/3), mức giao dịch cao nhất ghi nhận được trong ngày cũng chỉ khoảng 3.700 tỷ đồng. Vậy mà hai hôm nay, giá trị khớp lệnh vọt lên bình quân trên 4.500 tỷ đồng.
Hai phiên gần đây cũng là lúc thị trường bật tăng bùng nổ thoát đáy với kỳ vọng sẽ phục hồi khi dịch Covid-19 đạt đỉnh. Hay như phiên hôm nay, nếu không có hàng ngàn tỷ đồng nhảy vào mua đỡ giá thì khối lượng cổ phiếu bắt đáy chốt lời sẽ ảnh hưởng rất nặng nề.
Thị trường đã trải qua 4 phiên tăng liên tục và hàng chục cổ phiếu tăng từ 15% tới trên 20%. Đó là mức siêu lợi nhuận trong đầu cơ với thời gian ngắn như vậy. Nhà đầu tư bắt đầu bán ra nhiều, thậm chí đầu phiên còn đẩy VN-Index sụt giảm mạnh gần 1%. Chỉ sau đó, nguồn tiền mua mới nhập cuộc và cân bằng trở lại. Đến buổi chiều bên mua bắt đầu phản công và kéo VN-Index tăng 1,35% cho đến hết giờ.
Một yếu tố nữa cũng thể hiện dòng tiền mạnh mẽ là khả năng kháng cự lại giao dịch bán ra lớn của nhà đầu tư nước ngoài. Giá trị giao dịch hàng ngày được thống kê từ tất cả các giao dịch của cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Trong khi đó khối ngoại đang mua rất thấp và bán ra rất nhiều, tạo nên vị thế bán ròng liên tục nhiều tháng nay. Trong tuần trước, giá trị mua của khối này chỉ chiếm trung bình 8,3% tổng giá trị giao dịch thị trường nhưng bán ra chiếm trung bình 17,4%. Hai phiên đầu tuần này tỷ lệ mua của khối ngoại chỉ chiếm 6,1%/phiên nhưng thanh khoản lại tăng đột biến.
Điều đó có nghĩa là phần tăng thêm nhiều nhất trong tổng giá trị giao dịch hàng ngày của thị trường đến từ nhà đầu tư trong nước. Không có các thống kê cụ thể từ phía các công ty chứng khoán nhưng riêng việc gia tăng giao dịch, gia tăng tỷ trọng của dòng vốn trong nước cũng là những căn cứ để ước đoán.
Sự đối đầu giữa dòng vốn trong nước mua vào và dòng vốn nước ngoài chạy ra đang có phần thắng nghiêng về các nhà đầu tư trong nước. Hôm qua thị trường ghi nhận phiên tăng đột biến mạnh nhất thập kỷ thì hôm nay bên mua áp đảo hoàn toàn bên bán và đẩy thị trường quay đầu tăng. Riêng với nhà đầu tư nước ngoài, khoảng 350 tỷ đồng lại được rút khỏi các cổ phiếu sàn HSX, nhưng các mã dù bị xả nhiều nhất cũng vẫn tăng giá, nhờ dòng vốn từ nhà đầu tư trong nước mua. Những ví dụ rất rõ có thể nhìn thấy như VIC, STB, SSI, HDB, VRE...
Việc bùng nổ thanh khoản và thu hút chú ý của nhà đầu tư vào nhịp tăng hiện tại là điều tích cực, giúp bổ sung nguồn lực vốn đã bị co hẹp lại đáng kể do thua lỗ thời gian qua. Tuy nhiên dòng tiền này thường đến muộn một nhịp do chỉ chú ý khi giá đã bắt đầu tăng mạnh. Chẳng hạn trong 3-4 phiên vừa qua nhiều cổ phiếu đã tăng tới hơn 20%. Do đó dòng tiền muộn luôn phải chịu sức ép thử thách.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.