Heineken ngược dòng tại Trung Quốc: 'Bắt tay đúng người' tạo nên kỳ tích
(VNF) - Trong bối cảnh nhiều thương hiệu phương Tây đang chật vật tìm chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc thì Heineken lại nổi lên như một điểm sáng hiếm hoi. Nhờ chiến lược bắt tay với “ông lớn” nội địa China Resources Beer (CR Beer), hãng bia Hà Lan không chỉ gia tăng hiện diện mà còn đạt mức tăng trưởng doanh số vượt trội.
Chọn lối đi riêng
Các thương hiệu tiêu dùng phương Tây tại Trung Quốc từ lâu đã phải làm quen với viễn cảnh tăng trưởng chậm lại tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu đối với các dòng bia của Heineken lại vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác.
Trong năm 2023, doanh số của nhiều thương hiệu bia thuộc nhà sản xuất Hà Lan, bao gồm cả Amstel, đã tăng hơn 50%. Ngay cả khi tổng thể thị trường bia Trung Quốc đại lục thu hẹp, sản lượng tiêu thụ của Heineken vẫn tăng gần 20%, đạt gần 700 triệu lít – đủ để mỗi người dân trong nước có thể thưởng thức một ly bia.

Sự tăng trưởng này đến sau khi Heineken ký kết thỏa thuận chiến lược với nhà sản xuất bia lớn nhất Trung Quốc China Resources Beer (CR Beer) vào năm 2018. Theo đó, CR Beer sở hữu quyền phân phối độc quyền thương hiệu Heineken tại đại lục, trong khi Heineken nắm giữ khoảng 21% cổ phần gián tiếp tại công ty này và nhận tiền bản quyền từ thỏa thuận.
Đây được xem là cách tiếp cận thông minh, mở ra cơ hội mới cho các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng trong bối cảnh thị trường tiêu dùng Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, dù nhiều phân khúc đã gần như bão hòa.
“Đây là một mối quan hệ giao dịch rất lành mạnh. Họ cần chúng tôi và chúng tôi cũng cần họ”, ông Tristan van Strien – Giám đốc quan hệ nhà đầu tư toàn cầu của Heineken nhận định.
Theo ông Euan McLeish, chuyên gia phân tích tại Bernstein, Heineken có tốc độ tăng trưởng “vượt trội" bởi “không có thương hiệu bia cao cấp nào khác đạt được mức tăng trưởng hai con số như vậy”.
Trong khi đó, thị trường bia Trung Quốc nói chung đang trong xu hướng đi xuống. Doanh số toàn ngành được ước tính giảm 4-5% trong năm ngoái do tâm lý người tiêu dùng yếu đi. Ngay cả CR Beer, dù là ông lớn trong ngành, cũng ghi nhận mức giảm doanh số 2,5% trong năm 2024. Tuy nhiên, Heineken lại trở thành điểm sáng khi mang lại sức bật mới.
Sau thỏa thuận hợp tác, thương hiệu bia Hà Lan này vốn trước đây chỉ hiện diện tại hai tỉnh miền Nam đã được phân phối rộng khắp cả nước. Tốc độ mở rộng được đẩy nhanh nhờ vào các hoạt động tài trợ sự kiện lớn như giải đua xe Công thức 1 Thượng Hải diễn ra vào tháng 3 vừa qua, nơi một ly bia Heineken 500ml được bán với giá 40 nhân dân tệ (tương đương 5,5 USD).
Theo dữ liệu từ Morningstar, giá trung bình cho một chai Heineken 500ml tại Trung Quốc dao động từ 12-15 nhân dân tệ (1,67–2,08 USD), dù giá có thể chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền và giữa quán bar với cửa hàng.
Nhà phân tích Jacky Tsang của Morningstar cho biết Heineken đã tận dụng hiệu quả mạng lưới phân phối rộng khắp của CR Beer (công ty sở hữu thương hiệu bia nội địa Snow bán chạy nhất Trung Quốc) để tiếp cận thị trường cao cấp. Phân khúc này thường được định nghĩa là các loại bia có giá cao hơn ít nhất 20% so với mức trung bình.

“Tổng sản lượng tiêu thụ bia tại Trung Quốc đang có xu hướng giảm dần, do đó CR Beer buộc phải theo đuổi chiến lược tăng giá để thúc đẩy lợi nhuận”, Tsang nhận định.
Không may mắn như Heineken, nhiều thương hiệu phương Tây khác cũng đặt cược vào thị trường cao cấp tại Trung Quốc nhưng kết quả không như kỳ vọng.
Carlsberg, nhà sản xuất bia Đan Mạch với khoảng 10% thị phần tại đây, ghi nhận mức giảm doanh số 1% trong năm qua. Giám đốc điều hành Carlsberg, ông Jacob Aarup-Andersen, cho biết thị trường đã suy giảm mang tính cấu trúc suốt 15 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng.
Budweiser, thuộc sở hữu của Anheuser-Busch, dù đã xây dựng được mạng lưới phân phối đáng kể tại Trung Quốc, cũng báo cáo doanh số đang sụt giảm. Chuyên gia McLeish nhận xét rằng, cuộc cạnh tranh giữa Heineken và Budweiser “được giới đầu tư xem như một trận chiến sống còn giữa hai gã khổng lồ, trong đó người thắng sẽ chiếm lĩnh toàn bộ phân khúc cao cấp đang phát triển”.
Theo ước tính từ hãng phân tích Bernstein, hiện nay người tiêu dùng Trung Quốc chỉ cần làm việc trung bình 37 phút để mua một chai bia cao cấp dung tích 500ml – rút ngắn đáng kể so với hơn 1 giờ cách đây 10 năm. Điều này cho thấy mức sống đã được cải thiện và ngày càng tiệm cận với tiêu chuẩn toàn cầu về khả năng chi trả cho sản phẩm cao cấp.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Một thách thức đáng kể khác đối với Heineken là sự biến đổi trong hành vi tiêu dùng tại Trung Quốc. Trong khi thương hiệu Hà Lan đang định vị mình ở phân khúc cao cấp, người tiêu dùng Trung Quốc – đặc biệt là giới trẻ tại các đô thị lớn – ngày càng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm bia thủ công, bia đặc sản nội địa hoặc các lựa chọn mang tính cá nhân hóa cao hơn.
Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh mới cho Heineken, không chỉ từ các tên tuổi lớn như Budweiser mà còn từ chính các hãng nhỏ trong nước vốn hiểu rõ thị hiếu bản địa.

Những thay đổi trong sở thích tiêu dùng cũng khiến các thương hiệu quốc tế cần phải liên tục điều chỉnh chiến lược để không bị bỏ lại phía sau.
Ngoài ra, phân khúc bia cao cấp – dù đang phát triển – cũng bắt đầu cho thấy dấu hiệu chững lại sau giai đoạn tăng trưởng nóng. Heineken đang mở rộng từ một nền tảng thị phần thấp tại Trung Quốc, nhưng đà tăng trưởng có thể đối mặt với sự chậm lại do thị trường đang tiến dần đến trạng thái bão hòa tại các thành phố lớn.
Trong khi thu nhập người dân ngày càng cải thiện, mức độ cạnh tranh trong phân khúc cao cấp cũng ngày một khốc liệt, buộc các thương hiệu phải đầu tư nhiều hơn vào marketing, sự kiện và trải nghiệm khách hàng. Sự kết hợp giữa tăng chi phí và chậm lại về tăng trưởng tiềm ẩn rủi ro về lợi nhuận trong trung và dài hạn.
Một rủi ro khác đến từ chính biến động giá cổ phiếu của CR Beer – yếu tố đã khiến Heineken phải gánh khoản phí tổn thất trị giá 874 triệu euro trong năm ngoái, dù sản lượng tiêu thụ tăng mạnh.
Heineken không công bố cụ thể số cổ tức và khoản tiền bản quyền thu về từ thỏa thuận, nhưng cho biết, phần lợi nhuận từ CR Beer cùng với tiền bản quyền từ Trung Quốc chiếm khoảng 6-7% tổng thu nhập ròng toàn cầu của tập đoàn.
Ông van Strien cho biết thêm, trong quý I năm nay, doanh số bán hàng tiếp tục tăng hơn 20% so với cùng kỳ, còn thương hiệu Amstel đã chứng kiến mức tăng trưởng gấp đôi. Ông cũng nhấn mạnh rằng, thỏa thuận với CR Beer “không có thời hạn kết thúc cụ thể”. “Thực tế là, việc có sở hữu địa phương thường mang lại lợi ích lớn cho chúng tôi”, ông kết luận.
Mất nguồn thu 500 tỷ mỗi năm, Quảng Nam muốn Heineken 'hồi sinh' nhà máy bia
Nước Mỹ mất cả tiền lẫn 'tài' nếu thiếu sinh viên Trung Quốc?
(VNF) - Chính phủ Mỹ gần đây có nhiều động thái quyết liệt nhằm kiểm soát nhóm du học sinh Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc hạn chế sinh viên Trung Quốc sẽ khiến các trường đại học Mỹ gặp khó khăn tài chính, và gây hao hụt nhân tài cho chính xứ sở cờ hoa.
Thương chiến Mỹ - Trung: Mới ‘đình chiến’ đã ‘tái chiến’
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm thỏa thuận "đình chiến" mà hai bên đạt được hồi đầu tháng này, một tuyên bố lập tức vấp phải phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh với các cáo buộc ngược lại nhằm vào Washington.
Đàm phán Mỹ - Trung bế tắc, TT Trump và ông Tập Cận Bình sẽ vào cuộc?
(VNF) - Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi tiến trình đàm phán đang bị “đình trệ”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho rằng để phá vỡ bế tắc, sự can thiệp trực tiếp từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cần thiết.
‘Việt Nam đặt mục tiêu thành một trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn’
(VNF) - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, theo đó đang ưu tiên hoàn thiện thể chế, cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ chế ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực, hình thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn.
Chính quyền TT Trump gọi đầu tư nhiều hơn vào bitcoin để 'vượt mặt' Trung Quốc
(VNF) - Bitcoin đang nổi lên như một quân bài chiến lược trong cạnh tranh Mỹ - Trung. Chính quyền Tổng thống Trump kêu gọi người ủng hộ mua và nắm giữ loại tiền mã hóa này như một cách để "vượt mặt" Trung Quốc.
Chủ tịch Fed đưa ra tuyên bố cứng rắn sau cuộc gặp với TT Trump
(VNF) - Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây sức ép lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm yêu cầu hạ lãi suất, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã lên tiếng bảo vệ sự độc lập của cơ quan này. Nhấn mạnh mọi quyết định về chính sách tiền tệ của Fed sẽ chỉ được đưa ra dựa trên phân tích “cẩn trọng, khách quan và phi chính trị”.
Tòa phúc thẩm tạm khôi phục thuế quan ‘Ngày giải phóng’ của TT Trump
(VNF) - Một tòa phúc thẩm liên bang Mỹ ngày 29/5 đã tạm thời khôi phục mức thuế quan sâu rộng nhất mà cựu Tổng thống Donald Trump từng áp đặt. Quyết định được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ ra phán quyết rằng Tổng thống Trump đã vượt quá thẩm quyền khi ban hành các mức thuế này và yêu cầu ngừng thi hành ngay lập tức.
Đất hiếm: 'Vũ khí đáng gờm' của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
Đất hiếm Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ, Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Bắc Kinh.
Doanh nghiệp 'chao đảo' vì thuế quan: 34 tỷ USD thiệt hại và nỗi lo chưa dừng lại
(VNF) - Theo phân tích của Reuters, cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đã khiến các công ty trên toàn cầu thiệt hại hơn 34 tỷ USD do doanh thu sụt giảm và chi phí gia tăng. Con số này được cho là tối thiểu khi tình trạng bất ổn kéo dài liên quan đến thuế quan tiếp tục làm tê liệt quá trình ra quyết định tại nhiều tập đoàn lớn nhất thế giới.
Quan hệ Mỹ - Trung lại 'căng như dây đàn'
(VNF) - Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại "căng như dây đàn" khi Mỹ bất ngờ siết chặt xuất khẩu công nghệ hàng không và bán dẫn, đồng thời thu hồi thị thực sinh viên Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia. Động thái này không chỉ đe dọa phá vỡ những nỗ lực tạm hạ nhiệt gần đây mà còn khoét sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thuế đối ứng của TT Trump bị chặn: Chứng khoán ngược chiều giá vàng
(VNF) - Trước thông tin kế hoạch áp thuế đối ứng của Tổng thống Trump bị chặn lại, thị trường chứng khoán và vàng toàn cầu đã có những phản ứng trái ngược.
Tỷ phú Elon Musk thông báo rời chính quyền TT Trump
(VNF) - Tỷ phú Elon Musk sẽ rút lui khỏi vai trò cố vấn hàng đầu cho Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi tiên phong trong chiến dịch tinh giản và cải tổ bộ máy quan liêu của chính phủ liên bang. Thông tin này được công bố vào tối 28/5, đánh dấu sự kết thúc của một chương đầy biến động trong sự nghiệp chính trị ngắn ngủi của vị tỷ phú công nghệ.
Tòa án Mỹ bác bỏ thuế đối ứng của TT Trump, tuyên bố 'bất hợp pháp'
(VNF) - Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ ngày 28/5 đã ra phán quyết đóng băng hàng loạt mức thuế quan quy mô lớn do Tổng thống Donald Trump áp đặt lên gần như tất cả các quốc gia nước ngoài, cho rằng các mức thuế này vượt quá thẩm quyền hợp pháp của tổng thống.
Liên hợp quốc cảnh báo chiến tranh thuế quan sẽ ‘xóa sổ’ 7 triệu việc làm
(VNF) - Liên hợp quốc cảnh báo 7 triệu việc làm tiềm năng có thể biến mất trong năm nay do sự suy thoái kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ cuộc chiến thuế quan đang leo thang thời gian gần đây.
Chính quyền TT Trump tạm dừng cấp visa du học mới
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chỉ đạo các cơ quan ngoại giao Mỹ trên toàn thế giới tạm ngưng lên lịch hẹn mới cho các đơn xin visa du học và trao đổi văn hóa, trong bối cảnh nước này chuẩn bị mở rộng việc kiểm tra mạng xã hội đối với sinh viên nước ngoài. Động thái này lập tức vấp phải sự phản đối từ nhiều trường đại học, tổ chức nhân quyền, cũng như cộng đồng sinh viên quốc tế tại Mỹ.
Ukraine cải tổ ngành khoáng sản, kỳ vọng thu hút hàng tỷ USD đầu tư từ Mỹ
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Sinh thái Ukraine cho biết nước này đang tiến hành cải tổ toàn diện ngành khoáng sản, lĩnh vực đã bị tàn phá nặng nề sau ba năm chiến sự, với hy vọng khai thác tiềm năng to lớn và thu hút hàng tỷ USD đầu tư từ một thỏa thuận khoáng sản quan trọng với Mỹ.
Giới siêu giàu đổ xô cất giấu vàng ở Singapore giữa bất ổn toàn cầu
(VNF) - Singapore đang nổi lên như một “thiên đường lưu trữ vàng” mới trong bối cảnh giới siêu giàu trên thế giới đang có xu hướng chuyển tài sản đến những nơi được xem là an toàn tuyệt đối khi thị trường tài chính toàn cầu chao đảo vì căng thẳng kinh tế và địa chính trị.
TT Trump tuyên bố chiến thắng trước EU trong 'cuộc chiến' thuế quan 50%
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố giành “chiến thắng” trong cuộc chiến thuế quan với Liên minh châu Âu (EU) sau khi tiến độ thương lượng giữa hai bên được đẩy nhanh. Trước đó, ông đe dọa áp mức thuế 50% với hàng hóa châu Âu, buộc EU phải nhượng bộ rồi ông lại tạm hoãn thời hạn áp thuế đến tháng 7.
Bất ổn kinh tế làm khó Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
(VNF) - Giữa lúc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bước vào giai đoạn mới trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump, nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ nhiều điểm yếu nghiêm trọng. Khủng hoảng bất động sản kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục trong giới trẻ, cùng thị trường lao động bất ổn đang đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thế khó. Đặc biệt khi Washington tiếp tục siết chặt các đòn bẩy về thuế quan và công nghệ.
Hàng 'Made in USA' khan hiếm và đắt đỏ, dân Mỹ khó sống 'thuần Mỹ'
(VNF) - Mặc dù người tiêu dùng Mỹ ngày càng thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm sản xuất trong nước, hàng hóa mang nhãn "Made in USA" vẫn đang đối mặt với hai trở ngại đáng kể: nguồn cung khan hiếm và giá thành cao.
Greenland gửi ‘tối hậu thư’ đến phương Tây: Đầu tư ngay hoặc mất cơ hội vào tay Trung Quốc
(VNF) - Bộ trưởng Kinh doanh và Tài nguyên Khoáng sản của Greenland mới đây cảnh báo các công ty khai khoáng của Mỹ và châu Âu cần nhanh chóng đầu tư vào Greenland, nếu không họ buộc phải tìm kiếm sự trợ giúp từ những đối tác khác, bao gồm cả Trung Quốc.
Cơn sốt Labubu lan rộng sang Trung Đông
(VNF) - Cơn sốt Labubu tại Trung Đông là minh chứng mới nhất cho tham vọng trở thành công ty toàn cầu của Pop Mart. Doanh thu quốc tế của công ty này đã tăng vọt khoảng 475% đến 480% trong quý đầu tiên của năm 2025 so với cùng kỳ năm ngoái.
'Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong việc định hình tương lai châu Á'
(VNF) - Theo Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong việc định hình tương lai châu Á, góp phần xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định, và thịnh vượng.
Nhật Bản không còn là 'chủ nợ' lớn nhất thế giới sau 34 năm
(VNF) - Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.
Nước Mỹ mất cả tiền lẫn 'tài' nếu thiếu sinh viên Trung Quốc?
(VNF) - Chính phủ Mỹ gần đây có nhiều động thái quyết liệt nhằm kiểm soát nhóm du học sinh Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc hạn chế sinh viên Trung Quốc sẽ khiến các trường đại học Mỹ gặp khó khăn tài chính, và gây hao hụt nhân tài cho chính xứ sở cờ hoa.
Lung linh phố cổ Hoa Lư
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.