Hàng nghìn kỹ sư công nghệ Trung Quốc không xin được thị thực Ấn Độ
(VNF) - Hàng nghìn kỹ sư và kỹ thuật viên Trung Quốc đang phải vật lộn để xin thị thực vào Ấn Độ, làm nổi bật một nút thắt quan trọng cũng là rào cản tiềm tàng trong nỗ lực của Ấn Độ nhằm trở thành quốc gia sản xuất lớn “Trung Quốc + 1”.
Chặn kỹ sư công nghệ Trung Quốc
Chủ tịch Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ (ICEA) Pankaj Mohindroo cho biết: “Nguồn lao động lành nghề cho sự phát triển của ngành điện tử đang cạn dần”. Ông chia sẻ thêm rằng hàng nghìn công dân Trung Quốc đã bị từ chối cấp thị thực kinh doanh và việc làm trong vòng 2 đến 3 năm qua, trong khi nhiều người khác không nộp đơn vì “sợ bị từ chối”.
Vào năm 2020, Ấn Độ đã áp dụng một số biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất châu Á đối với hoạt động kinh doanh của Trung Quốc, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và các cuộc đụng độ biên giới ở dãy Himalaya khiến ít nhất 24 binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc thiệt mạng.
Bộ Ngoại giao và Nội vụ, cơ quan giám sát việc cung cấp thị thực ở Ấn Độ, đã không trả lời yêu cầu bình luận về số hồ sơ tồn đọng được báo cáo.
Quốc gia này đã tìm cách thu hút một số công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực như điện tử đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và bán hàng từ Trung Quốc, bao gồm cả Apple và nhà cung cấp Foxconn, đang xây dựng năng lực sản xuất ở miền nam Ấn Độ.
Trong nhiều trường hợp, các nhà sản xuất toàn cầu có trụ sở tại Ấn Độ dựa vào các kỹ sư và kỹ thuật viên Trung Quốc để giúp lắp đặt hoặc vận hành nhà máy của họ.
Chia sẻ với Financial Times, ông Mohindroo cho hay: “Quá trình hiện tại rất khó khăn, tạo ra sự không chắc chắn và đang kìm hãm khát vọng tăng quy mô và giá trị gia tăng của chúng tôi”.
Ông nói: “Ngay cả những công dân Trung Quốc đã làm việc ở Mỹ nhiều năm trong các công ty này cũng đang gặp phải thách thức, hầu hết là bị từ chối. Điều này không chỉ gây tổn hại cho các công ty Trung Quốc mà còn gây tổn hại chủ yếu cho các công ty Mỹ, Anh, Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ, những công ty đang xây dựng năng lực sản xuất ở Ấn Độ”.
Ông Mohindroo cho biết ICEA đang ủng hộ việc chính phủ phê duyệt “tự động” cho các công ty mà các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ tới 49%.
Quan hệ song phương băng giá
Trong suốt một thập kỷ nắm quyền, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ủng hộ nỗ lực "Make in India" nhằm tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Sự thúc đẩy này phù hợp với việc các doanh nghiệp toàn cầu tìm kiếm các địa điểm sản xuất thay thế cho Trung Quốc tại các quốc gia bao gồm Ấn Độ và Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các quan chức chính phủ và ngành công nghiệp Ấn Độ, việc nước này giám sát chặt chẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài và thị thực của công dân Trung Quốc trong một số trường hợp đã làm chậm sự thay đổi này.
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ vào năm 2023-2024, nhưng quan hệ ngoại giao song phương vẫn bị đóng băng do tranh chấp biên giới chưa được giải quyết.
Chính quyền Thủ tướng Modi bốn năm trước đã đưa ra một quy định có tên là Press Note No. 3 tìm cách hạn chế "khả năng tiếp quản/mua lại đối với các công ty Ấn Độ" trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay.
Theo Press Note, tất cả các vụ mua lại của các nhà đầu tư từ bất kỳ quốc gia có chung đường biên giới trên bộ phải được chính phủ chấp thuận trước.
Mặc dù biện pháp này không đề cập cụ thể đến Trung Quốc nhưng ở Ấn Độ, nó được cho là chủ yếu nhắm vào các công ty Trung Quốc.
Theo các quan chức chính phủ Ấn Độ, nhà sản xuất xe điện BYD và nhà cung cấp Luxshare của Apple nằm trong số các công ty Trung Quốc đại lục không được phép mở rộng ở nước này.
Tuy nhiên, Ấn Độ đã cấp nhanh thị thực cho một số công dân Trung Quốc tham gia các dự án nằm trong chương trình PLI. Đây là chương trình khuyến khích liên kết sản xuất trong lĩnh vực điện tử được xem là "át chủ bài" trong kế hoạch "Make in India" của Ấn Độ với khoản trợ cấp trị giá hàng tỷ USD dành để thúc đẩy sản xuất.
Ấn Độ đang cố gắng kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp chiến lược, bao gồm công nghệ và điện tử, như một phần trong kế hoạch của chính phủ.
Một số công ty Trung Quốc đã tăng cường hiện diện ở Ấn Độ bằng cách thành lập liên doanh. Ví dụ, SAIC Motor vào tháng 3 đã công bố hợp tác trị giá 1,5 tỷ USD với nhà sản xuất thép JSW để sản xuất và bán xe điện mang nhãn hiệu MG tại thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận: Công nghệ cốt lõi ngoài tầm tay Trung Quốc
- Căng thẳng leo thang đỉnh điểm, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đầu tư vào thị trường Mỹ 26/06/2024 04:36
- Trung Quốc: Khoản đặt cược 100 tỷ USD trở nên 'tồi tệ' vì suy thoái 26/06/2024 03:44
- Trung Quốc giáng một đòn kinh tế khác vào Nga 26/06/2024 10:52
Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.