Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc co lại 5 tháng liên tiếp

Quang Đăng - 01/03/2024 11:44 (GMT+7)

(VNF) - Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 2, tức giảm tháng thứ 5 liên tiếp, gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách để đưa ra các biện pháp kích thích hơn nữa.

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy chỉ số quản lý mua hàng sản xuất chính thức (PMI) của Trung Quốc đã giảm xuống 49,1 trong tháng 2 từ mức 49,2 trong tháng 1. Chỉ số PMI dưới mức 50 thường cho thấy sự suy thoái trong nền kinh tế hoặc ngành công nghiệp.

Công nhân điều khiển cần cẩu nâng ống sắt dẻo xuất khẩu tại cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 30/6/2019.

Các yếu tố mùa vụ có thể đã ảnh hưởng đến con số này, vì vào dịp Tết Nguyên đán, ​​các nhà máy tại Trung Quốc thường đóng cửa khi công nhân trở về nhà nghỉ lễ.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của Caixin/S&P Global công bố cho thấy hoạt động sản xuất mở rộng ổn định khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh hơn. 

Tổng hợp lại, các chỉ số PMI nêu bật sự phục hồi kinh tế không đồng đều.

Ông Dan Wang, nhà kinh tế trưởng tại Hang Seng Bank China, cho biết: “Tết Nguyên đán chắc chắn đóng một vai trò quan trọng. Thông thường đó là tháng mà chỉ số PMI giảm xuống”.

Ông Wang cho biết chỉ số PMI chính thức giảm cũng là do số lượng đơn đặt hàng nước ngoài mới giảm mạnh. “Nhu cầu suy yếu từ nước ngoài dường như là một hiện tượng lâu dài chứ không phải tạm thời” do sự suy thoái kinh tế ở các thị trường phát triển cũng như sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng trong nước.

Các đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm 11 tháng liên tiếp trong chỉ số PMI sản xuất của NBS, trong khi số việc làm trong khu vực nhà máy sụt giảm kéo dài một năm cho thấy tình trạng căng thẳng kéo dài đối với các doanh nghiệp.

Sự phục hồi đáng thất vọng hậu Covid-19 của của Trung Quốc đã làm dấy lên nghi ngờ về nền tảng của mô hình kinh tế nước này và đặt ra kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ cần xem xét những cải cách táo bạo hơn để củng cố tăng trưởng dài hạn.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phải vật lộn với mức tăng trưởng dưới mức trung bình trong năm qua trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản và khi người tiêu dùng ngừng chi tiêu, các công ty nước ngoài thoái vốn, các nhà sản xuất chật vật tìm người mua và chính quyền địa phương phải đối mặt với gánh nặng nợ khổng lồ.

Chỉ số PMI phi sản xuất chính thức, bao gồm dịch vụ và xây dựng, đã tăng lên 51,4 từ mức 50,7 trong tháng 1, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái, nhờ hoạt động mạnh mẽ trong kỳ nghỉ Tết.

Tuy nhiên, hoạt động xây dựng giảm 0,4 điểm phần trăm do hoạt động liên quan đến tài sản vẫn bị thu hẹp, một tuyên bố của NBS cho biết.

Áp lực thúc đẩy tăng trưởng

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã cam kết triển khai các biện pháp tiếp theo để giúp thúc đẩy tăng trưởng sau khi các bước được thực hiện kể từ tháng 6 chỉ có tác dụng khiêm tốn.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng xuống 50 điểm cơ bản vào ngày 5/2, ghi nhận mức lớn nhất trong hai năm, giải phóng 1.000 tỷ nhân dân tệ (139,03 tỷ USD) thanh khoản dài hạn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã chủ trì cuộc họp của cơ quan hoạch định chính sách kinh tế quan trọng nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất thông qua nâng cấp thiết bị và giảm chi phí hậu cần, một phần trong nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế thông qua khai thác công nghệ để tăng năng suất và tăng thu nhập.

Trung Quốc sẽ không công bố mục tiêu tăng trưởng năm 2024 cho đến đầu tuần tới, nhưng những người trong ngành chính sách kỳ vọng Bắc Kinh sẽ duy trì mục tiêu tăng trưởng tương tự như năm ngoái là khoảng 5%.

Xem thêm >> Quan hệ đối tác 'không giới hạn' giữa Trung Quốc và Nga đối mặt thử thách

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

(VNF) - Bên cạnh phần lớn thời gian dành cho công việc, tỷ phú Elon Musk, Tim Cook, Mark Zuckerberg… đều có cách sử dụng quỹ thời gian trống riêng.

Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải

Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải

(VNF) - Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng cũng khá nhanh nhạy trong việc “bắt nhịp” với xu hướng ngân hàng mở (Open Banking). Theo các chuyên gia, nếu ngân hàng không lồng ghép hoạt động của mình vào quy trình hàng ngày của khách hàng thì sẽ nhanh chóng bị đào thải sang một bên.

Golden Imperial Hotel – Điểm nhấn giữa trái tim thành phố ngàn hoa

Golden Imperial Hotel – Điểm nhấn giữa trái tim thành phố ngàn hoa

(VNF) - Golden Imperial Hotel được xem là khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Với sự hiện diện của những kiến trúc mới đã tô điểm cho thành phố và hứa hẹn ghi dấu thêm một biểu tượng mới – biểu tượng của sự giao thoa.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Ai được rút và tối đa bao nhiêu tiền?

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Ai được rút và tối đa bao nhiêu tiền?

(VNF) - Hôm nay, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nội dung được quan tâm là phương án rút BHXH một lần hợp lý nhất và rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu

Thang máy thiết bị Thăng Long bị truy thu, xử phạt thuế hơn 3 tỷ đồng

Thang máy thiết bị Thăng Long bị truy thu, xử phạt thuế hơn 3 tỷ đồng

(VNF) - Cục thuế thành phố Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra thuế tại Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long (Thang máy thiết bị Thăng Long – TLE). Theo đó, đơn vị này tồn tại một số nội dung về kê khai và nộp thuế dẫn như lập hóa đơn không đúng thời điểm, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn giảm, hoàn.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.

Hiện trạng tòa nhà xây không phép ở sân golf trung tâm Đà Lạt

Hiện trạng tòa nhà xây không phép ở sân golf trung tâm Đà Lạt

(VNF) - Công trình tòa nhà câu lạc bộ golf Đồi Cù ở Đà Lạt (Lâm Đồng) dừng thi công, chỉ bảo vệ túc trực, sau khi bị chính quyền xác định xây sai phép và không phép.

Trung Quốc và 'ván bài' AI

Trung Quốc và 'ván bài' AI

(VNF) - Vào cuối những năm 70, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố “khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất chính” của Trung Quốc. Thời điểm đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng khoa học công nghệ là yếu tố then chốt để phát triển nền kinh tế sau cải cách và nghiên cứu khoa học sẽ dẫn dắt công cuộc xây dựng kinh tế của quốc gia này.

Fintech khó sáng tạo khi chưa rõ hành lang pháp lý

Fintech khó sáng tạo khi chưa rõ hành lang pháp lý

(VNF) - Tại Việt Nam, các quy định chỉ mới đáp ứng được một phần cho sự phát triển của fintech trong các hoạt động liên quan đến ngân hàng, thanh toán, chưa đề cập đến các lĩnh vực khác đang trở thành xu hướng của fintech thế giới như đầu tư, quản lý tài sản, tiền mã hóa…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.