Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, các nội dung kết luận, kiến nghị tại Kết luận số 1422/KL-TTCP ngày 06/6/2017 của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại Văn bản số 6844/VPCP-V.I ngày 03/7/2017 của Văn phòng Chính phủ phải hoàn thành, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/3/2018.
Các bên liên quan được yêu cầu "rút ra bài học kinh nghiệm về các hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra tại Kết luận thanh tra; rà soát quy định của pháp luật để thống nhất trình tự, thủ tục các bước thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả quản lý đối với công tác quản lý dự án BT, BOT".
Chấn chỉnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phân công cụ thể từng cán bộ tham gia công tác giải quyết thủ tục, quản lý thực hiện dự án tại các sở, ngành, Ban Quản lý dự án chuyên ngành, địa phương có liên quan. Không để xảy ra sai sót, khuyết điểm, thất thoát tài sản Nhà nước tại các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung kết luận, kiến nghị tại các văn bản trên, báo cáo của UBND Thành phố trước ngày 31/3/2018.
Hoàn thiện quy trình thủ tục thực hiện đầu tư dự án theo hình thức PPP, hợp đồng BT, BOT; đôn đốc Tổ công tác Liên ngành Thành phố thực hiện các nhiệm vụ tại Quyết định thành lập số 6788/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của UBND Thành phố, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 20/3/2018. Chủ trì cùng các sở, ngành, các đơn vị liên quan triển khai công tác đầu tư theo hình thức BT, BOT theo đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra Thành phố giám sát, đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện Kết luận số 1422/KL-TTCP ngày 06/6/2017 của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của UBND Thành phố trong việc thực hiện kết luận của Thanh tra.
Trước đó, như VietnamFinance đã đề cập, trong năm 2017, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trên địa bàn TP.Hà Nội, trong đó tập trung kiểm tra các dự án về giao thông, môi trường thực hiện theo hình thức hợp đồng BT.
Các dự án được thanh tra gồm: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; Dự án đầu tư xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài; Dự án đầu tư xây dựng đường trục Nam tỉnh Hà Tây; đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương; Dự án đầu tư xây dựng đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An; đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đoạn qua địa phận Hà Nội.
Theo TTCP, các dự án BT, BOT triển khai trên địa bàn TP.Hà Nội có ưu điểm đã huy động được nguồn vốn đầu tư xã hội, bù cho sự thiếu hụt ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng, từng bước phục vụ cho lợi ích người dân.
Tuy nhiên, tại các dự án cũng bộc lộ không ít hạn chế yếu kém từ cơ quan nhà nước là UBND TP.Hà Nội và các sở, ngành liên quan. Cụ thể, giai đoạn 2008 - 2012, UBND TP.Hà Nội chưa thực hiện đúng việc lập, phê duyệt, công bố danh mục các dự án theo quy định. Từ đó, các thông tin cần thiết về chủ trương đầu tư, các lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư không được công bố rộng rãi, dẫn đến hạn chế số lượng nhà đầu tư, giảm tính minh bạch và cạnh tranh công bằng.
Bạn đọc quan tâm đến Kết luận thanh tra các dự án BT, BOT của Hà Nội vui lòng tham khảo tại đây.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.