Hứng chịu hàng ngàn lệnh trừng phạt, kinh tế Nga chống chọi ra sao?
(VNF) - Các quốc gia đã áp đặt hàng nghìn lệnh trừng phạt lên Nga kể từ khi nước này đưa quân tới Ukraine vào đầu năm 2022, nhưng hơn hai năm sau, nền kinh tế Nga vẫn đang phát triển.
- Nga tăng lãi suất lên mức lịch sử 21%, quyết liệt kiềm chế lạm phát 26/10/2024 09:15
Hơn 5.000 lệnh trừng phạt
Vào năm 2022, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia về kinh tế quốc tế tại Nhà Trắng Daleep Singh - người được một số phương tiện truyền thông mô tả là “kiến trúc sư của các lệnh trừng phạt Nga”, đã dự đoán rằng chúng sẽ khiến nền kinh tế Nga phải khuất phục. Nhưng nền kinh tế Nga được dự đoán sẽ tăng trưởng hơn 3% trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cao hơn cả Mỹ và châu Âu.

Theo ông Daleep Singh, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tăng tốc chi tiêu để thúc đẩy cỗ máy chiến sự. Kế hoạch của ông đi kèm với chi phí lạm phát cao ngất ngưởng khoảng 9% và lãi suất lên tới 21%.
"Tôi không nghĩ bất kỳ ai nên nhầm lẫn sự phục hồi của Nga với khả năng phục hồi. Nhìn bề ngoài, nền kinh tế Nga có vẻ như là một pháo đài, nhưng bên dưới nền tảng lại rất mong manh ", ông Singh nhận định.
Sau khi Nga đưa quân tới Ukraine, 45 quốc gia đã áp dụng hơn 5.000 lệnh trừng phạt đối với các quan chức, tổ chức và công ty Nga, nhắm vào mọi thứ từ kim cương và chất bán dẫn cho đến cả Tổng thống Nga Vadimir Putin. Ông Putin gọi đó là "cuộc chiến chớp nhoáng về kinh tế".
Trong vòng một tuần sau khi xung đột bùng nổ, Mỹ và các đồng minh đã chặn ngân hàng trung ương Nga tiếp cận 300 tỷ USD mà nước này cất giấu trên khắp thế giới và đóng băng các tài khoản ngân hàng nước ngoài của hàng chục tỷ phú người Nga.
Các quốc gia G7 cũng muốn hạn chế nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Nga mà không ảnh hưởng quá lớn tới thị trường do lo ngại tình trạng thiếu hụt sẽ gây ra sự tăng giá toàn cầu. Thay vào đó, họ áp đặt mức giá trần 60 USD một thùng cho tất cả dầu thô của Nga.
Nga lách trừng phạt
Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới và năm nay, bất chấp mức giá trần, doanh thu dầu khí của Nga dự kiến sẽ tăng 2,6% lên gần 240 tỷ USD. Điện Kremlin đã lách mức giá trần bằng cách sử dụng “hạm đội bóng tối”.
Hạm đội này được sử dụng để vận chuyển một triệu thùng dầu mỗi ngày. Thuật ngữ “bóng tối” hay ám chỉ các tàu cũ kỹ có chủ sở hữu không rõ ràng, chuyên vận chuyển dầu để trốn tránh lệnh trừng phạt.
Theo ông Samir Madani, người điều hành một công ty từ Stockholm chuyên theo dõi tàu chở dầu cho khách hàng quốc tế, các vụ chuyển nhượng đóng vai trò như một lớp che giấu bổ sung. Ông cho biết hạm đội bóng tối của Nga bao gồm khoảng 200 tàu.
Ông Madani cho biết, phần lớn dầu rời khỏi Nga hiện nay đều đi đến Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Một phân tích của 60 Minutes về dữ liệu trong 4 năm của Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy giá trị nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã tăng hơn 2.000% kể từ khi chiến sự nổ ra tại Ukraine.
Phần lớn lượng dầu thô đó được chuyển đến một cảng của Ấn Độ có tên là Sikka, nơi dầu được tinh chế thành các sản phẩm dầu khác, chẳng hạn như xăng. Những sản phẩm đó không nhất thiết phải ở lại Ấn Độ.
Ông Madani đã theo dõi một tàu chở dầu tinh chế từ Sikka, cảng của Ấn Độ, khi nó đi vòng qua mũi châu Phi và băng qua Đại Tây Dương trước khi đến New York. Ông Madani cho biết điều này xảy ra khoảng hai lần một tháng.
"Sau khi được tinh chế, nó sẽ không thể truy tìm được nữa", ông Madani cho hay.
Giải pháp của Nga đang có hiệu quả. Hầu như toàn bộ dầu thô của nước này đều được bán với giá cao hơn giá trần.
Ông Singh cho biết để ngăn chặn hạm đội bóng tối cần phải xác định các tàu và công khai rằng chúng phải chịu lệnh trừng phạt.
"Những gì chúng tôi đang cố gắng cân bằng ngay bây giờ là tiếp tục đưa thị trường dầu mỏ toàn cầu vào trạng thái cân bằng, tiếp tục có động thái giảm lạm phát trên toàn thế giới và duy trì sự thống nhất", ông Singh cho biết.
Nguồn thu từ uranium
Không chỉ Ấn Độ thúc đẩy nền kinh tế Nga, bản thân Mỹ cũng đóng một vai trò không nhỏ. Hầu hết uranium làm giàu mà Mỹ hiện có nguồn gốc từ nước ngoài, với khoảng 1/4 uranium làm giàu vào Mỹ đến từ Nga, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Năm 1993, Nga và Mỹ đã ký một thỏa thuận kéo dài 20 năm, được gọi là Megatons to Megawatts, theo đó Mỹ đồng ý mua uranium làm giàu từ Nga sau khi nước này ngừng sản xuất uranium làm giàu của riêng mình - một loại nhiên liệu quan trọng cho các nhà máy điện hạt nhân - khoảng một thập kỷ trước.
Mỹ đang trả cho Nga khoảng 1 tỷ USD một năm để mua uranium làm giàu giúp vận hành 94 lò phản ứng hạt nhân cung cấp khoảng 20% nhu cầu năng lượng của Mỹ. Quốc hội vào tháng 5 đã cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga, nhưng có một quy trình miễn trừ được áp dụng cho đến năm 2028.
Năm ngoái, công ty năng lượng Centrus đã bắt đầu làm giàu uranium bên trong một cơ sở ở Piketon, Ohio. Đây là công ty Mỹ duy nhất có khả năng đó.
Sử dụng máy ly tâm cao 40 feet, Centrus quay khí uranium cho đến khi nó được làm giàu và có thể được sử dụng làm nhiên liệu hạt nhân. Nhưng 16 máy ly tâm của công ty chỉ có thể tạo ra một phần nhỏ uranium làm giàu mà Mỹ cần.
Centrus muốn xây dựng thêm 11.000 máy ly tâm nữa. Tổng giám đốc điều hành Amir Vexler ước tính rằng, theo kịch bản tốt nhất, sẽ mất sáu đến bảy năm để đạt công suất tối đa và chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào Nga.
Các công ty Nga chuyển hướng
Các công ty ở Nga đã nhanh chóng thích ứng khi chiến sự nổ ra. Sau khi một số công ty phương Tây rút khỏi Nga hoặc ngừng hoạt động ở đó, các phiên bản của Nga đã nhanh chóng thay thế chúng. Thay vì Starbucks, giờ đây có Stars Coffee ; thay vì Zara, có Maag; và thay vì Coca Cola, có Dobry Cola.
Ông Richard Connolly, thành viên cộng tác tại Viện Royal United Services ở London và là chuyên gia về kinh tế Nga, cho biết trốn tránh lệnh trừng phạt đã trở thành một ngành kinh doanh riêng ở Nga.
"Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký tại Nga đang ở mức cao nhất mọi thời đại", ông Connolly nhận định.
Hàng hóa phương Tây bị cấm vẫn được đưa vào Nga. Hầu hết hàng hóa mà người Nga có thể tiếp cận trước khi chiến sự nổ ra hiện vẫn có sẵn, ông Connolly cho biết.
Cũng theo ông Connolly, trong khi các lệnh trừng phạt cấm bán xe hơi như Mercedes hay Chrysler cho Nga, chúng vẫn được đưa vào Nga thông qua các bên thứ ba, chẳng hạn như Georgia, Kazakhstan và Trung Quốc. Giá cao hơn vì tuyến đường nhập khẩu vòng vo, nhưng vẫn có những người Nga giàu có sẵn sàng trả tiền.
Ông Connolly cho biết nhiều doanh nghiệp nhỏ của Nga có động lực mua hàng hóa trên thị trường nước ngoài từ các quốc gia đang trừng phạt, đưa chúng về Nga và bán với mức giá rất cao.
Kể từ khi chiến sự bắt đầu và các lệnh trừng phạt được đưa ra, quỹ đạo kinh tế đã thay đổi. “Đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất của Nga trong một giai đoạn liên tiếp trong hơn một thập kỷ”, ông Connolly nói.
"Liệu họ có thể duy trì được điều đó theo thời gian hay không tất nhiên vẫn là câu hỏi lớn", ông Connolly nhận định thêm,
Kinh tế Nga đối mặt thảm họa nhân khẩu học
- Giá liên tục phá đỉnh, vàng là khoản đầu tư hấp dẫn nhất thế giới 28/10/2024 08:00
- Lợi nhuận của Mercedes giảm một nửa khi Trung Quốc ‘lánh xa’ hàng xa xỉ 26/10/2024 08:45
- Động thái mới của phương Tây nhằm làm tê liệt nền kinh tế chiến sự của Nga 25/10/2024 03:17
Mỹ sắp công bố loạt thoả thuận thuế quan trước 'giới hạn đỏ'
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết thỏa thuận thương mại với nhiều quốc gia có thể được Mỹ công bố trước khi thời hạn 90 ngày hoãn áp thuế đối ứng kết thúc.
Youtuber MrBeast trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 27
(VNF) - Nhà sáng tạo nội dung Youtube Jimmy Donaldson, được biết đến nhiều hơn với cái tên MrBeast, mới đây đã trở thành tỷ phú tự thân duy nhất dưới 30 tuổi trên thế giới với khối tài sản 1 tỷ USD.
Đồng USD chật vật để phục hồi kể từ 'Ngày giải phóng'
(VNF) - Đồng USD chật vật để phục hồi kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế “Ngày giải phóng” vào đầu tháng 4. Nhiều nhà phân tích nhận định rằng đà suy yếu của đồng bạc xanh vẫn chưa dừng lại, dù vị thế là đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới của nó có vẻ vẫn an toàn trong ngắn hạn.
Chính quyền Mỹ cấm Harvard tuyển sinh viên quốc tế
(VNF) - Ngày 22/5, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã ra lệnh chấm dứt chứng nhận Chương trình Sinh viên và Trao đổi (SEVP) của Harvard, cấm đại học này tiếp nhận sinh viên nước ngoài – nhóm chiếm hơn 1/4 tổng số sinh viên của trường.
Giá Bitcoin bùng nổ, lập đỉnh gần 112.000 USD
(VNF) - Chưa đầy 24 giờ trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tổ chức bữa tiệc chiêu đãi giới đầu tư tiền điện tử, giá Bitcoin đã bất ngờ thiết lập mức cao kỷ lục mới gần 112.000 USD. Diễn biến này được cho là sẽ củng cố mạnh mẽ danh tiếng của ông Trump với vai trò là người ủng hộ tài sản số.
Kinh tế suy giảm là nguyên nhân buộc Nga tham gia đàm phán?
(VNF) - Trong khi dư luận quốc tế đang chờ đợi một giải pháp ngoại giao cho căng thẳng kéo dài giữa Nga và Ukraine, một yếu tố đang âm thầm tạo áp lực lên Moscow. Sự kết hợp giữa tăng trưởng giảm tốc, lạm phát kéo dài, giá dầu lao dốc và ngân sách nhà nước thâm hụt đang đặt Nga trước những giới hạn tài chính đáng lo ngại. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây có thể là nhân tố buộc chính quyền nước này phải cân nhắc nghiêm túc việc thay đổi chiến lược.
Mỹ Latinh: 'Chiến trường' mới giữa Mỹ và Trung Quốc
(VNF) - Với sức mạnh kinh tế áp đảo tại Mỹ Latinh, Trung Quốc không ngần ngại thách thức sự thống trị của Mỹ tại chính "sân sau" của nước này.
Giá gạo tăng gần gấp đôi, Nhật Bản đối mặt cơn bão lạm phát
(VNF) - Lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã tăng lên 3,5% trong tháng 4, là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/2023 và đánh dấu tháng thứ 37 liên tiếp lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Nguyên nhân đẩy lạm phát lên cao là do giá gạo tăng vọt, trong khi BOJ đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch tăng lãi suất để theo dõi tác động của các mức thuế mới từ Mỹ.
World Bank: Việt Nam cần ‘một cú hích thể chế mang tính đột phá’
(VNF) - Theo hai báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (World Bank), để hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường chiều sâu cải cách thể chế, đồng thời thúc đẩy mô hình phát triển xanh hơn.
Cam kết 500 triệu USD: Trung Quốc thay Mỹ thành nhà tài trợ lớn nhất cho WHO
(VNF) - Trung Quốc đã cam kết tài trợ 500 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chuẩn bị thay thế Mỹ trở thành nhà tài trợ quốc gia hàng đầu của tổ chức này.
'Nội soi' cung điện 'bay' 400 triệu USD mà Qatar tặng T.T Trump
(VNF) - Nhìn bên ngoài, chiếc Boeing 747-8 mà hoàng gia Qatar tặng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể trông giống mọi chiếc 747 khác. Tuy nhiên, bên trong máy bay là sự tráng lệ hiếm thấy, với sảnh chờ, phòng khách, phòng ăn, các phòng ngủ có phòng tắm riêng,... hệt như một cung điện trên không.
Mỹ sắp cấp ‘thẻ vàng’ nhập cư 5 triệu USD: Chiến lược thu hút vốn giữa cơn khát ngân sách
(VNF) - Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Mỹ đã vượt 1.000 tỷ USD chỉ sau 7 tháng và nợ công chạm mốc 36.000 tỷ USD, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị tung ra chương trình “thẻ vàng thị thực” trị giá 5 triệu USD nhằm thu hút giới siêu giàu toàn cầu.
Giá Bitcoin tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại
(VNF) - Giá Bitcoin, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới, vừa thiết lập mức cao kỷ lục mới 110.000 USD, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1 năm nay. Đà tăng này diễn ra trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo mạnh do lo ngại về cuộc chiến thuế quan trong tháng trước.
‘Gã khổng lồ’ pin Trung Quốc CATL nhắm mục tiêu thống trị thế giới
(VNF) - Là nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới, CATL không chỉ thống trị thị trường nội địa mà còn đang từng bước mở rộng ảnh hưởng toàn cầu với tham vọng trở thành “ông vua” trong ngành công nghiệp năng lượng sạch.
Nhật Bản: Bộ trưởng ‘mất ghế’ hậu tuyên bố ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
(VNF) - Tuyên bố "chưa bao giờ phải mua gạo" đã khiến Bộ trưởng Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp và Thủy sản Nhật Bản phải từ chức trong bối cảnh chính phủ nước này đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng giá gạo nghiêm trọng.
Làn sóng Covid-19 mới tấn công Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan
(VNF) - Sau một thời gian dài tương đối ổn định, số ca mắc Covid-19 đang gia tăng trở lại tại nhiều quốc gia châu Á. Trong khi Hồng Kông, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về số ca nhiễm và nhập viện, Ấn Độ hiện ghi nhận mức tăng nhẹ. Tuy nhiên, các cơ quan y tế vẫn duy trì cảnh giác trước nguy cơ bùng phát trên diện rộng do các biến thể mới xuất hiện.
Thế hệ kế thừa Trung Quốc – ‘mỏ vàng’ mới của các ngân hàng tư nhân Singapore
(VNF) - Thế hệ kế thừa Trung Quốc, những người trẻ tuổi sinh ra trong các gia đình giàu có, đang trở thành tâm điểm săn đón của các ngân hàng Singapore. Thông qua các chương trình huấn luyện tài chính tinh hoa, các ngân hàng kỳ vọng xây dựng mối quan hệ lâu dài với lớp khách hàng kế cận, vốn được ví như “mỏ vàng” mới của ngành quản lý tài sản.
Thoả thuận đình chiến Mỹ - Trung có dấu hiệu rạn nứt
(VNF) - Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang khi Bắc Kinh cảnh báo sẽ có biện pháp cứng rắn với bất kỳ ai thực thi lệnh hạn chế chip AI của Huawei theo quy định mới từ Washington. Động thái này cho thấy thỏa thuận đình chiến thuế quan giữa hai nước đang đứng trước nguy cơ rạn nứt nghiêm trọng.
Năng lượng Trung Quốc: 'Tấm khiên chiến lược' trong thương chiến với Mỹ
(VNF) - Từ một nước phụ thuộc năng lượng vào nước ngoài, Trung Quốc đang trong lộ trình trở thành “quốc gia điện lực” đầu tiên trên thế giới. Sức mạnh to lớn về mặt năng lượng được xem là "tấm khiên chiến lược" của nước này trong thương chiến với Mỹ.
Xuất khẩu iPhone từ Trung Quốc sang Mỹ chạm đáy 14 năm vì căng thẳng thuế quan
(VNF) - Một báo cáo mới công bố cho thấy lượng iPhone và thiết bị di động của Apple xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Trung Quốc 'trình làng' đội xe khai thác mỏ không người lái lớn nhất thế giới
(VNF) - Tập đoàn Trung Quốc Huaneng Group mới đây đã ra mắt đội 100 xe khai thác mỏ chạy bằng điện không người lái lớn nhất thế giới, tích hợp 5G-A và AI.
Nvidia ‘đau đớn’ vì bị siết xuất khẩu chip sang Trung Quốc, ước thiệt hại 15 tỷ USD
(VNF) - Lệnh cấm xuất khẩu dòng chip AI H20 sang Trung Quốc do chính quyền Mỹ ban hành đã giáng đòn mạnh vào Nvidia, khiến “gã khổng lồ” công nghệ này thiệt hại tới 15 tỷ USD. CEO Jensen Huang gọi lệnh cấm này là “vô cùng đau đớn” và cảnh báo rằng việc siết chặt kiểm soát công nghệ sẽ không thể ngăn cản Trung Quốc phát triển trí tuệ nhân tạo.
TT Trump gia tăng sức ép lên Hàn Quốc, theo đuổi ‘thỏa thuận trọn gói’
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng sức ép lên Hàn Quốc khi đưa ra “thỏa thuận trọn gói”, kết hợp các vấn đề thương mại, thuế quan và chia sẻ chi phí quốc phòng vào một khuôn khổ đàm phán duy nhất.
Vừa đạt thỏa thuận đình chiến, Mỹ - Trung lại ‘nổi sóng’
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 19/5 tuyên bố những động thái gần đây của Mỹ đã làm suy yếu nghiêm trọng sự đồng thuận đạt được tại các cuộc đàm phán song phương cấp cao ở Geneva (Thụy Sĩ), đồng thời cam kết sẽ có các biện pháp kiên quyết nếu Mỹ tiếp tục gây tổn hại "đáng kể" đến lợi ích của Trung Quốc.
Doanh nghiệp Úc đe dọa thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc
(VNF) - Trong khi Trung Quốc đang chật vật trong cuộc chiến thương mại thuế quan với Mỹ, một công ty ít tên tuổi của Úc đang vươn lên mạnh mẽ, đặt ra thách thức vị thế thống trị đất hiếm của Bắc Kinh.
Mỹ sắp công bố loạt thoả thuận thuế quan trước 'giới hạn đỏ'
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết thỏa thuận thương mại với nhiều quốc gia có thể được Mỹ công bố trước khi thời hạn 90 ngày hoãn áp thuế đối ứng kết thúc.
Cận cảnh khu đất vàng khiến 2 cựu Chủ tịch Khánh Hòa vướng lao lý
(VNF) - Khu đất hơn 20.100m2 tại số 28E Trần Phú, TP. Nha Trang từng được giao cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang thực hiện dự án Nha Trang Golden Gate. Do liên quan đến vụ án sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài sản công, dự án rơi vào tình trạng dang dở, hoang hóa.